Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần xâ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
    DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG
    DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 2
    1.1 Những vấn đề chung về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
    doanh trong doanh nghiệp xây lắp 2
    1.1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định
    kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp . 2
    1.1.1 Các khái niệm cơ bản về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
    trong doanh nghiệp xây lắp . 3
    1.1.1.1 Doanh thu trong doanh nghiệp xây lắp . 3
    1.1.1.2 Chi phí trong doanh nghiệp xây lắp 5
    1.1.1.3 Xác định kết quả kinh doanh . 6
    1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
    trong doanh nghiệp xây lắp . 7
    1.2 Tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong
    doanh nghiệp xây lắp . 7
    1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8
    1.2.1.1 Chứng từ sử dụng 8
    1.2.1.2 Tài khoản sử dụng . 9
    1.2.1.3 Phương pháp hạch toán . 12
    1.2.2Kế toán giá vốn hàng bán 13
    1.2.2.1 Chứng từ sử dụng 13
    1.2.2.2 Tài khoản sử dụng, nguyên tắc hạch toán và phương pháp xác định giá
    vốn . 13
    1.2.2.3 Phương pháp hạch toán . 14
    1.2.3Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp . 15
    1.2.3.1 Chứng từ hạch toán 15
    1.2.3.2 Tài khoản, sổ sách sử dụng 15
    1.2.3.3 Phương pháp hạch toán 16
    1.2.4 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính 18
    1.2.4.1 Doanh thu hoạt động tài chính . 18
    1.2.4.2 Chi phí hoạt động tài chính . 20
    1.2.5Kế toán thu nhập khác và chi phí khác . 22

    1.2.5.1 Thu nhập khác . 22
    1.2.5.2 Chi phí khác . 24
    1.2.6Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp . 26
    1.2.6.1 Chứng từ sử dụng 26
    1.2.6.2 Tài khoản sử dụng . 26
    1.2.6.3 Phương pháp hạch toán . 28
    1.2.7Kế toán xác định kết quả kinh doanh 28
    1.2.7.1 Chứng từ sử dụng 28
    1.2.7.2 TK sử dụng 28
    1.2.7.3 Phương pháp hạch toán . 29
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH
    THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
    PHẨN XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 234 30
    2.1Tổng quan về Công ty Cổ phần xây dựng Bạch Đằng 234 . 30
    2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng Bạch Đằng 234 . 30
    2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần xây dựng Bạch Đằng 234 . 30
    2.1.3 Bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty CP xây dựng Bạch Đằng 234 . 32
    2.1.3.1 Tổ chức sản xuất . 32
    2.1.3.2 Tổ chức quản lý . 32
    2.1.3.3 Những thuận lợi và thành tích của công ty . 34
    2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng Bạch
    Đằng 234 . 34
    2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng Bạch
    Đằng 234 . 34
    2.1.4.2 Đặc điểm chung về công tác kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng Bạch
    Đằng 234 . 36
    2.2 Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
    doanh tại Công ty Cổ phần xây dựng Bạch Đằng 234 40
    2.2.1 Thực trạng công tác kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,
    doanh thu nội bộ, doanh thu hoạt động tài chính tại Công ty . 40
    2.2.1.1 Đặc điểm doanh thu tại Công ty 40
    2.2.1.2 Tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng tại Công ty 41
    2.2.1.3 Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty . 42

    2.2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động
    tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần xây dựng Bạch
    Đằng 234 . 57
    2.2.2.1 Đặc điểm công tác kế toán giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính
    và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty . 57
    2.2.2.2 Tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng tại Công ty 58
    2.2.2.3 Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty . 59
    2.2.3 Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ
    phần xây dựng Bạch Đằng 234 . 72
    2.2.3.1 Đặc điểm công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty . 72
    2.2.3.2 Tài khoản, sổ sách, nguyên tắc kế toán sử dụng tại Công ty 72
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
    KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
    DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 234 . 82
    3.1 Đánh giá chung về tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
    kinh doanh tại Công ty CP xây dựng Bạch Đằng 234 82
    3.1.1 Ưu điểm 82
    3.1.2 Hạn chế 84
    3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác
    định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bạch đằng 234 85
