Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty cấp thoát nước công trình đô thị hậu giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ HẬU GIANG


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC BẢNG vi
    DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
    DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT . ix
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP . 3
    1.1. Sự cần thiết của Kế toán quản trị . 3
    1.1.1. Khái niệm . 3
    1.1.2. Chức năng . 6
    1.2. Nội dung Kế toán quản trị . 7
    1.2.1. Phân loại chi phí 7
    1.2.1.1. Khái niệm: 7
    1.2.1.2. Tiêu thức phân loại chi phí 7
    1.2.1.3. Cách ứng xử của chi phí 12
    1.2.2. DỰ TOÁN CHI PHÍ . 13
    1.2.2.1. Dự toán: 13
    1.2.2.2. Định mức chi phí 14
    1.2.2.3. Quy trình kỹ thuật dự toán 16
    1.2.3. Tổ chức thực hiện kế toán chi phí 17
    1.2.3.1. Xét dưới góc độ chức năng công tác KTQT trong doanh nghiệp . 17
    1.2.3.2. Phân bổ chi phí . 18
    1.2.4. Kiểm soát chi phí 20
    1.2.4.1. KTQT và việc ra quyết định đầu tư của nhà quản trị . 21
    1.2.4.2. Phân tích mối liên hệ Chi phí –Khối lượng –Lợi nhuận . 22
    1.2.4.3. Phân tích biến động chi phí . 25
    1.2.4.4. Trung tâm quản lý chi phí . 27
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29
    iv
    CHƯƠNG 2: KẾTOÁN QUẢN TRỊCHI PHÍ TẠI CÔNG TY CẤP THOÁT
    NƯỚC -CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ HẬU GIANG TRONG THỜI GIAN QUA . 30
    2.1. Tổng quan về Công ty Cấp thoát nước -Công trình đô thị Hậu Giang . 30
    2.2 Thực trạng tổ chức công tác KTQT 36
    2.2.1. Phân loại chi phí 36
    2.2.2. Công tác dự toán chi phí 37
    2.2.2.1. Công tác xây dựng định mức . 37
    2.2.2.2. Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành . 40
    2.2.2.3. Quy trình kỹ thuật dự toán 41
    2.2.3. Tổ chức thực hiện KTQT chi phí . 41
    2.2.4. Kiểm soát chi phí 42
    2.2.4.1. Thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty CP Cấp thoát nước –
    Công trình đô thị Hậu Giang 42
    2.2.4.2. Thủ tục kiểm soát chi phí Quản lý doanh nghiệp . 50
    2.2.4.3. Đánh giá chung v ề công tác kiểm soát chi phí tại công ty nghiên cứu . 50
    2.2.4.4. Trung tâm quản lý chi phí . 53
    2.2.4.5. Phân tích mối liên hệ Chi phí –Khối lượng –Lợi nhuận . 54
    2.2.4.6. Phân tích sự biến động của chi phí 54
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 55
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ CÔNG
    TY CẤP THOÁTNƯỚC -CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ HẬU GIANG 56
    3.1. Sự cần thiết và yêu cầu tổ chức công tác KTQT trong Công ty Cấp thoát nước
    –Công trình đô thị Hậu Gianghiện nay . 56
    3.1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác KTQT 56
    3.1.2. Căn cứ đề xuất giải pháp tổ chức công tác KTQT trong Công ty Cấp thoát
    nước –Công trình đô thị Hậu Giang . 57
    3.2. Phương hướng tổ chức công tác KTQT ở Công ty Cấp thoát nước –Công
    trình đô thị Hậu Giang 58
    3.2.1. Nội dung cơ bản tổ chức KTQT trong Công ty Cấp thoát nước –Công
    trình đo thị Hậu Giang 58
    v
    3.3. Giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí tại Công ty CP Cấp thoát nước –Công
    trình đô thị Hậu Giang 68
    3.3.1. Hoàn thiện mô hình KTQT chi phí 68
    3.3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành . 70
    3.3.1.2. Mối liên hệ thông tin cung cấp giữa KTQT với KTTC 71
    3.3.1.3. Mối liên hệ thông tin cung cấp giữa KTQT với các phòng ban khác
    trong doanh nghiệp 71
    3.3.2. Phân loại chi phí 72
    3.3.2.1. Biến phí 73
    3.3.2.2. Định phí 73
    3.3.2.3. Hỗn hợp 73
    3.3.3. Tổ chức công tác hạch toán kế toán phục vụ cho công tác KTQT chi phí 75
    3.3.4. Tổ chức thu thập và phân tích thông tin . 76
    3.3.5. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí . 77
    3.3.5.1. Hoàn thiện hệ thống định mức chi phí tiêu chuẩn sản xuất 77
    3.3.5.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí . 78
    3.3.6. Kiểm soát chi phí 80
    3.3.6.1. Phân tích Chi phí –Khối lượng –Lợi nhuận (C-V-P) 80
    3.3.6.2. Phân tích biến động giá và lượng 81
    3.3.7. Tổ chức sử dụng thông tin KTQT chi phí phục vụ cho việc ra quyết định . 84
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 86
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 88
    PHỤ LỤC 89


    MỞ ĐẦU
    1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:
    Qua nhiều năm đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ cấu hoạt động sản xuất từ nền
    kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, cho đến nay các công ty vẫn gặp không
    ít khó khăn, nhất là đối với các công ty nhà nước.
