Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác lập, đọc và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới như hiện nay khi nền kinh tế
    Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đây là một cơ hội, một
    động lực lớn đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ cho các Doanh nghiệp Việt
    Nam, đòi hỏi các Doanh nghiệp cần phải năng động, tự chủ trong hoạt động kinh
    doanh và trong vấn đề tài chính. Phân tích tài chính mà cụ thể là phân tích Bảng cân
    đối kế toán được sử dụng như một công cụ đánh giá tài chính trong quá khứ, hiện tại,
    đánh giá rủi ro và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản trị
    doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh
    nghiệp đồng thời ra các quyết định kinh doanh một cách dễ dàng hơn.
    Tuy nhiên hiện nay, nhiều công ty chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của
    phân tích Báo cáo tài chính nói chung và Bảng cân đối kế toán nói riêng, do đó chưa
    chú trọng đầu tư cho hoạt động này, trong đó có Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương
    mại Thái Hưng. Vì vậy, công tác đọc và phân tích Bảng cân đối kế toán chưa hoàn
    thiện, gây khó khăn cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định kinh doanh.
    Qua quá trình thực tập và tìm hiểu về công tác kế toán tại Chi nhánh Công ty Cổ
    phần Thương mại Thái Hưng em nhận thấy việc lập, đọc và phân tích BCTC còn hạn
    chế: Chi nhánh Công ty chỉ dừng lại ở việc lập BCTC mà không tiến hành việc đọc và
    phân tích BCTC trong đó có Bảng cân đối kế toán. Đồng thời nhận thức được vị trí và
    tầm quan trọng của BCTC và phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp em đã
    mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác lập, đọc và phân tích Bảng
    cân đối kế toán tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng”
    2. Mục đích nghiên cứu.
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác lập, đọc và phân tích Bảng cân đối kế
    toán tại Doanh nghiệp.
    - Mô tả thực tế công tác lập, đọc và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Chi
    nhánh Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng.
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập, đọc và phân tích
    Bảng cân đối kế toán tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng.

    2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu:
    Nghiên cứu công tác lập, đọc và phân tích bảng cân đối kế toán.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Bảng cân đối kế toán của Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng
    năm 2010 và 2011
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Các phương pháp tác giả đã sử dụng để nghiên cứu.
    - Phương pháp tổng hợp cân đối;
    - Phương pháp so sánh;
    - Phương pháp tỷ lệ;
    - Nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến chuyên gia.
    5. Kết cấu của đề tài.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài còn bao gồm những nội dung sau:
    Chương 1: Một số lý luận chung về công tác lập, đọc và phân tích Bảng cân
    đối kế toán trong Doanh nghiệp
    Chương 2: Thực tế công tác lập, đọc và phân tích bảng cân đối kế toán tại Chi
    nhánh Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng
    Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác lập, đọc và phân
    tích bảng cân đối kế toán tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng.
    Đề tài này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên: Thạc
    sỹ Hòa Thị Thanh Hương, Ban lãnh đạo cùng các cán bộ kế toán phòng Tài chính –
    Kế toán Chi nhánh Công ty CPTM Thái Hưng.
    Do hiểu biết và thời gian còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu của em không tránh
    khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo từ các thầy
    cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    Tác giả

    Vi Thị Kim Huệ

    3
    CHƯƠNG 1
    MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP, ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH
    BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
    1.1. Một số vấn đề chung về hệ thống (BCTC) trong doanh nghiệp (DN)
    1.1.1. Khái niệm BCTC và sự cần thiết của BCTC trong công tác quản lý kinh tế
     Khái niệm BCTC
    BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh
    và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh
    nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của người sử dụng trong việc đưa ra các
    quyết định kinh tế
     Sự cần thiết của BCTC trong công tác quản lý kinh tế
    Các nhà lãnh đạo, nhà quản trị DN muốn đưa ra những quyết định kinh doanh
    đúng đắn, đều căn cứ vào những điều kiện hiện tại và những dự đoán trong tương lai,
    dựa trên những thông tin có liên quan đến quá khứ và kết quả kinh doanh mà DN đạt
    được. Những thông tin đáng tin cậy đó, các DN lập thành những bảng tóm lược được
    gọi tên là các “Báo cáo tài chính”
    Xét trên tầm vi mô, những thông tin mang lại từ BCTC giúp giảm thiểu rủi ro
    kinh tế cho các quyết định của lãnh đạo DN, của các nhà đầu tư các cổ đông, chủ nợ
    hay khách hàng .
    Xét trên tầm vĩ mô, Nhà nước sẽ không thể quản lý được hoạt động sản xuất
    kinh doanh của DN, của các ngành nghề kinh tế .khi không có BCTC. Điều này gây
    khó khăn cho Nhà nước trong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế thị trường đa thành
    phần
    Có thể khẳng định rằng hệ thống BCTC là thực sự cần thiết trong công tác quản
    lý kinh tế.
    1.1.2. Mục đích, vai trò của BCTC
    1.1.2.1. Mục đích của BCTC
    BCTC phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh
    doanh của một DN. Mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài
    chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một DN, đáp ứng nhu cầu hữu ích

