Chuyên Đề Hoàn thiện công tác nguyên vật liệu tại nhà máy chế tạo thiết bị điện lạnh Đông Anh

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH ĐÔNG ANH

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

    1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
    1.1. Khái niệm nguyên vật liệu.
    Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm.


    1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu.
    Trong quá trình sản xuất, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất,dưới tác động của sức lao động ,chúng bị tiêu hao toàn bộ và thay đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu để tạo ra sản phẩm mới.
    Về mặt giá trị, khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên vật liệu chuyển một lần toàn bộ giá trị của nó vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.


    1.3. Vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
    Chi phí nguyên vật liệu có ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến động của giá thành. Chỉ cần sự biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm cho giá thành của sản phẩm biến động ảnh hưởng tới sự sống còn của doanh nghiệp. Một trong những giải pháp tối ưu cho vấn đề này đó là doanh nghiệp phải chú ý tới công tác quản lý đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Hai công tác này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau bởi vì: đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm và trong giá thành sản phẩm. Do cả số lượng và chất lượng sản phẩm đều bị chi phối bởi số vật liệu tạo ra nó. Nguyên vật liệu có đảm bảo chất lượng cao, đúng quy cách chủng loại thì chi phí về nguyên vật liệu mới được hạ thấp định mức tiêu hao trong quá trình sản xuất khi đó tạo ra sản phẩm mới, sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng và giá thành hạ. Trong một chừng mực nhất định, giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu nhằm tiết kiệm tối đa chi phí vật liệu trong sản xuất còn là cơ sở tăng thêm sản phẩm xã hội. Hơn nữa, còn tác động đến những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp: chỉ tiêu số lượng, chất lượng, giá thành, doanh thu, lợi nhuận


    1.4. Yêu cầu đối với công tác quản lý nguyên vật liệu
    Quản lý vật liệu có thể xem xét trên các khía cạnh sau:
    - Khâu thu mua: Phải quản lý về khối lượng, quản lý có hiệu quả, chống thất thoát vật liệu, việc thu mua theo đúng yêu cầu sử dụng, giá mua hợp lý, thích hợp với chi phí thu mua để hạ thấp giá thành sản phẩm.
    - Khâu bảo quản: Việc dự trữ vật liệu tại kho, bãi cần được thực hiện theo đúng chế độ quy định cho từng lọai vật liệu, phù hợp với tính chất lý hoá của mỗi loại, mỗi quy mô tổ chức của doanh nghiệp, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí vật liệu, đảm bảo an toàn là một trong các yêu cầu quản lý đối với vật liệu.
    - Khâu dự trữ : Mục đích của dự trữ là đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh không quá nhiều gây ứ đọng vốn nhưng không quá ít làm gián đoạn quá trình sản xuất. Hơn nữa, doanh nghiệp cần phải xây dựng định mức dự trữ cần thiết tối đa, tối thiểu cho sản xuất, xây dựng các định mức tiêu hao vật liệu.
    - Khâu sử dụng: Sử dụng tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở xác định mức và dự toán chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ cho doanh nghiệp. Do vậy, trong khâu sử dụng cần phải quán triệt nguyên tắc sử dụng đúng quy trình sản xuất, đảm bảo đúng mức quy định, sử dụng đúng quy trình sản xuất, đảm bảo tiết kiệm chi phí trong giá thành.


    1.5. Nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu .
    Để thực hiện chức năng giám đốc của kế toán xuất phát từ yêu cầu quản lý nguyên vật liệu Nhà nước đã xác định nhiệm vụ của kế toán như sau:
    - Ghi chép, tính toán phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng và giá trị của nguyên vật liệu nhập, xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
    - Phân bổ hợp lý chính xác giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
    - Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn
    kho, phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, kém phẩm chất để doanh
    nghiệp có biện pháp xử lý nhằm hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra.


    2. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU
    2.1. Phân loại nguyên vật liệu .
    Để phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán vật liệu, phải tiến hành phân loại vật liệu.
    - Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp thì nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:
    + Nguyên liệu, vật liệu chính : Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp, là cơ sở vật chấtchủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mới.
    + Vật liệu phụ: Là đối tượng lao động nhưng không phải là cơ sở vật chất chủ yếu để hình thành nên thực thể của sản phẩm mới.
    + Nhiên liệu : Phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất.
    + Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại phụ tùng, chi tiết dùng để thay thế sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải
    + Vật liệu khác: Là những vật liệu chưa được xếp vào các loại trên thường là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất hoặc phế liêu thu hồi.


    _ Căn cứ vào nguồn hình thành, nguyên vật liệu được chia thành :
    +Vật liệu mua ngoài
    + Vật liệu tự gia công, chế biến
    + Vật liệu từ các nguồn khác(được cấp, nhận góp vốn )


    2.2 Đánh giá nguyên vật liệu
    Đánh giá vật liệu là thước đo tiền tệ biểu hiện bằng giá trị của nó theo những nguyên tắc nhất định.


    2.2.1.Đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế.
    2.2.1.1 Giá thực tế nhập kho của vật liệu.
    Giá thực tế của vật liệu mua ngoài nhập kho:
    + Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
    + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phươnực tiếp
    + Đối với doanh nghiệp áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp
    Giá thực tế của vật liệu do doanh nghiệp tự gia công, chế biến:
    Giá thực tế của vật liệu do thuê ngoài gia công chế biến:
    Giá thực tế của vật liệu nhập kho do góp vốn liên doanh, góp cổ phần: Giá thực tế là giá trị vật liệu do các bên tham gia góp vốn hoặc hội đồng liên doanh đánh giá và chi phí vận chuyển khi tiếp nhận
    Đối với vật liệu được cấp thì giá trị thực tế được tính là giá trị của vật liệu đó ghi trên biên bản giao nhận và các chi phí phát sinh khi nhận
    Đối với vật liệu do được biếu tặng, được tài trợ: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá trị hợp lý cộng các chi phí khác phát sinh
    Đối với phế liệu thu hồi: được đánh giá theo giá ước tính hoặc giá thực tế (có thể bán được).


    2.2.1.2. Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho
     
Đang tải...