    Cổ phần hóalà cách gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước
    thành công ty cổ phần, đổi mới tư duy quản lý kinh tế này bắt đầu diễn ra mạnh sau
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào
    tháng 12 năm 1986. Một trong những tư duy quản lý đã thay đổi đó là cải cách khu
    vực doanh nghiệp nhà nước, bao gồm tăng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, yêu
    cầu phải chuyển sang hình thức kinh doanh hạch toán kinh tế, lời ăn lỗ chịu.
    Một phần quan trọng trong quản lý kinh tế đó là quản lý về mặt tài chính.
    Mục tiêu quan trọng nhất trong quản lý tài chính của một doanh nghiệp là làm sao
    để gia tăng giá trị doanh nghiệp: đó là yếu tố quyết định.Để đáp ứng yêu cầu trên
    buộc các nhà quản trị phải ra nhiều quyết định, đặc biệt là quyết định về tài chính
    mang ý nghĩa quan trọng, là quyết định sống còn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự
    thành công hay thất bại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào các thành viên trong
    hệ thống tài chính -kế toán,những người tham mưu để nhà quản trị ra quyết định
    quan trọng,đặc biệt là bộ phận kế toán quản trị.
    Kế toán quản trị cung cấp thông tin định lượng, tình hình kinh tế -tài chính
    về hoạt động của doanh nghiệp cho các nhà quản trị doanh nghiệp, nhà quản lý cấp
    cao. Kế toán quản trị tồn tại dưới 2 mô hình: mô hình theo hướng cung cấp thông
    tin định lượng về tình hình kinh tế tài chính theo từng ‘bộ phận chuyên môn hoá’ và
    mô hình theo hướng cung cấp thông tin định lượng về tình hình kinh tế tài chính
    trong từng ‘quá trình hoạt động’.
    Xuất phát từtình hình thực tếcủa công ty tôi đang làm việc, với tâm huyết
    ‘học đi đôi với hành’, tôi chọn đềtài “Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí
    tại Công ty Cấp thoát nước –Công trình đô thị Hậu Giang” nhằm góp phần nhỏ
    vào sự hoàn thiện công tác kế toán trong công ty tại tỉnh nhà cùng phát triển theo xu
    hướng hội nhập kinh tế hiện naytrong giai đoạn công tynhà nước chuyển sang
    công ty cổ phần.
    2
    2. Ý nghĩa của đề tài:
    Luận văn trình bày và làm rõ sự cần thiết, cơ sở lý luận và thực tiễn việc tổ
    chức công tác KTQT chi phí trong Công ty Cấp thoát nước – Công trình đô thị Hậu
    Giang.
    Qua việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng KTQT chi phí tại Công ty cấp thoát
    nước -công trình đô thị Hậu Giang, luận văn phân tích những vấn đề còn hạn chế,
    nguyên nhân của những hạn chế đó và đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức công
    tác KTQT chi phí tại đơn vị nghiên cứu.
    3. Mục tiêu của đề tài:
    3.1. Mục tiêu tổng quát:
    -Xây dựng một mô hình lý thuyết về KTQT cho Công ty cấp thoát nước -công trình đô thị Hậu Giang.
    3.2. Mục tiêu cụ thể:
    -Mục tiêu 1: Xác định tầm quan trọng và cấp thiết của công tác kế toán quản
    trị chi phí trong Công ty Cấp thoát nước -công trình đô thị.
    -Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cấp
    thoát nước -công trình đô thị Hậu Giang.
    -Mục tiêu 3: Một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện Kế toán quản trị chi phí
    tại Công ty nghiên cứu.
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    Trọng tâm nghiên cứu của luận văn là xác định nội dung KTQT chi phí,
    nghiên cứu thực trạng tại Công ty Cấp thoát nước -Công trình đô thị Hậu Giang và
    áp dụng vào công ty nhằm hoàn thiện công tác KTQT chi phí, nâng cao hiệu quả kế
    toán và quản trị doanh nghiệp, từ đó đưa ra phương hướng tổ chức công tác KTQT
    chi phí ở Công ty.
    5. Phương pháp luận:
    Với mục tiêu 1, luận văn sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu các lý thuyết
    đi trước làm nền tảng cơ sở lý luận. Mục tiêu 2 dùng phương phápquan sát và
    phỏng vấn chuyên sâu các nhà quản trị công ty. Mục tiêu 3dùng phương pháp phân
    tích, tổng hợp và đề xuất phương hướng tổ chức công tác KTQT tại đơn vị nghiên
    cứu. Dùng phương pháp so sánh với mô hình tham khảo, đưa ra ưu, khuyến điểm
    khi vận dụng.