    4
    cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt
    được mục đích này BCTC phải cung cấp những thông tin của một DN về:
     Tài sản (TS)
     Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
     Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
     Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
     Thuế và các khoản nộp nhà nước
     Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán
     Các luồng tiền
    Ngoài những thông tin này, DN còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản
    thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên BCTC tổng
    hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
    lập và trình bày BCTC
    1.1.2.2. Vai trò của BCTC
    BCTC cung cấp nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với bản thân các đối
    tượng bên trong DN như lãnh đạo DN, cổ đông, chủ sở hữu DN, người lao động; mà
    còn phục vụ các đối tượng bên ngoài DN như: Các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà
    đầu tư, Cơ quan kiểm toán và các đối tượng khác có liên quan
    Đối với nhà quản lý DN
    Các BCTC cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài
    sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanh trong một kì hoạt động để có thể đánh
    giá đúng đắn tình hình tài chính của DN. Từ đó đề
    ra cách giải quyết, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của DN trong
    tương lai
    Đối với cơ quan quản lý nhà nước
    BCTC cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ
    mô của nhà nước đối với nền kinh tế, giúp cho các cơ quan tài chính nhà nước thực
    hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động của DN, đồng thời làm cơ
    sở cho việc tính thuế và các khoản nộp khác của DN đối với ngân sách nhà nước.
    Đối với các nhà đầu tư và các chủ nợ

    5
    Các nhà đầu tư và các chủ nợ cần các thông tin tài chính để giám sát và bắt buộc
    các nhà quản lý phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra còn phục vụ
    cho việc ra các quyết định đầu tư và cho vay của họ.
    Đối với các kiểm toán viên độc lập
    Các nhà đầu tư và cung cấp tín dụng có lý do để lo lắng rằng các nhà quản lý có
    thể bóp méo các BCTC do họ cung cấp nhằm mục đích kiếm nguồn vốn hoạt động. Vì
    vậy, các nhà đầu tư và tín dụng đòi hỏi các nhà quản lý phải bỏ tiền ra thuê các kiểm
    toán viên độc lập để kiểm toán BCTC, các nhà quản lý đương nhiên phải chấp thuận
    vì họ cần vốn. Như vậy, BCTC đóng vai trò như là đối tượng của kiểm toán độc lập.
    1.1.3. Đối tượng áp dụng BCTC
    Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình DN thuộc các ngành
    và các thành phần kinh tế. Riêng các DN vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung
    tại phần này và những quy định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với DN vừa và nhỏ tại chế
    độ kế toán DN vừa và nhỏ.
    Việc lập và trình bày BCTC của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự được quy
    định bổ sung ở Chuẩn mực kế toán số 22: “Trình bày bổ sung BCTC của các ngân hàng và
    tổ chức tài chính tương tự” và các văn bản quy định cụ thể.
    Việc lập và trình bày BCTC của các DN, ngành đặc thù tuân thủ theo quy định tại
    chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.
    Công ty mẹ và tập đoàn lập BCTC hợp nhất phải tuân thủ quy định tại chuẩn mực kế
    toán “ BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.
    Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty Nhà
    nước hoạt động theo mô hình không có công ty con phải lập BCTC tổng hợp theo quy
    định tại Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25 “BCTC hợp
    nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.
    Hệ thống BCTC giữa niên độ được áp dụng cho các DNN, các DN niêm yết trên
    thị trường chứng khoán và các DN khác tự nguyện lập BCTC giữa niên độ.
    1.1.4. Yêu cầu lập và trình bày BCTC
    Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế
    toán số 21: “Trình bày BCTC” bao gồm:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...