Chuyên Đề Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý kinh tế, Nhà nước xã hội chủ nghĩa sử dụng kế toán là công cụ để điều hành, chỉ đạo các hoạt động kinh tế tài chính trong nền kinh tế quốc dân. Trước những yêu cầu đổi mới mà Đại Hôi VI của Đảng đã vạch ra, Hội đồng Nhà nước đã ký lệnh số 06/LCT ngày 20/5/1988 ban hành pháp lệnh về kế toán và thống kê. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên và có giá trị cao nhất quy định tính thống nhất và sự quản lý Nhà nước về kế toán ở Việt Nam.
    Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vĩ môvà vi mô. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do đó công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn được coi là công tác trọng tâm của kế toán các doanh nghiệp sản xuất.
    Từ ngày 01- 01 -1996 chế độ kế toán mới đã được ban hành và áp dụng thống nhất trong cả nước. Việc tổ chức và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với chế độ kế toán mới và yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang trở thành mối quan tâm cấp thiết đối với tất cả những người đang làm công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất. Do vậy việc "Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" doanh nghiệp sản xuất hết sức quan trọng, nó cóvai trò tích cực trong việc điều hành, quản lý và kiểm soát các hoạt động kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển.
    Ngoài lời nói đầu và kết luận, bản chuyên đề gồm hai phần:
    Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
    Phần II: Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; một số ý kiến đề xuất
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU
    Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

    Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
    I. Khái niệm về chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
    1. Khái niệm về chi phí sản xuất
    2. Phân loại sản xuất trong kỳ
    II. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
    1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp là kê khai thường xuyên
    1.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp (NVL)
    1.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (NCTT)
    1.3. Kế toán tập hợp và phân tích chi phí sản xuất chung (CPSX) chung
    1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
    2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
    2.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp
    2.2. Kế toán chi phí NCTT
    2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
    2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
    Chương II: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác tính giá thành sản phẩm
    I. Khái niệm về giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
    1. Khái niệm về giá thành (Z)
    2. Phân loại giá thành sản phẩm
    2.1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành
    2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.
    II. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
    1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp (còn gọi là phương pháp tính giá thành giản đơn).
    2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
    3. Phương pháp tính Z sản phẩm phân bước không tính Z nửa TP
    Phần II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
    I. Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
    II. Một số ý kiến đề xuất
    KẾT LUẬN
     
Đang tải...