Luận Văn Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu tại Viễn thông Lào Cai

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thu's Miuu, 17/6/12.

  1. Thu's Miuu

    Thu's Miuu New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Đối với mọi doanh nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, kiểm soát đáng tin cậy nhất; đồng thời, kế toán là một phân hệ thông tin quan trọng cấu thành nên hệ thống thông tin kinh tế tài chính của đơn vị. Trước xu thế hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh, đòi hỏi công tác kế toán phải không ngừng được hoàn thiện nhằm cung cấp thông tin tin cậy, kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Ngành Viễn thông là ngành kinh tế then chốt, thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, nước ta đã đổi mới cơ chế quản lý đối với ngành viễn thông, xoá bỏ độc quyền. Thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam đã và đang diễn ra cạnh tranh sôi động hơn lúc nào hết, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông phải không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực về mọi mặt. Viễn thông Lào Cai là một doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam, hoạt động sản xuất kinh doanh chuyên ngành viễn thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai cũng đang phải chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khác và không thể tồn tại ngoài các quy luật của nền kinh tế thị trường.
    Một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là doanh thu. Do đó, hoàn thiện công tác kế toán, đặc biệt là kế toán doanh thu nhằm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về doanh thu đã trở thành một yêu cầu bức thiết đối với các nhà quản trị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông nói chung và Viễn thông Lào Cai nói riêng. Nhận thức được vấn đề này, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu tại Viễn thông Lào Cai".
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    - Trình bày có hệ thống những vấn đề lý luận chung về kế toán doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông .
    - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác kế toán doanh thu tại Viễn thông Lào Cai, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu tại Viễn thông Lào Cai.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kế toán doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông.
    - Phạm vi nghiên cứu: Kế toán doanh thu tại Viễn thông Lào Cai.
    4. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
    - Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông.
    - Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu tại Viễn thông Lào Cai.
    - Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu tại Viễn thông Lào Cai.

    Chương 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

    1.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
    1.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông
    Theo giáo trình Kinh tế Bưu chính Viễn thông của Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội, khái niệm về viễn thông được nêu:
    Viễn thông chỉ sự truyền đưa, thu phát các loại tín hiệu, ký hiệu, âm thanh, hình ảnh, chữ viết, hay bất kỳ dạng tin tức nào khác thông qua hệ thống điện từ. Viễn thông bao gồm các hoạt động truyền đưa tin tức mà trong đó nội dung tin tức được biến đổi thành các tín hiệu điện, được truyền đưa trên dây dẫn hoặc trong không gian nhờ năng lượng của sóng điện từ, người nhận tin nhận nội dung tin tức đã được khôi phục trở lại hình thức ban đầu [3, tr.8].
    Ngành Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ then chốt thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, cơ sở hạ tầng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ đất nước, Viễn thông luôn phải phát triển đi trước một bước để tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển. Viễn thông phát triển sẽ làm tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tăng cường các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá quốc tế. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, vai trò của ngành Viễn thông càng ngày càng trở nên quan trọng hơn.
    Quá trình sản xuất sản phẩm viễn thông cũng cần có sự tham gia của các yếu tố sản xuất: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó, đối tượng lao động của Viễn thông mang tính đặc thù, là những tin tức như cuộc điện thoại, bức fax, bức thư điện tử, Các cơ sở Viễn thông làm nhiệm vụ dịch chuyển các tin tức này từ vị trí người gửi đến vị trí người nhận. Sự dịch chuyển tin tức này chính là kết quả hoạt động của ngành Viễn thông.
    Quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) dịch vụ viễn thông mang tính dây truyền. Điểm đầu và điểm cuối của một quá trình truyền đưa tin tức có thể ở các huyện khác nhau, các tỉnh khác nhau hoặc các quốc gia khác nhau. Thông thường để tạo được một sản phẩm dịch vụ viễn thông hoàn chỉnh cần có nhiều người, nhiều đơn vị sản xuất trong nước và có khi nhiều đơn vị sản xuất ở các nước khác nhau cùng tham gia, mỗi đơn vị chỉ chịu trách nhiệm thực hiện một giai đoạn nhất định của quá trình truyền đưa tin tức hoàn chỉnh đó. Chính vì vậy mà hoạt động của ngành Viễn thông có sự thống nhất toàn mạng, toàn trình trong nước và cả trên thế giới. Hệ thống Viễn thông trong nước và quốc tế phải được thống nhất về tổ chức về mạng lưới, về kỹ thuật, về nghiệp vụ, Không có sự thống nhất này thì sẽ không đảm bảo được việc truyền dẫn thông tin thông suốt trong nước và quốc tế.
    Quá trình truyền đưa tin tức Viễn thông trải dài trên một phần không gian rộng lớn, khác với các ngành sản xuất khác, quá trình sản xuất sản phẩm thường chỉ giới hạn trong phạm vi phân xưởng, doanh nghiệp, Trong quá trình tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, mỗi cơ sở Viễn thông thường chỉ làm một nhiệm vụ hoặc “ giai đoạn đi” hoặc “giai đoạn đến”, hoặc “giai đoạn quá giang”.
    Chu trình sản xuất một sản phẩm viễn thông hoàn chỉnh được mô tả qua sơ đồ 1.1:
    .
    Sơ đồ 1.1: Chu trình sản xuất một sản phẩm viễn thông hoàn chỉnh
    Trong hoạt động SXKD viễn thông, quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ, nhiều trường hợp quá trình tiêu thụ trùng với quá trình sản xuất. Hay nói cách khác, hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất. Do đó, để sử dụng các dịch vụ viễn thông thường khách hàng phải có mặt ở những vị trí, địa điểm của ngành Viễn thông, hoặc phải có thiết bị. Để thu hút nhu cầu, gợi mở nhu cầu, thoả mãn ngày càng đầy đủ các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về truyền đưa tin tức, các doanh nghiệp Viễn thông cần phải phát triển mạng lưới rộng khắp, đưa mạng lưới thông tin Viễn thông đến gần mọi đối tượng sử dụng.
    Do hoạt động SXKD dịch vụ viễn thông phải dựa trên một cơ sở hạ tầng mạng lưới thiết bị rất lớn với nhiều vốn đầu tư, thời gian xây dựng kéo dài, lại đòi hỏi tính thống nhất để có thể kết nối truyền đưa thông tin thông suốt trên toàn mạng Viễn thông trong nước và quốc tế nên giữa các doanh nghiệp Viễn thông độc lập cũng phát sinh các mối quan hệ liên kết mạng với nhau, sử dụng chung cơ sở hạ tầng của nhau. Theo đó, các doanh nghiệp thường phải thanh toán với nhau phần cước kết nối mạng, cước thuê cơ sở hạ tầng.
    Viễn thông là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, có những đặc điểm về hoạt động SXKD đặc thù. Những đặc điểm quan trọng nêu trên ảnh hưởng chi phối đến công tác tổ chức, quản lý và hạch toán kinh tế trong ngành Viễn thông.
    1.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông
    .
    Luận văn dài 80 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...