Luận Văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty CPTM tổng hợp Nông Cống

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Cty CPTM tổng hợp Nông Cống
    LỜI MỞ DẦU

    Nhìn lại chặng đương gần 20 năm qua kể từ khi nước ta thực hiện đổi mới từ cơ chế kế hoạch tập trung quan lưu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý và định hướng của nhà nước, đó là khoảng thời gian đủ để đất nước ta hồi sinhvà phát triển, cơ chế thị trường đã làm cho đất nước ta phát triển mạnh và đang trên đà tiến kịp với các nước trong khu vực và thế giới. Nhưng chính cơ chế thị trường đang tạo ra nhưng thách thức khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng vốn đã từ lâu đã quen với sự bảo hộ, nâng đỡ của nhà nước nay phải tự lập để tồn tại đứng vững để phát triển. Sự đổi mới này đã tạo ra bước ngoặt lớn cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.
    Ngày nay với sự phát triển như vũ bảo của khoa học kỷ thuật các loại hình quản lý kinh tế nhưng kế toán vẫn là một trong những công cụ hữu hiệu nhất trong quản lý kinh tế. Mỗi nhà kinh tế, mỗi nhà đầu tư , hay một cơ sở kinh doanh, cần phải dựa vào thông tin của kế toán để nắm bắt tình hình và kết quả kinh doanh. Kế toán là một công cụ sữ lý và cung cấp các thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính cho bao đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoàI doanh nghiệp , vì thế kế toán cũng đã trải qua nhiều cải biến sâu sắc để phù hợp với nền kế toán trong giai đoạn hiện nay vã đã có những tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế.
    Sau những năm thưch hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế cũng như các ngành khác, sản xuất và kinh doanh vật liệu đang ngày càng thích nghi và phát triển. Vật liệu là một trong ba yếu tố chi phí cơ bản trong quá trình sản xuất, vật liệu chiếm một tỉ trọng lớn trong số chi phí sản xuất của doanh nghiệp . Bên cạnh đó các hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phảI chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và môI trường (như mưa nắng, ẩm ướt .) dễ dẫn tới tình trạng tổn thất hư hỏng. Vì vậy công tác quản lý sữ dụng vật liệu gặp nhiều khó khăn, tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu là điều kiện quan trọng để quản lý vật liệu, thúc đẩycung cấp đầy đủ, kịp thời, đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất và dự trữ sữ dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn, bảo đảm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh.
    Qua thời gian thực tập ở công ty em nhận thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu thực tế tại Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Nông Cống vì thế mà em chọn đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại tổng hợp Nông Cống.
    Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba phần chính:
    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
    PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP NÔNG CỐNG.
    PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP NÔNG CỐNG.
    Do sự hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ nhận thức nên đề tài không tránh được những hạn chế thiếu xót. Em rất mong đựoc sự góp ý của các thầy cô bộ môn cũng như các cán bộ trong phòng kế toán công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn.









