Luận Văn Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí lao động ở khách sạn Thắng Lợi

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí lao động ở khách sạn Thắng Lợi
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong tình hình đất nước đang chuyển sang nền Kinh tế thị trường,với những cạnh tranh khốc liệt, vấn đề tồn tại và phát triển của những doanh nghiệp kinh doanh là một vấn đế cần được đặc biệt quan tâm .
    Ngày nay, xu hướng chung của tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ và du lịch là phải phấn đấu không ngừng và tiết kiệm chi phí để hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất. Cơ chế thị trường đã tạo cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến chi phí và hạ giá thành sản phẩm để thu được lợi nhuận cao nhất.
    Công tác hạch toán chi phí kinh doanh, tính giá thành đòi hỏi phải luôn tính đúng, tính đủ chi phí trong giá thành và phải cung cấp được thông tin chính xác cho ban lãnh đạo doanh nghiệp . Đây là một đòi hỏi khách quan của công tác quản lí. Do đó, việc tổ chức công tác hạch toán chi phí kinh doanh và tính giá thành cho hợp lí là một công việc hết cần thiết cho các doanh nghiệp .
    Xuất phát từ nhận thức trên, qua thời gian thực tập tại Khách sạn Thắng Lợi( thuộc Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi), được đối diện với thực trạng quản lí kinh doanh dịch vụ, em đã nghiên cứu đề tài “hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí kinh doanh ”
    Phạm vi nghiên cứu chi phí kinh doanh ở đây chỉ trong hoạt động kinh doanh khách sạn Thắng Lợi.
    Báo cáo thực tập của em ngoài lời nói đầu và kết luận gồm ba phần chính.
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
    Phần 2: Tình hình công tác kế toán chi phí kinh doanh tại khách sạn Thắng Lợi.
    Phần 3: Một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí kinh doanh tại Khách sạn Thắng Lợi.

    CHƯƠNG 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ.

    I. Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ du lịch.
    1. Đặc điểm chung của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch.
    Kinh doanh dịch vụ du lịch là hoạt động cung ứng lao vụ, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống cho dân cư cũng như nhưng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của toàn xã hội.
    Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch là một trong những hoạt động dịch vụ cơ bản, nó có những đặc điểm riêng ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí , giá thành và kết quả kinh doanh.
    Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi kết hợp với các hoạt động nghiên cứu, đầu tư , thể thao, văn hoá xã hội. Sự phát triển của ngành du lịch phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế xã hội và nhu cầu ngày càng tăng của con người. ở nước ta trong những năm gần đây ngành du lịch phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.
    Hoạt động du lịch có các đặc điểm sau:
    - Du lịch là ngành kinh doanh đặc biệt mà người ta thường gọi là ngành kinh doanh không khói mang tính chất phá trộn đặc biệt của nhiều ngành, hoạt động vừa mang tính sản xuất, kinh doanh vừa mang tính phục vụ văn hoá xã hội. Ngoài ra, hoạt động du lịch còn kinh doanh nhiều loại hoạt động khác như: hoạt động hướng dẫn du lịch, vận tải du lịch, hàng ăn uống, buồng ngủ, kinh doanh hàng hoá, đồ lưu niệm, xây dựng cơ bản và các hoạt động khác (điện thoại, nhiếp ảnh, tắm hơi, giặt là, cho thuê đồ dùng .)
    - Hoạt động du lịch rất đa dạng và phong phú không chỉ về nghiệp vụ kinh doanh mà còn cả về chất lượng phục vụ của từng nghiệp vụ kinh doanh ( được thực hiện theo nhu cầu và khả năng thanh toán của khách du lịch ).
    - Tính đa dạng của ngành du lịch phụ thuộc vào đIều kiện phát triển kinh tế-xã hội và tập quán của nước chủ nhà, nghĩa là phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế và bản sắc văn hoá của mỗi nước.
    - Nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch là nhu cầu đặc biệt: nhu cầu về hiểu biết kho tàng văn hoá, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên, bơi và tắm biển, sông hồ của con người thời đại.
    - Tiêu dùng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu về hàng hoá ( thức ăn, hàng chế tác sẵn, lưu niệm ) và đặc biệt là các nhu cầu dịch vụ như lưu trú, vận chuyển, y tế, điện thoại, điện báo, fax .Việc tiêu dùng các dịch vụ và một số hàng hoá ( thức ăn) thường xảy ra cùng một thời gian và cùng một địa điểm với việc sản xuất ra chúng.
    Từ các đặc điểm trên ta thấy trong quá trình hoạt động, du lịch đòi hỏi một số lượng lớn hàng hoá vật tư đa dạng và dịch vụ phong phú.Việc phát triển du lịch không những có ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo ra công ăn việc làm tăng thu nhập cho nhân dân địa phương, tăng trưỏng kinh tế ( GDP ) mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội là thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội ở các vùng du lịch.
    Nhiệm vụ của kế toán :
    - Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, trung thực doanh thu .
    - Ghi chép, phản ánh chính xác, giá vốn hàng bán trong kì kinh doanh.
    - Ghi chép , phản ánh chính xác, đầy đủ các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng, quá trình quản lí doanh nghiệp . Phân bổ chính xác, hợp lí CPBH và CHQLDN cho từng hàng hoá đã bán.
    - Tính toán, xác định chính xác, hợp lí, kịp thời kết quả của quá trình tiêu thụ hàng hoá.
    - Tính toán, xác định đúng số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách.
    2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất khách sạn dịch vụ du lịch.
    Để hểu rõ công tác kế toán ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch không những phải nắm rõ đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch mà còn phải hiểu rõ đối tượng kế toán chi phí sản xuất kinh doanh.
    Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn phạm vi tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh và nơi chịu chi phí .
    Đối tượng tập hợp chi phí : Hiện nay, các đơn vị du lịch thường tập hợp chi phí theo hoạt động kinh doanh, nghĩa là theo các khoản chi phí liên quan đến hoạt động dịch vụ được tạap hợp riêng cho từng hoạt động ( hoạt động hướng dẫn du lịch, hoạt động vận chuyển, hàng ăn uống, kinh doanh buồng ngủ, hàng hoá, xây dựng cơ bản và các hoạt động khác).
    Ngoài ra, theo yêu cầu của chế độ hạch toán nội bộ, đơn vị có thể lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí theo địa điểm kinh doanh dịch vụ ( đơn vị phụ thuộc).

