Luận Văn hoàn thiện công tác kế toán xuất khẩu hàng hoá tại Công ty Xuất nhập khẩu Máy Hà Nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    hoàn thiện công tác kế toán xuất khẩu hàng hoá tại Công ty Xuất nhập khẩu Máy Hà Nội
    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
    VÀ KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
    KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
    1. Đặc điểm chung về kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá
    Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là việc bán hàng sản xuất, gia công trong nước hoặc hàng hoá nhập khẩu để tái xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua hợp đồng ngoại thương đã ký kết giữa các đơn vị kinh doanh trong nước với các tổ chức cá nhân nước ngoài hoặc giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ các quốc gia trên Thế giới.
    Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động bán hàng của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá.
    1.1 . Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá
    - Xuất khẩu là hàng hoá sản xuất trong nước được mang ra nước ngoài tiêu thụ. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì vậy, xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    - Xuất khẩu hàng hoá là cách thức tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, đồng thời tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu và giúp cho việc ổn định cán cân thanh toán quốc tế: Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động, . xuất khẩu là nguồn vốn chủ
    yếu để nhập khẩu. Hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam được thực
    hiện chủ yếu với các mặt hàng nông sản, khoáng sản, thủ công mỹ nghệ như : Gạo, chè, cao su, cà phê, hạt tiêu, .
    - Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển vì có nhiều thị trường => phân tán rủi ro cạnh tranh. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra các cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất.
    - Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân. Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa, là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu=> là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
    Trong xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia đều mong muốn tạo được những mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia khác. Do đó, xuất khẩu hàng hoá làm tăng cơ sở cho việc xích lại gần nhau giữa các quốc gia về mặt kinh tế, chính trị. Mỗi nước tiến hành sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng ưu thế của quốc gia mình và đây là một cơ sở quan trọng để hình thành phân công lao động quốc tế.
    1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất khẩu
    ã Kinh doanh xuất khẩu có thị trường rộng lớn cả trong và ngoài nước, chịu ảnh hưởng rất lớn của sự phát triển sản xuất trong nước và tình hình thị trường nước ngoài.
    ã Người mua, người bán thuộc các quốc gia khác nhau, có trình độ quản lý, phong tục, tập quán tiêu dùng và chính sách ngoại thương ở mỗi quốc gia khác có sự khác nhau.
    ã Hàng xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã đẹp hợp thị hiếu tiêu dùng ở từng khu vực, từng quốc gia trong từng thời kỳ.
    ã Điều kiện địa lý, phương tiện vận chuyển, điều kiện và phương thức thanh toán có ảnh hưởng không ít đến quá trình kinh doanh, thời gian giao hàng và thanh toán có khoảng cách xa.
    1.3. Các đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu
    Hàng hoá được coi là xuất khẩu trong những trường hợp sau:
    ã Hàng xuất cho các thương nhân nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết.
    ã Hàng gửi đi triển lãm sau đó thu bằng ngoại tệ.
    ã Hàng bán cho du khách nước ngoài, cho Việt Kiều, thu bằng ngoại tệ.
    ã Các dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm, tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ.
    ã Hàng viện trợ cho nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị 1 định thư do nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
    1.4. Các phương thức xuất khẩu hàng hoá.
    Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá hiện nay thường thực hiện theo các phương thức sau:
    - Xuất khẩu trực tiếp
    - Xuất khẩu uỷ thác
    1.4.1. Xuất khẩu trực tiếp
    Là đơn vị tiến hành xuất khẩu các mặt hàng phù hợp với giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và khả năng quản lý kinh doanh theo hình thức trực tiếp ( trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức giao hàng xuất khẩu và làm thủ tục thanh toán .) Hoạt động xuất khẩu trực tiếp có thể theo nghị định thư hay ngoài nghị định thư ( hay còn gọi là tự cân đối). Đa số các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức xuất khẩu ngoài nghị định thư, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tổ chức hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.


    1.4.2. Xuất khẩu uỷ thác
    Là phương thức mà doanh nghiệp có hàng hoá và có nhu cầu nhưng chưa thể xuất khẩu trực tiếp vì lý do nào đó có thể uỷ thác cho đơn vị khác có chức năng kinh doanh xuất nhập khâủ, có giấy phép xuất khẩu đứng ra tổ chức xuất khẩu hộ, làm thủ tục xuất khẩu thay cho mình. Trong trường hợp này, đơn vị uỷ thác xuất khẩu phải trả một khoản tiền hoa hồng cho đơn vị nhận uỷ thác theo tỷ lệ thoả thuận trong hợp đồng gọi là phí ủy thác.
    1.5. Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong xuất khẩu
    Hoạt động kinh doanh ngoại thương có thể sử dụng các phương thức thanh toán như: Phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ hay mở tài khoản, phương thức thanh toán nhờ thu, phương thức thanh toán bằng thư tín dụng.
    1.5.1. Phương thức chuyển tiền
    Là phương thức khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một thời điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Các bên tham gia trong phương thức thanh toán này bao gồm:
    - Người trả tiền ( người mua) hoặc người chuyển tiền ( người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước).
    - Người bán.
    - Ngân hàng chuyển tiền ( ngân hàng ở nước người chuyển tiền).
    - Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền ( ngân hàng ở nước người bán).
    1.5.2. Phương thức ghi sổ hay mở tài khoản.
    Theo phương thức này, người bán mở một tài khoản để ghi nợ cho người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ. Định kỳ ( tháng, quý, nửa năm, .), người mua trả tiền cho người bán. Phương thức thanh toán này có đặc điểm sau:
    - Là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là mở tài khoản và thực hiện thanh toán.
    - Chỉ mở tài khoản đơn bên, không mở tài khoản song bên. Nếu người mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản ấy không có giá trị thanh toán giữa hai bên.

    1.5.3. Phương thức thanh toán nhờ thu.
    ã Theo phương thức này, người bán sau khi đã giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua sẽ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng của mình thu tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.
    Các bên tham gia trong phương thức thanh toán nhờ thu gồm:
    - Người bán, người mua.
    - Ngân hàng bên bán ( ngân hàng nhận sự ủy thác của người bán)
    - Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán ( Ngân hàng nước người mua).
    ã Phương thức thanh toán nhờ thu gồm các loại sau:
    - Nhờ thu phiếu trơn
    Theo phương thức này, người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng.
    - Nhờ thu phiếu trơn kèm chứng từ
    Nhờ thu phiếu trơn kèm chứng từ là phương thức thanh toán mà trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá cho người mua để nhận hàng.
    1.5.4. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng ( Letter of credit – L/C )
    Theo phương thức này, ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng; người mở thư tín dụng sẽ trả một số tiền cho người bán số tiền của thư tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do người bán ký phát khi người bán xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định để nhập khẩu trong thư tín dụng.
    Thanh toán theo phương thức này nó đảm bảo quyền lợi cho cả người mua và người bán.
     
Đang tải...