Luận Văn Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Doanh nghiệp sản xuất - Lấy ví dụ minh

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Doanh nghiệp sản xuất - Lấy ví dụ minh hoạ tại Công ty Dệt kim Đông Xuân Hà Nội
    LỜI NÓI ĐẦU

    T
    ừ sản xuất đến tiêu dùng- đó là một con đường gian truân, một bài toán hóc búa cho các Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay nước ta đã bỏ hẳn chế độ hành chính quan liêu bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước và không còn thời của "Trăm người bán vạn người mua" nữa mà bây giờ "Khách hàng là Thượng đế". Do vậy, để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường các Doanh nghiệp phải có được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng và hài lòng về mặt tâm lý của khách hàng.
    Đi đôi với sự đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế, sự đổi mới của hệ thống kế toán Doanh nghiệp đã tạo ra cho kế toán một bộ mặt mới, khẳng định được vị trí của kế toán trong các công cụ quản lý.
    Đối với các Doanh nghiệp sản xuất hiện nay, việc quản lý thành phẩm và quá trình tiêu thụ được xem như là khâu trọng yếu của quá trình sản xuất kinh doanh cũng phải kịp thời đổi mới các bước, các biện pháp quản lý cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới. Công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm phải đảm bảo quản lý được các loại thành phẩm, hàng hoá và xác định các chỉ tiêu khác của khâu tiêu thụ làm cơ sở đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp từ đó giúp Doanh nghiệp có những hướng đi mới trong tương lai.
    Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm, em đã đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài "Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Doanh nghiệp sản xuất - Lấy ví dụ minh hoạ tại Công ty Dệt kim Đông Xuân Hà Nội" để hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp của mình.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được trình bày với bố cục như sau:
    Chương I: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm trong Doanh nghiệp.
    Chương II: Tình hình thực tế về công tác tổ chức kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt kim Đông Xuân.
    Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt kim Đông Xuân.