    3.2.1 Sự cần thiết hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết
    quả kinh doanh 85
    3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết
    quả kinh doanh tại Công ty CP xây dựng Bạch Đằng 234 . 86
    3.2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và
    xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bạch đằng 234 87
    KẾT LUẬN 93
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
    Sinh viên: Vũ Khiết Chinh – QT 1504K 1
    LỜI MỞ ĐẦU
    Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
    nghĩa là bước chuyển mình lớn đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam tạo ra
    nhiều cơ hội để hội nhập và phát triển. Nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho
    nền kinh tế non trẻ trong bối cảnh toàn nền kinh tế thế giới nhiều biến động. Với
    ngành xây dựng, trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp việc sử dụng phương
    pháp đấu thầu tạo ra cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp xây dựng khi thúc
    đẩy các đơn vị chú ý sắp xếp lại lực lượng lao động, tăng cường đầu tư cơ sở vật
    chất kỹ thuật, máy móc thiết bị để thi công nâng cao chất lượng công trình và
    hiệu quả xây lắp. Vì vậy, để doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao sức
    mạnh cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp rất chú trọng đến việc gia
    tăng doanh thu, giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình, dịch
    vụ cung cấp để thu lại được nhiều lợi nhuận nhất. Để đạt được lợi nhuận cao và
    an toàn trong hoạt động SXKD, doanh nghiệp phải tiến hành đồng bộ các biện
    pháp quản lý, trong đó công tác hạch toán kế toán là công cụ quan trọng không
    thể thiếu nhằm đảm bảo tính năng động, sáng tạo, tự chủ trong sản xuất kinh
    doanh làm cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh.
    Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng Bạch Đằng 234, được
    tìm hiểu về thực trạng SXKD cũng như bộ máy quản lý của công ty, em nhận
    thấy công tác kế toán nói chung và và bộ máy tổ chức kế toán doanh thu, chi phí
    và xác định kết quả kinh doanh của công ty nói riêng là một bộ phận quan trọng
    trong việc quản lý hoạt động chung của công ty, đòi hỏi cần được hoàn thiện. Vì
    vậy, em lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác kế toán
    doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây dựng
    Bạch Đằng 234”.
    Nội dung đề tài bao gồm:
    Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và
    xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp
    Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác
    định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây dựng Bạch Đằng 234
    Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu,
    chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây dựng Bạch
    Đằng 234 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
    Sinh viên: Vũ Khiết Chinh – QT 1504K 2
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
    DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
    TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

    1.1 Những vấn đề chung về kế toán doanh thu, chi phí và xác định
    kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp
    1.1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và
    xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp
    Công tác tổ chức kế toán nói chung và tổ chức công tác kế toán doanh thu,
    chi phí và xác định kết quả kinh doanh nói riêng có một vai trò vô cùng quan
    trọng không chỉ đối với mỗi doanh nghiệp mà còn đối với các đối tượng khác
    như các nhà đầu tư, các trung gian tài chính hay đối với các cơ quan quản lý vĩ
    mô nền kinh tế.
     Đối với các doanh nghiệp:
    Việc tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
    giúp cho doanh nghiệp:
    - Xác định hiệu quả hoạt động của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp
    - Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh
    - Có căn cứ để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, thực hiện việc phân phối
    cũng như tái đầu tư sản xuất kinh doanh.
    - Kết hợp các thông tin thu thập được với các thông tin khác để đề ra chiến
    lược, giải pháp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong tương lai.
     Đối với Nhà nước:
    Việc tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh cũng
    có ý nghĩa quan trọng:
    - Trên cơ sở các số liệu về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
    doanh của doanh nghiệp cơ quan thuế xác định các khoản thuế phải thu, đảm
    bảo nguồn thu cho Ngân sách quốc gia. Từ đó, Nhà nước tái đầu tư vào cơ sở hạ
    tầng, đảm bảo điều kiện về Chính trị - An ninh – Xã hội tốt nhất.
