Luận Văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại H

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội


    LỜI NÓI ĐẦU


    Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển nhất định phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để đứng vững và phát triển trên thương trường, đáp ứng đựơc nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng cao và giá thành hạ.
    Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất phải giám sát từ khâu đầu tới khâu cuối của quá trình sản xuất kinh doanh. Tức là từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến khâu tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền về nhằm đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, người lao động và doanh nghiệp có lợi nhuận để tích lũy và mở rộng sản xuất.
    Để thực hiện được điều đó thì doanh nghiệp phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý mọi yếu tố có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh công tác kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ để quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo tính năng động, sáng tạo, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tính toán và xác định hiệu quả kinh tế.
    Nguyên vật liệu là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc kế toán nguyên vật liệu là không thể thiếu và phải đảm bảo 3 yêu cầu của công tác kế toán đó là: chính xác, kịp thời và toàn diện. Kế toán nguyên vật liệu có đảm bảo được 3 yêu cầu trên mới đảm bảo cho việc cung cấp nguyên vật liệu kịp thời và đồng bộ cho nhu cầu sản xuất, kiểm tra và giám sát chặt chẽ chấp hành các định mức tiêu hao, dự trữ, nhờ đó góp phần giảm bớt chi phí, dẫn đến hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
    Kế toán nguyên vật liệu là một khâu quan trọng trong công tác hạch toán kế toán. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tốt sẽ cung cấp thông tin kịp thời và chính xác các thành phần kế toán khác trong công tác kế toán ở doanh nghiệp.
    Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường mở với sự hòa nhập với nền kinh tế thế giới, rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đã vào Việt Nam, từ đó đòi hỏi chế độ hạch toán kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng phải có những đòi hỏi cho phù hợp và ngang bằng với các nước khác trên thế giới. Do đó, hiện nay, chế độ hạch toán kế toán chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng đã được ban hành trên nguyên tắc thỏa mãn các yêu cầu và năng lực quản lý kinh tế thị trường, tôn trọng và vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế phổ biến.
    Thực tế tại Công ty TNHH sản xuất Bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội. Công ty là người quản lý tài sản sản xuất, hàng năm công ty giao kế hoạch một số chỉ tiêu, chủ yếu là doanh thu nghĩa vụ nộp công ty gồm có: khấu hao tài sản cố định, thuế, vốn, lãi. Vật tư dùng đến đâu thì nhận của công ty đến đó và nộp lại cho công ty khi thu được tiền bán hàng. Ngoài ra công ty mua thêm vật tư từ bên ngoài nếu công ty không cung cấp được đầy đủ để phục vụ nhu cầu sản xuất.
    Bởi vậy, công tác kế toán nguyên vật liệu để cung cấp kịp thời, chính xác số liệu phục vụ cho khâu tính giá thành sản phẩm, nhận vật tư của công ty và thu mua vật tư từ bên ngoài tại công ty là một khâu quan trọng.
    Kế toán chính xác chi phí nguyên vật liệu giúp công ty tiết kiệm được tiền vật tư tiền vốn làm giá thành sản phẩm hạ sẽ thu hút được khách hàng, tạo thế mạnh cạnh tranh trên thị trường. Như vậy vòng quay của vốn lưu động tăng nhanh từ đó nâng cao được lợi nhuận giúp công ty hoàn thành mức chỉ tiêu công ty giao cho để có điều kiện cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, đầu tư thêm cho dây chuyền sản xuất, mở rộng mặt hàng.
    Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội, đi sâu vào nghiên cứu thực tế em mạnh dạn nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu" tại Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội.
    Nội dung đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 phần:
    Phần 1: Những lí luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
    Phần 2: Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội.
    Phần 3: Những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội.
    Chuyên đề này được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nga và anh chị kế toán của Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội.
    Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lòng kính trọng đối với các thầy cô giáo và bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 4
    1.1. Vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất và sự cần thiết của tổ chức hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 4
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu. 4
    1.1.1.1. Khái niệm về nguyên vật liệu. 4
    1.1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu. 4
    1.1.2. Vai trò của NVL và yêu cầu quản lý của NVL 4
    1.1.2.1. Vai trò của NVL. 4
    1.1.2.2. Yêu cầu quản lý của NVL. 5
    1.1.3. Khái niệm nội dung, ý nghĩa, nhiệm vụ và nguyên tắc hạch toán kế toán nguyên vật liệu. 5
    1.1.3.1. Khái niệm, nội dung của hạch toán NVL. 5
    1.1.3.2. Ý nghĩa của hạch toán NVL. 6
    1.1.3.3. Nhiệm vụ của hạch toán NVL. 6
    1.2. Phân loại và đánh giá NVL 6
    1.2.1.Đánh giá NVL 6
    1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu. 8
    1.2.2.1. Nguyên tắc đánh giá vật tư. 8
    1.2.2.2. Tính giá NVL: 8
    1.3. Kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 10
    1.3.1. Phương pháp kế toán chi tiết NVL 10
    1.3.1.1. Phương pháp ghi thẻ song song. 10
    1.3.1.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. 12
    1.3.1.3. Phương pháp ghi sổ số dư: 13
    1.3.2. Chứng từ kế toán sử dụng. 15
    1.3.3. Phương pháp kế toán tổng hợp NVL 16
    1.3.3.1. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên 16
    1.3.3.2. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 23
    1.3.3.3. Đánh giá lại và kế toán các nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu 27
    1.3.3.4. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho. 28
    1.3.4.Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong hạch toán NVL 29
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI. 33
    2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội 33
    2.1.1. Quá trình hình thành về Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội 33
    2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 33
    2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến công tác hạch toán của Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội 34
    2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty 34
    2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý. 34
    2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, các phòng ban. 35
    2.1.4.3. Khái quát về quá trình sản xuất bao bì 38
    2.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty. 39
    2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán. 39
    2.1.5.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ. 41
    2.1.5.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. 42
    2.1.5.4. Hình thức sổ kế toán và Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách. 43
    2.1.5.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán. 43
    2.2. Thực trạng NVL và nhiệm vụ của hạch toán NVL tại Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội 44
    2.2.1. Đặc điểm của Nguyên vật liệu. 44
    2.2.2. Phân loại và đánh giá NVL 44
    2.2.3. Thực trạng của hạch toán NVL tại Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội 47
    2.2.3.1. Hạch toán ban đầu NVL. 47
    2.2.3.2. Hạch toán NVL tại Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội 54
    2.2.3.4.Kế toán tổng hợp NVL tại Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Hà Nội 60
    CHƯƠNG 3: NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NVL TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI. 69
    3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán tại công ty. 69
    3.2. Nguyên tắc trong việc hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội 70
    3.3. Những nhận xét chung về kế toán nguyên vật liệu. 72
    3.3.1. Những ưu điểm 73
    3.3.2. Những hạn chế. 74
    3.4. Những kiến nghị đóng góp hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội 75
    3.4.1. Ý kiến thứ nhất: Hoàn thiện phương pháp đánh giá nguyên vật liệu xuất kho. 75
    3.4.2.Ý kiến thứ hai hoàn thiện phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu phụ 76
    3.4.3. Ý kiến thứ ba Vấn đề ghi sổ tổng hợp. 77
    3.4.4. Ý kiến thứ bốn: Công ty cần áp dụng công nghệ tiên tiến vào công tác kế toán. 77
    KẾT LUẬN 79
     
Đang tải...