    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH.
    I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU, VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU.
    1. Khái niệm.
    Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng lao động. Nguyên liệu là đối tượng lao động trực tiếp cấu thành nên sản phẩm, nguyên liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, thường chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho nên cần đảm bảo cung ứng kịp thời, chính xác, dữ trữ, bảo quản và tính toán đầy đủ gía trị vật liệu tiêu hao trong sản xuất.
    Việc sữ dụng vật liệu là yếu tố đảm bảo trực tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng, nhằm tiết kịp chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và là cơ sở làm tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá, chỉ tham gia vào một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
    2. Đặc điểm:
    - Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá như: cát đá sỏi trong ngành xây dựng, sắt thép . Trong ngành công nghiệp, cơ khí vv
    Khác với tư liệu lao động, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động thì chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.
    - Về mặt chính trị: Khi tham gia vào sản xuất vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sản xuất trong kỳ. Do vậy vật liệu thuộc tài sản lưu động,giá trị vật liệu thuộc nhóm lưu động dự trữ của doanh nghiệp thương chiếm tỉ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp . Cho nên việc quản lý thu mua, vật liệu, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sữ dụng vật liệu tác động đến những chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp như: Chỉ tiêu sản lượng, chất lượng sản phẩm, chỉ tiêu giá thành, chỉ tiêu lợi nhuận vv. Vì thế mà tổ chức tốt công tác kế toán nguyên vật liệu là điều quan trọng để quản lý vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    3. Vai trò, ý nghĩa, và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất.
    - Nguyên vật liệu là tài sản lưu động của doanh nghiệp , nó thuộc nhóm hàng tồn kho, nó là một trong ba yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh. Để tổ chức tốt công tác quản lý vật liệu nói chung và kế toán vật liệu nói riêng đòi hỏi phải có những điều kiện quan trọng trong các doanh nghiệp như: Phải có đầy đủ kho để đảm bảo vật liệu, kho phải có đầy đủ các phương tiện bảo quản, cân đo đong đếm cần thiết, phải bố trí thủ kho và nhân viên bảo quản có nghiệp vụ thích hợp và có khả năng nắm vững và thực hiện gi chép ban đầu cũng như sổ sách hạch toán kho. Việc bố trí sắp xếp nguyên vật liệu trong kho phải đúng yêu cầu để thuận tiện cho việc bảo quản, cho việc nhập xuất theo dõi kiểm tra cùng với việc xây dựng định mức dự trữ. Xây dựng mức tiêu hao vật liệu là điều kiện quan trọng tổ chức quản lý và hạch toán nguyên vật liệu . Hệ thống các định mức tiêu hao vật liệu phải có đầy đủ từng chi tiết, từng bộ phận sản phẩm sản phẩm và không ngừng cải tiến và hoàn thiện.
    Cần thúc đẩy quá trình chuyển hoá nguyên vật liệu để tránh tình trạng dữ trữ quá nhiều gây ứa đọng vốn. Phải xác định rõ giới hạn dữ trữ tối thiểu, tối đa để có căn cứ phòng ngừa các trường thiếu nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất, xuất bán vv
    4. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
    Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu là phải phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình nhập, xuất, và số hiện có của các loại vật liệu trên các mặt như: số lượng, cơ cấu giá trị, và thời gian cung cấp.
    II. PHÂN LOẠI VÀ TÍNH GÍA VẬT LIỆU
    1. Phân loại vật liệu
    Theo vị trí tác dụng của nguyên vật liệu đối với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm có thể chia thành các loại như sau:
    - Nguyên vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm.
    -Vật liệu phụ: Là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất nó kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bên ngoài của sản phẩm, làm tăng thêm chất lượng sản phẩm, kích thích thị hiếu người tiêu dùng hoặc làm cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách thuận lợi.
    -Nhiên liệu: Là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó tạo ra nhiệt lượng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh như than, củi, xăng, dầu .
    -Phụ tùng thay thế: Là những bộ phận phụ tùng chi tiết máy, doanh nghiệp mua vào để thay thế khi sửa chữa tài sản cố định.
    -Vật liệu xây dựng và thiết bị cần lắp là những vật liệu thiết bị máy móc doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ bản.
    -Phế liệu: Là những vật liệu không còn tác dụng đối với quá trình công nghệ sản suất sản phẩm của doanh nghiệp , thu hồi được do sản phẩm hỏng, do ngưng sản xuất hoặc thanh lý tài sản cố định hoặc các nguyên nhân khác.
    -Các loại vật liệu khác là những vật liệu mang tính đặc thù riêng có trong một số doanh nghiệp . Ngoài các loại vật liệu kể trên như bao bì, vật đóng gói, vật liệu sử dụng luân chuyển .
    Theo nguồn nhập nguyên vật liệu : có thể chia thành các loại sau.
    - Nguyên vật liệu mua vào
    - Nguyên vật liệu được cấp
    - Nguyên vật liệu tự sản xuất gia công
    - Nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh
    - Nguyên vật liệu được viên trợ, biếu tặng
    Cách phân loại vật liệu như trên là dựa vào vai trò của chúng trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên cũng có trường hợp cùng một loại vật liệu ở một số doanh nghiệp có lúc được sữ dụng như một vật liệu chính có lúc lại được sữ dụng như một vật liệu phụ( VD xăng, dầu ) Vì thế mà khi phân loại nguyên, vật liệu phải căn cứ vào vai trò, tác
     
Đang tải...