Luận Văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Chi nhánh Công ty TNHH 1 thành viên Cả

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, để tồn tại và phát triển
    vững chắc, doanh nghiệp cần có một hệ thống công cụ quản lý kinh tế phù hợp để
    giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn và đầy đủ hoạt động kinh doanh, từ đó đưa
    ra những quyết định kinh doanh hiệu quả
    Đã là nhà quản lý, dưới góc độ này hay góc độ khác, không ai là không quan
    tâm đến Báo cáo tài chính. Các nhà quản lý muốn nắm bắt, hiểu biết thấu đáo
    những thông tin mà Báo cáo tài chính phản ánh để từ đó phục vụ cho việc ra quyết
    định của mình. Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo được các nhà
    quản lý quan tâm hàng đầu. Bởi vì thông qua Bảng cân đối kế toán các nhà quản lý
    sẽ nắm bắt được toàn bộ sự tăng giảm tài sản cũng như nguồn hình thành tài sản
    của công ty.
    Nhận thấy được vị trí và tầm quan trọng đó, trong thời gian tìm hiểu thực tế ở
    Chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên Cảng Sài Gòn tại Hải Phòng, em đã mạnh
    dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối

    kế toán tại Chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên Cảng Sài Gòn tại Hải
    Phòng”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài viết được chia thành 3
    chương chính như sau:
    Chương 1: Cơ sơ lý luận về công tác lập và phân tích bảng CĐKT của Doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác lập bảng và phân tích bảng CĐKT tại
    chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên Cảng Sài Gòn tại Hải Phòng.
    Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng CĐKT
    tại chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên Cảng Sài Gòn tại Hải Phòng.
    Bài khóa luận của em được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của
    ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh, chị trong Công ty, đặc biệt là sự chỉ bảo tận
    tình của cô giáo Th.S Hòa Thị Thanh Hương. Tuy nhiên do còn hạn chế nhất
    định về trình độ và thời gian nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu
    sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để bài khóa luận
    của em được hoàn thiện hơn.
    1






    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH
    BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
    1.1/ Một số vấn đề chung về hệ thống Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
    1.1.1/ Khái niệm và sự cần thiết của Báo cáo tài chính (BCTC) trong công tác
    quản lý kinh tế
    1.1.1.1/ Khái niệm Báo cáo tài chính:
    BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và
    công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh
    nghiệp. Nó là phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của
    doanh nghiệp cho những người quan tâm. Cung cấp các thông tin kinh tế - tài
    chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích
    và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    Theo quy định hiện nay thì hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt
    Nam bao gồm 4 loại sau:
    + Bảng cân đối kế toán.
    + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
    + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
    + Thuyết minh báo cáo tài chính.
    1.1.1.2/ Sự cần thiết của BCTC trong công tác quản lý kinh tế
    Các nhà quản trị muốn đưa ra được các quyết định kinh doanh đúng đắn thì
    họ cần phải căn cứ vào điều kiện hiện tại và những dự đoán tương lai, dựa vào
    những thông tin có liên quan đến quá khứ và kết quả kinh doanh đạt được. Những
    thông tin đáng tin cậy đó do các doanh nghiệp lập các bảng tóm lược quá trình hoạt
    động cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt
    được. Các bảng này được gọi là các Báo cáo tài chính.
    Xét trên tầm vi mô, nếu không thiết lập hệ thống BCTC thì khi phân tích tình
    hình tài chính kế toán hoặc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ
    gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, các nhà đầu tư, chủ nợ, khách hàng, sẽ không có
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...