Luận Văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Tân Mỹ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong những năm gần đây, với những chính sách phù hợp của nhà nước đã khuyến khích các doanh nghiệp phát triến sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước đi lên, các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư phát triển. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi cùng với thách thức, các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh nhau để tồn tại và đứng vững được ở trên thị trường,không những phải cạnh tranh với bạn hàng ở trong nước mà còn phải cạnh trạnh với hàng hóa của nước ngoài đa dạng về chủng loại, giá cả và chất lượng. Một trong những yếu tố cạnh tranh giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiểu quả trên thị trường đó chính là giá cả và chất lượng sản phẩm. Giá cả phải chăng, chất lượng sản phẩm tốt sẽ giúp cho sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường. Một yếu tố đầu vào có ảnh hưởng to lớn tới chất lượng sản phẩm cũng như giá cả của sản phẩm đó chính là nguyên vật liệu. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào quan trọng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, nó là yếu tố tiền đề tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm. Chi phí sản xuất nguyên vật liệu lại chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên việc sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu và sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu vào sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm cũng như nâng cao được chất lượng sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ quản lý hiệu quả trong đó kế toán nguyên vật liệu giữ vai trò quan trọng. Kế toán nguyên vật liệu cung cấp những thông tin cần thiết về tình hình nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu, tình hình bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu giúp cho ban lãnh đạo đề ra các biện pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng nguyên vật liệu cũng như có biện pháp quản lý, sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý góp phần hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.
    Nguyên vật liệu có vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Tân Mỹ, một doanh nghiệp có quy mô sản xuất tương đối lớn, số lượng sản phẩm sản xuất tương đối nhiều và thấy được vai trò của nguyên vật liệu trong công ty, em đã mạnh dạn tìm hiểu và quyết định chọn đề tài "Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Tân Mỹ" Hạch toán kế toán là một môn khoa học có đối tượng nghiên cứu cụ thể đó là tài sản và sự vận động của tài sản với phương pháp nghiên cứu riêng. Trong giới hạn của đề tài này, em đã chọn phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp để nghiên cứu và bước đầu có một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm nâng hoàn thiện công tác nguyên vật liệu trong công ty.
    Bố cục của chuyên đề gồm: Ngoài phần lời nói đầu, chuyên đề gồm 3 phần
    Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
    Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Tân Mỹ
    Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Tân Mỹ
    Do thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo cùng các cán bộ kế toán của công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Minh Hoa - Giáo viên hướng dẫn cùng các thầy cô trong khoa Kinh Tế và các cán bộ kế toán của công ty TNHH Tân Mỹ đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

    Hà nội, tháng 08 năm 2005
    Sinh viên thực hiện
    Bế thị Bưu







    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

    1.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí và yêu cầu quản lý nguyên vật liêu trong quá trình sản xuất kinh doanh
    1.2. Khái niệm
    Nguyên vật liệu là đối tượng lao động và là mổt trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Nguyên vâtk liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì không giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu và nó chỉ tham gia vào một quá trình sản xuất kinh doanh. Giá trị toàn bộ của nguyên vật liệu được chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra hoặc là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
    1.3. Đặc điểm
    Nguyên vật liệu có hình thái biểu hiện ở dạng vật chất như sắt thép trong doanh nghiệp cơ khí xây dựng, sợi trong doanh nghiệp dệt
    Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và chúng bị tiêu hao toàn bộ để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm, giá trị của chúng được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh.
    Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm.
    1.3.1. Vị trí
    Nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Chúng là đối tượng tác động trực tiếp của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, thiếu nguyên vật liệu quá trình sản xuất sẽ bị đình trệ, doanh nghiệp sẽ không hoàn thành được kế hoạch đặt ra. Giá trị sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nguyên vật liệu và tình hình biến động của chi phí nguyên vật liệu vì chúng thường chiếm tỷ lệ từ 60% đến 80% giá thành sản phẩm. Từ đó thấy chi phí nguyên vật liệu có ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần chú ý tới công tác kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp mình.
    1.3.2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
    Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ cả hai chỉ tiêu hiệ vật và chỉ tiêu giá trị ở mọi khâu, từ khâu thu mua, bảo quản dự trữ đến khâu sử dụng
    * Khâu thu mua: Để có được vật tư đáp ứng được kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh thì nguồn chủ yếu là khâu thu mua nên ở khâu này đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ vế số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua, chi phí thu mua và cả tiến độ về thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    * Khâu bảo quản dự trữ: Doanh nghiệp phải tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, thực hiện tốt chế độ bảo quản và xác định được định mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại vật tư để giảm bớt hao hụt, hư hỏng, mất mát đảm bảo an toàn và giữ được chất lượng của vật tư.
    * Khâu sử dụng: Phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức tiêu hao dự toán chi phí nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
    1.4. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
    1.2.1 Vai trò của kế toán nguyên vật liệu
    Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là việc ghi chép, phản ánh đầy đủ tình hình thu mua, dự trữ, tình hình nhập, xuất, tồn của nguyên vât liệu. Mặt khác, thông qua tài liệu kế toán nguyên vật liệu ta còn biết được chủng loại, quy cách, chất lượng có đảm bảo hay không, số lượng thừa hay thiếu, từ đó người quản lý đề ra những biện pháp thích hợp nhằm kiểm soát giá cả, chất lượng của nguyên vật liệu.
    Thông qua tài liệu kế toán nguyên vật liệu có thể thấy được tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng và cung cấp nguyên vật liệu như thế nào từ đó có biện pháp đảm bảo nguyên vật liệu một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó kế toán nguyên vật liệu còn liên quan trực tiếp đến kế toán giá thành sản phẩm.
    Làm tốt công tác kế toán nguyên vật liệu sẽ có những thông tin chính xác để cung cấp cho nhà lãnh đạo nắm bắt được tình hình sử dụng, quản lý nguyên vật liệu để công tác biện pháp điều chỉnh thích hợp.
    1.4.1. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
    Ghi chép và phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của nguyên vật liệu về giá cả và hiện vật. Thực hiện phân loại, đánh giá vật tư phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực kế toán đã quy định và yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
    Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuật về hạch toán nguyên vật liệu. Đồng thời, hướng dẫn các bộ phận kế toán, các đơn vị trong doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán ban đầu về nguyên vật liệu, đảm bảo sự thống nhất trong công tác kế toán nguyên vật liệu.
    Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu, có những biện pháp ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý nguyên vật liệu thừa, ứ đọng hoặc kém phẩm chất. Phân bổ chính xác nguyên vật liệu đã tiêu hao vào đối tượng sử dụng giúp cho việc tính toán giá thành sản phẩm được chính xác.
    Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, để ghi chép, phân loại tổng hợp số liệu đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.
    Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua,vận chuyển, bảo quản, đánh giá phân loại tình hình nhập, xuất, tồn và quản lý nguyên vật liệu nhằm cung cấp nguyên vật liệu một cách kịp thời cho sản xuất.
    1.2. Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...