Luận Văn Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

    Ngân sách nhà nước (NSNN) là dự toán hàng năm về toàn bộ các nguồn tài chính được huy động cho Nhà nước và sử dụng các nguồn tài chính đó nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước do Hiến pháp qui định.
    Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng qui mô đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Qui mô và cơ cấu thu chi NSNN tác động mạnh mẽ đến quan hệ cung cầu trên thị trường và thông qua đó tác động đến nền kinh tế. Thông qua việc phân bổ NSNN, Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phát triển bền vững và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội (KTXH). NSNN là công cụ kinh tế để Nhà nước thực hiện việc quản lý, kiểm soát nền kinh tế. NSNN trực tiếp đầu tư phát triển (ĐTPT) nguồn nhân lực, trí lực (giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học .) thực hiện nhiệm vụ phát triển xã hội.
    Điều đó cho thấy việc phân bổ sử dụng có hiệu quả vốn NSNN của quốc gia nói chung và của các địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng KTXH của mình.
    Luật NSNN (2002) trao thêm quyền tự chủ về ngân sách (NS) cho các địa phương. Theo đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý NSNN cho chính quyền các cấp; xây dựng định mức phân bổ ngân sách (ĐMPBNS) và mức phân bổ NS cho các ngành, các cấp. Các ĐMPBNS cho NS cấp huyện, xã được xây dựng và áp dụng cho mỗi giai đoạn ổn định NS (3-5 năm). Việc xây dựng đầy đủ các ĐMPBNS ở tất cả các lĩnh vực là việc làm hoàn toàn mới.
    Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc nào đề cập đến phương pháp phân bổ NSNN ở địa phương. Chưa có tài liệu nào có thể cung cấp các căn cứ khoa học hoặc cơ sở, phương pháp giúp cho Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh trong việc xây dựng ĐMPBNS. Việc phân bổ NSNN chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cách thức phân bổ của những năm trước (phân bổ NS tăng dần hàng năm) hoặc mô phỏng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ĐMPBNS chi thường xuyên giữa ngân sách trung ương (NSTW) với ngân sách địa phương (NSĐP). Thậm chí việc phân bổ còn phụ thuộc nhiều vào ý chủ quan của người quản lý, chưa hình thành căn cứ, tiêu chí, phương pháp phân bổ một cách khoa học nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch trong quá trình phân bổ NSNN, gắn chặt với việc triển khai thực hiện kế hoạch KTXH và hiệu quả đầu ra, kết quả .
    Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010” nhằm góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển KTXH là cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn đang đặt ra hiện nay.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    + Mục tiêu chung
    Trên cơ sở qui trình lập dự toán NSNN, tình hình phân bổ vốn đầu tư, định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN hiện hành để đánh giá kết quả phân bổ NSNN phân theo ngành từ năm 2001 đến 2006. Xây dựng căn cứ, tiêu chí, phương pháp phân bổ NSNN cho các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố đảm bảo công bằng, minh bạch, phát huy hiệu quả sử dụng vốn và góp phần đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện một cách tốt nhất kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh đến năm 2010.
    + Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NSNN; phân bổ NSNN. Cung cấp cơ sở phương pháp luận về xây dựng ĐMPBNS giúp cho HĐND và UBND các địa phương có cơ sở vận dụng, thiết lập các ĐMPBNS trong phạm vi quản lý của mình.
    - Đánh giá thực trạng công tác phân bổ NSNN và những kết quả đạt được, những bất cập, tồn tại trong việc sử dụng NSNN giai đoạn 2001 - 2006.
    - Xác định định hướng phân bổ NSNN cho các ngành; xây dựng các căn cứ, tiêu chí, phương pháp phân bổ.
    - Thông qua công tác phân bổ NS để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch KTXH gắn kết kế hoạch với NS nhằm triển khai thực hiện.
    - Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các giải pháp nhằm đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn phân bổ NSNN ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phân bổ, giám sát, quyết định NSNN của HĐND, UBND, cơ quan tài chính các cấp.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Đối tượng nghiên cứu là lý luận và thực tiễn công tác phân bổ NSNN ở Tỉnh Thừa Thiên Huế.
    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là công tác phân bổ NSNN chi cho ĐTPT, chi thường xuyên giai đoạn 2001 - 2006; các giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ NSNN tỉnh nhằm thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng của Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 - 2010.
    4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 4 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước.
    Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh giai đoạn 2001 - 2006.
    Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2007 - 2010.



    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iii
    Danh mục các bảng biểu v
    Danh mục các biểu đồ vi


    MỞ ĐẦU 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 3

    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5
    1.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5
    1.1.1 Khái niệm 5
    1.1.2 Nội dung thu, chi ngân sách nhà nước 5
    1.1.2.1 Thu ngân sách nhà nước 5
    1.1.2.2 Nội dung chi ngân sách nhà nước 6
    1.1.2.2.1 Chi đầu tư phát triển 6
    1.1.2.2.2 Chi thường xuyên 8
    1.1.3 Cơ cấu ngân sách nhà nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội 11
    1.2 QUI TRÌNH PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 15
    1.2.1 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 15
    1.2.2 Lập dự toán, phân bổ ngân sách nhà nước 17
    1.2.2.1 Lập dự toán, phân bổ vốn đầu tư phát triển 17
    1.2.2.1.1 Căn cứ lập, tổng hợp và trình phê duyệt dự toán 17
    1.2.2.1.2 Phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển 18
    1.2.2.2 Lập dự toán, phân bổ chi thường xuyên 19
    1.2.2.2.1 Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên 19
    1.2.2.2.1 Các phương pháp xác định dự toán chi thường xuyên
    của ngân sách nhà nước 21
    1.2.2.3 Quy trình lập dự toán, phân bổ ngân sách nhà nước 26
    1.2.3 Chấp hành ngân sách nhà nước 28
    1.2.3.1 Mục tiêu của chấp hành ngân sách nhà nước 28
    1.2.3.2 Nội dung tổ chức chấp hành ngân sách nhà nước 28
    1.2.3.3 Quản lý quá trình sử dụng ngân sách nhà nước 29
    1.2.3.3.1 Yêu cầu 29
    1.2.3.3.2 Biện pháp quản lý 30
    1.2.4 Định hướng xây dựng, hoàn thiện định mức phân bổ ngân sách nhà nước và phương thức phân bổ ngân sách theo đầu ra, kết quả ở Việt Nam 30
    1.2.4.1 Về lập ngân sách theo đầu ra, kết quả 30
    1.2.4.2 Cơ sở pháp lý của quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả 31
    1.2.4.3 Những vấn đề đặt ra khi xây dựng định mức phân bổ ngân sách
    nhà nước và chuyển dần quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả 33
    CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU 37

    2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 37
    2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội 37
    2.1.1.1 Vị trí địa lý 37
    2.1.1.2 Dân số và cơ cấu hành chính 37
    2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 38
    2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2001 – 2006 39
    2.1.2.1 Những thành tựu đã đạt được 39
    2.1.2.1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế và xã hội 39
    2.1.2.1.2 Về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 39
    2.1.2.1.3 Về kết quả đầu tư 42
    2.1.2.1.4 Về kết cấu hạ tầng 42
    2.1.2.1.5 Văn hóa - xã hội tiến bộ, kết hợp hài hòa với bảo tồn và phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt 43
    2.1.2.2 Những tồn tại 44