    II. Chi phí sản xuất kinh doanh.
    1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh.
    Bất cứ doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải bỏ ra những chi phí nhất định, đó là điều kiện bắt buộc. Để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải thu được lợi nhuận. Trên một mức giá cả đã hình thành trên thị trường, thì biện pháp quan trọng nhất để tăng lợi nhuận đối với doanh nghiệp là làm sao quản lí tốt và tiết kiệm chi phí kinh doanh.
    Vậy chi phí kinh doanh dịch vụ là gì?
    Nói một cách tổng quát, chi phí kinh doanh dịch vụ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá và chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp dịch vụ đã bỏ ra trong một thời kì nhất định.
    Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp trong các ngành nghề sản xuất, thương mại dịch vụ chi phí có nhiều khác nhau do đặc đIểm sản xuất kinh doanh quyết định.
    VD: Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí kinh doanh gồm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp . Toàn bộ chi phí đó phát sinh từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu , tiền thuê nhân công cho đến khi bán hàng cho khách và thu được tiền.
    Trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ, chi phí kinh doanh gồm chi phí mua hàng hoá, chi phí chế biến, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp . Toàn bộ chi phí ấy phát sinh bắt đầu khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua hàng hoá cho đến khi thu được tiền tiêu thụ hàng hoá cho khách hàng.
    Chi phí kinh doanh là một bộ phận cấu thành của giá cả hàng hoá bán ra và được bù đắp lại bằng doanh thu của doanh nghiệp khi chi phí kinh doanh thấp hơn giá bán ra. Ngược lại, khi chi phí kinh doanh cao hơn giá bán ra, sẽ có một số chi phí không được bù đắp.
    Do vậy, chi phí là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất kinh doanh vào các đối tượng tính giá ( sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
    2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh.
    Để thuận lợi cho công tác quản lí và hạch toán, việc phân loại chi phí là rất cần thiết. Xét về mặt lí luận cũng như trên thực tế có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau.
    2.1. Phân loại theo yếu tố chi phí .
    Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lí chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh của chi phí , chi phí được phân theo yếu tố. Về thực chất, chỉ có 3 yếu tố chi phí là chi phí về lao động sống, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động. Tuy nhiên, để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động, việc lập, kieemr tra và phân tích dự toán chi phí , các yếu tố chi phí trên có thể được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lí ở mỗi nước, mỗi thời kì mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành 6 yếu tố sau:
     
Đang tải...