    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
    1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP.
    1.1 Khái quát đặc điểm của nền kinh tế thị trường.
    Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển cao khi sản xuất hàng hoá mang tính phổ biến, bản thân sức lao động cũng trở thành hàng hoá, quan hệ hàng hoá - tiền tệ trở thành hình thức nội tại của sản xuất xã hội. Nói một cách khác đó là nền kinh tế mà mọi quan hệ kinh tế - xã hội cơ bản được giải quyết thông qua thị trường và cơ chế thị trường.
    Nền kinh tế thị trường mang những đặc trưng cơ bản sau:
    - Tính tự chủ của các chủ thể trong nền kinh tế rất cao. Các chủ thể kinh tế tự bù đắp những chi phí và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả sản xuất và kinh doanh của mình. Họ được tự do liên doanh, liên kết tự do tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh theo luật định. Đây là đặc trưng rất quan trọng của kinh tế thị trường.
    - Số lượng và chủng loại hàng hoá trên thị trường rất phong phú và đa dạng. Người ta tự do mua, bán hàng hoá, người mua chọn người bán, người bán tìm người mua. Khách hàng giữ một vai trò quan trọng, vì vậy người bán phải tìm cách khơi dậy nhu cầu của người mua.
    - Cạnh tranh là quy luật vốn có của nền kinh tế này. Nó tồn tại trên cơ sở những đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập và khác nhau về lợi ích kinh tế. Theo yêu cầu của quy luật giá trị, tất cả các đơn vị sản xuất hàng hoá đều phải sản xuất và kinh doanh trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong điều kiện đó muốn có nhiều lợi nhuận các đơn vị sản xuất và kinh doanh phải đua nhau cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động cá biệt, giảm hao phí lao động cá biệt nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh tồn tại dưới ba hình thức: Cạnh tranh giữa những người bán, Cạnh tranh giữa những người mua và Cạnh tranh giữa người mua với người bán. Hình thức và biện pháp của cạnh tranh có thể rất phong phú nhưng động lực và mục đích cuối cùng chính là lợi nhuận.
    - Tất cả các mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế được tiền tệ hoá. Tiền tệ là thước đo hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Quan hệ hàng hoá trở thành quan hệ quan hệ thống trị tyệt đối.
    - Giá cả thị trường là phạm trù trung tâm, là bàn tay vô hình điều tiết và kích thích nền sản xuất xã hội. Có thể nói rằng cơ chế giá là hệ thống thần kinh của nền kinh tế thị trường mà trong nó chứa đựng chức năng thông tin, khuyến khích và phân phối.
    - Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế, các Doanh nghiệp, người tiêu dùng lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn hướng tiêu dùng và định hướng các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
    Có thể nói rằng nền kinh tế thị trường có khả năng tự động tập hợp được một loạt các hành động, trí tuệ và tiềm lực của hàng triệu con người nhằm hướng tới lợi ích chung của xã hội đó là: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất. Bên cạnh những mặt tích cực đó chúng ta cũng không thể phủ nhận được những mặt hạn chế còn tồn tại của nền kinh tế thị trường như các chủ thể tham gia thị trường hoạt động vì lợi ích của riêng mình nên các vấn đề môi trường sinh thái không được quan tâm, bảo vệ đúng mức. Hơn nữa, cạnh tranh khó tránh khỏi sự lừa gạt, phá sản và thất nghiệp .tất cả đã gây nên tình trạng không bình thường trong quan hệ kinh tế và dẫn tới sự mất ổn định về xã hội. Vì vậy, xã hội đòi hỏi phải có sự kiểm tra, điều tiết, định hướng một cách có ý thức đối với sự vận động của cơ chế thị trường. Đó là lý do cần thiết phải thiết lập vai trò quản lý của Nhà nước ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường. Ở nước ta, dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm hướng tới sự ổn định về kinh tế - xã hội, sự công bằng và hiệu quả cũng như làm cho nền kinh tế ngày càng tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao.
    Các Doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều phải tuân theo các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật Cung - Cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả .được tự do lựa chọn ngành hàng kinh doanh, mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với khả năng của mình, song cũng không được vượt quá giới hạn cho phép của luật pháp. Do có sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, Doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình, phải quan tâm tới nhu cầu của khách hàng để làm sao cung cấp cho họ những sản phẩm dịch vụ hoàn hảo nhất cả về mẫu mã, chất lượng, giá cả lẫn phong cách phục vụ, có như vậy Doanh nghiệp mới nâng cao được doanh số bán ra và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
    1.2 Vai trò của hoạt động tiêu thụ thành phẩm trong Doanh nghiệp sản xuất.
    Tiêu thụ thành phẩm là việc đưa thành phẩm từ lĩnh vực sản xuất vào lĩnh vực lưu thông để thực hiện việc tiêu dùng theo những mục đích đã xác định khi bắt đầu sản xuất. Quá trình tiêu thụ thành phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của thành phẩm thông qua quan hệ trao đổi. Thực hiện quan hệ này Doanh nghiệp chuyển nhượng cho người mua thành phẩm của mình và thu lại ở người mua số tiền hàng tương ứng với giá trị cuả số thành phẩm đó hay nói cách khác Doanh nghiệp mất quyền sở hữu về hàng hoá và nắm quyền sở hữu về tiền tệ hoặc có quyền được đòi tiền ở khách hàng.
    Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất để thực hiện giá trị thành phẩm, hàng hoá, lao vụ cho khách hàng, được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ thì tính chất hữu ích của nó mới được xác định. Nghĩa là khi đó giá trị và giá trị sử dụng mới được thực hiện, lao động của người sản xuất hàng hoá nói riêng của toàn xã hội nói chung mới được xã hội thừa nhận.
    Hoạt động tiêu thụ thành phẩm trong Doanh nghiệp sản xuất được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng, nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền
     
Đang tải...