    2.1.2.2.1 Qui mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, đổi mới kinh tế thiếu đồng bộ, chưa tạo được những đột phá mới 44
    2.1.2.2.2 Văn hóa - xã hội phát triển chưa ngang tầm với lợi thế so sánh của tỉnh, chưa giải quyết tốt nhiều vấn đề xã hội bức xúc 46
    2.2 CÁC CƠ QUAN THAM GIA QUÁ TRÌNH PHÂN BỔ NGÂN SÁCH
    NHÀ NƯỚC 46
    2.2.1 Cơ quan tham mưu phân bổ 46
    2.2.1.1 Cơ quan tài chính các cấp 46
    2.2.1.1.1 Sở Tài chính 46
    2.2.1.1.2 Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện, thành phố 49
    2.2.1.1.3 Ban Tài chính xã, phường, thị trấn 49
    2.2.1.2 Cơ quan Kế hoạch và Đầu tư 50
    2.2.1.3 Ủy ban nhân dân các cấp 50
    2.2.1.4 Hội đồng nhân dân các cấp 51
    2.2.1.5 Đơn vị dự toán ngân sách 52
    2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52
    2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 53
    2.3.1.1 Số liệu 53
    2.3.1.2 Tài liệu 53
    2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 53
    2.3.2.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 53
    2.3.2.2 Phương pháp phân tích thống kê 54

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
    TỈNH GIAI ĐOẠN 2001 – 2006 56
    3.1 THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁC NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH
    NHÀ NƯỚC 56
    3.1.1 Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương 56
    3.1.2 Phân cấp quản lý chương trình mục tiêu quốc gia 58
    3.2 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
    GIAI ĐOẠN 2001 – 2006 59
    3.2.1 Thực trạng về tuân thủ về thời hạn lập và phân bổ dự toán 59
    3.2.2 Thực trạng tuân thủ về qui trình lập và giao dự toán 61
    3.2.2.1 Ban hành văn bản hướng dẫn dự toán 61
    3.2.2.2 Về căn cứ lập dự toán 63
    3.2.2.2.1 Vốn đầu tư phát triển 63
    3.2.2.2.2 Chi thường xuyên 64
    3.2.3 Thực trạng về chất lượng của các báo cáo dự toán 65
    3.3 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ
    NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 66
    3.3.1 Kết quả điều tra, đánh giá hệ thống phân bổ ngân sách nhà nước 66
    3.3.2 Tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển 67
    3.3.3 Tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên 67
    3.3.3.1 Định mức chi quản lý hành chính 68
    3.3.3.2 Định mức chi sự nghiệp giáo dục 69
    3.3.3.3 Chi sự nghiệp đào tạo 70
    3.3.3.4 Chi sự nghiệp chi sự nghiệp y tế xã 71
    3.3.3.5 Định mức chi các sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao 71
    3.3.3.6 Định mức chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình 72
    3.3.3.7 Định mức chi đảm bảo xã hội 72
    3.3.3.8 Định mức chi quốc phòng, an ninh 73
    3.3.3.9 Định mức chi sự nghiệp kinh tế 74
    3.3.4. Đánh giá hệ thống định mức phân bổ 75
    3.3.4.1 Những điểm tích cực của định mức phân bổ chi thường xuyên 75
    3.3.4.2 Những vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu 76
    3.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
    GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 77
    3.4.1 Thực trạng phân bổ vốn đầu tư phát triển 77
    3.4.1.1 Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư 78
    3.4.1.1.1 Kết quả 78
    3.4.1.1.2 Những bất cập, tồn tại 79
    3.4.2 Thực trạng phân bổ ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên 80
    3.4.2.1 Thực trạng phân bổ kinh phí chi thường xuyên của ngân sách
    nhà nước 80
    3.4.2.1.1 Những kết quả tích cực 81
    3.4.2.1.2 Những bất cập, tồn tại 82
    3.4.3 Thực trạng phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia và vốn bổ sung theo mục tiêu của Chính phủ 83
    3.4.4 Nhận diện những nhu cầu chi quan trọng nhưng chưa được quan tâm bố trí vốn hợp lý 85
    3.5 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VIỆC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
    TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2001-2006 86
    3.5.1 Khu vực nông lâm thuỷ sản 88
    3.5.2 Khu vực công nghiệp xây dựng 89
    3.5.3 Khu vực dịch vụ 90
    3.5.4 Phân tích cơ cấu theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và
    theo dự toán 93
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 96
    4.1 HOÀN THIỆN PHÂN CẤP CÁC NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 96
    4.1.1 Về phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương 96
    4.1.2 Về phân cấp quản lý chương trình mục tiêu quốc gia và một số nhiệm vụ chi theo mục tiêu 97
    4.2 HOÀN THIỆN QUI TRÌNH LẬP, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN
    NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 98
    4.2.1 Về thời hạn lập và phân bổ dự toán 98
    4.2.2 Về qui trình lập và giao dự toán 98
    4.2.3 Về căn cứ lập dự toán 99
    4.2.4 Nâng cao chất lượng các báo cáo dự toán 100
    4.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC PHỤC VỤ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2010 100
    4.4 HOÀN THIỆN CÁC CĂN CỨ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO
    CÁC NHIỆM VỤ CHI GIAI ĐOẠN 2007 -2010 104
    4.4.1 Hoàn thiện công tác phân bổ vốn đầu tư phát triển 104
    4.4.1.1 Công tác phân bổ chi đầu tư phát triển đối với các công trình, dự án do tỉnh trực tiếp quản lý 104
    4.4.1.1.1 Hoàn thiện việc xây dựng các nguyên tắc phân bổ 104
    4.4.1.1.2 Những ưu tiên phân bổ vốn đầu tư phát triển của ngân sách tỉnh 105
    4.4.1.2 Quản lý quá trình phân bổ, sử dụng vốn đầu tư theo qui định của Chính phủ 108
    4.4.1.3 Xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ chi ĐTPT cân đối ngân
    sách của các huyện 109
    4.4.1.3.1 Yêu cầu đối với tiêu chí và định mức phân bổ 109
    4.4.1.3.2 Tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách huyện 110
    4.4.1.3.3 Xác định số điểm của từng tiêu chí cụ thể 111
    4.4.1.3.4. Xác định mức vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách
    của từng huyện 113
    4.4.2 Công tác phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước 114
    4.2.2.1 Hoàn thiện việc xây dựng các nguyên tắc phân bổ 114
    4.4.2.2 Phương pháp xây dựng định mức phân bổ ngân sách 114
    4.4.2.3 Định mức phân bổ chi thường xuyên cho giai đoạn ổn định
    năm 2007 - 2010 117
    4.4.2.3.1 Lĩnh vực chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể 118
    4.4.2.3.2 Lĩnh vực chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 120
    4.4.2.3.3 Lĩnh vực chi sự nghiệp y tế 122
    4.2.2.3.4 Lĩnh vực chi sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh
    truyền hình, thể dục thể thao 122
    4.4.2.3.5 Lĩnh vực chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 123
    4.4.2.3.6 Lĩnh vực chi sự nghiệp an ninh quốc phòng 124
    4.4.2.3.7 Lĩnh vực chi sự nghiệp kinh tế 125
    4.5 CƠ CẤU PHÂN BỔ NHẰM GÓP PHẦN SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 126
    4.5.1 Cân đối thu chi ngân sách nhà nước 126
    4.5.2 Xây dựng cơ cấu phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh góp phần
    thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế và xã hội đến năm 2010 127
    4.5.2.1 Phân bổ vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước tỉnh giai đoạn 2007 - 2010 127
    4.5.2.2 Cơ cấu chi thường xuyên giai đoạn 2007 - 2010 129
    4.5.2.3.1 Khu vực nông lâm thủy sản 130
    4.5.2.3.2 Chi cho khu vực công nghiệp xây dựng 131
    4.5.2.3.3 Chi cho khu vực dịch vụ 132
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135
    1. KẾT LUẬN 135
    2. KIẾN NGHỊ 136
    2.1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh 136
    2.2 Cơ quan Tài chính các cấp 138
    2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư 138
    2.4. Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước 139
    DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...