    3
    CHƯƠNG 1:
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾTOÁN
    QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
    1.1. Sựcần thiết của Kế toán quản trị
    1.1.1. Khái niệm
    Kế toán quản trị, ngay cả ở những nước phát triển cũng là một ngành học
    mới, ra đời từ những năm đầu của thập niên 70, xuất phát từ đòi hỏi gay gắt trong
    việc nâng cao hiệu quả hoạtđộng doanh nghiệp trước thời đại công nghệ thông tin,
    sự cạnh tranh khốc liệt và ngày càng mở ra trên diện rộng.
    Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế mang đến cho các quốc gia vận
    hội để phát triển nhưng cũng chứa đựng chính trong lòng nó nhiều tháchthức, một
    lần nữa lại đặt trước các doanh nghiệp bài toán khó về hiệu quả.
    Trước đây, người ta chỉ đơn thuần định nghĩa kế toán như là một công việc
    giữ sổ sách của nhân viên kế toán. Năm 1941, việc các giám định viên kế toán
    (Anurican Institute of Certified Public Accountants -AICPA) đã định nghĩa: "Kế
    toán là một nghệ thuật của việc ghi chép, phân loại và tổng hợp bằng một phương
    pháp riêng và ghi bằng tiền các nghiệp vụ, sự kiện có tính chất tài chính và giải
    thích kết quả của nó". Cách định nghĩa này về kế toán dù sao cũng được phổ biến
    rộng rãi.
    Năm 1970, tổ chức AICPA xác định chức năng của kế toán là cung cấp
    thông tin, nhất là thông tin về tài chính có ích để các tổ chức kinh tế thực hiện việc
    ra quyết định (mỗi đơn vị kinh tế là một đơn vị hạch toán độc lập).
    Vậy có thể hiểu, kế toán là khoa học và nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung
    cấp thông tin ở doanh nghiệp mà thông tin đó có bản chất về kinh tế. Trong các
    doanh nghiệp, thông tin kế toán không những cần thiết cho những người ra quyết
    định quản lý bên trong đơn vị như: Ông chủ, các nhà quản trị mà còn cần thiết
    cho các đối tượng bên ngoài như: Chủ đầu tư, bạn hàng, ngân hàng, cơ quan quản lý
    chức năng Do mục đích sử dụng thông tin của các đối tượng khác nhau nên thông
    tin do kế toán cung cấp cũng đa dạng và khác nhau về nội dung, phạm vi, mức độ,


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Tấn Bình (2003), Kế toán quản trị (Lý thuyết căn bản và nguyên tắc
    ứng dụng trong quyết định kinh doanh), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
    TP.HCM.
    2. Th.S Võ Thành Danh, Giáo trình Kế toán phân tích, Nhà xuất bản Thống kê.
    3. TS. Phan Đức Dũng (2008), Kế toán quản trị (lý thuyết, bài tập và bài giải)
    NXB Thống Kê.
    4. PGS.TS. Phạm Văn Dược, Đặng KimCương, Kế toán quản trị, NXB Thống
    Kê.
    5. Nguyễn Thị Linh Nguyệt, Nguyễn Khoa Nhật Thảo (2008), Tổ chức kế toán
    trách nhiệm về chi phí tại Công ty sợi thuộc Tổng Công ty Cổ phần dệt may
    Hòa Thọ,Tuyển tập báo cáo “Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học” lần
    thứ 6.
    6. Nguyễn Thị Hồng Thảo (2010), Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất tại
    Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC),Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh
    doanh Đà Nẵng.
    7. Nguyễn Thị Thanh Thúy (2010), Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất tại
    Công ty Cổ phần VINACONEX 25, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Đà
    Nẵng.
    8. Nguyễn Thanh Tùng (2010), Tổ chức kế toán trách nhiệm về chi phí tại Tổng
    Công ty dệt may Hòa Thọ Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
    9. Trương Bá Thanh (2008), Giáo trình Kế toán quản trị,NXB Giáo dục.
    10. Chính phủ (2007), Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007
    của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty
    cổ phần, Hà Nội.
    11. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm
    2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh
    nghiệp,Hà Nội.
    12. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 16/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 12 năm
    2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế đảm bảo an
    toàn cấp nước,Hà Nội.
    13. http://www.ketoanviet.com.vietnam/
    14. http://www.tapchitaichinh.vn/(Hiến kế doanh nghiệp vượtkhó)
    15. http://www.tapchiketoan.com/
    16. Belverd E. Neddles Jr. , Henry R. Anderson, James C. Caldwell,
    Principles of Accounting, NXB Thống kê, 2010.
    17. Theodore Grossman & John Leslie Livingstone, The Portable MBA in
    Finance and Accounting, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...