    - Thông qua tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của các doanh
    nghiệp các nhà hoạch định chính sách quốc gia sẽ có cơ sở để đề ra các giải
    pháp phát triển nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ, chính sách thuế và các
    khoản trợ cấp, trợ giá. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
    Sinh viên: Vũ Khiết Chinh – QT 1504K 3
     Đối với nhà đầu tư:
    Thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của
    doanh nghiệp trên các báo cáo tài chính các nhà đầu tư sẽ phân tích, đánh giá
    xem tình hình hoạt động của doanh nghiệp tốt hay không, có mang lại hiệu quả
    đầu tư cao hay không để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
     Đối với các tổ chức tài chính trung gian:
    Các số liệu về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là căn cứ
    để đưa ra các quyết định cho vay vốn đầu tư.
     Đối với nhà cung cấp:
    Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như lịch sử thanh toán là căn cứ
    để nhà cung cấp đưa ra quyết định cho doanh nghiệp chậm thanh toán hay trả góp.
     Từ những vai trò quan trọng như trên nên việc hoàn thiện công tác hạch
    toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh lại càng phải
    được mỗi doanh nghiệp quan tâm.
    1.1.1 Các khái niệm cơ bản về doanh thu, chi phí và xác định kết quả
    kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp
    1.1.1.1 Doanh thu trong doanh nghiệp xây lắp
     Doanh thu:
    Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số
    149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 – Chuẩn mực số 14 (doanh thu và thu nhập
    khác): Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được
    hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
    thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
     Nội dung doanh thu trong doanh nghiệp xây lắp:
    Với những đặc điểm riêng biệt của mình nên doanh thu của doanh nghiệp
    xây lắp được chia tách cụ thể. Khi doanh nghiệp xây lắp hoàn thành công trình
    hoặc hạng mục công trình được nghiệm thu, bàn giao cho bên chủ đầu tư. Lúc
    đó, sản phẩm xây lắp được coi là tiêu thụ, kế toán doanh nghiệp xây lắp phản
    ánh doanh thu của sản phẩm xây lắp.
    - Doanh thu xây lắp: là số tiền mà doanh nghiệp xây lắp đã được thanh toán
    hoặc chấp nhận thanh toán khi hoàn thành công trình, hạng mục công trình được
    chủ đầu tư nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận. Theo chuẩn mực kế toán số 15 –
    “Hợp đồng xây dựng”. Doanh thu của hoạt động xây lắp bao gồm: Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
    Sinh viên: Vũ Khiết Chinh – QT 1504K 4
     Doanh thu ban đầu được ghi nhận trong hợp đồng
     Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và
    các khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh
    thu, và có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
     Khoản thanh toán khác mà nhà thầu thu được từ khách hàng hay một bên
    khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá hợp đồng.
    - Doanh thu bán hàng nội bộ: Doanh thu tiêu thụ nội bộ là lợi ích kinh tế
    thu được từ việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn
    vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, Tổng công ty tính
    theo giá nội bộ.
    - Doanh thu hoạt động tài chính: Là tổng giá trị lợi ích kinh tế mà doanh
    nghiệp thu được trong kỳ hạch toán phát sinh liên quan đến hoạt động tài chính
    bao gồm những khoản thu về tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức lợi nhuận được chia
    và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. Doanh thu hoạt động
    tài chính bao gồm:
     Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả
    góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua
    hàng hóa, dịch vụ,
     Cổ tức lợi nhuận được chia
     Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
     Thu nhập từ thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư
    vào công ty kiên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác
     Thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác, chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh
    lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn,
    - Thu nhập khác: Là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính
    trước được hoặc có dự tính đến nhưng ít khả năng thực hiện hoặc là những
    khoản không mang tính chất thường xuyên. Thu nhập khác bao gồm:
     Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ
     Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên
    doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác,
     Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản
     Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng
     Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ
     Các khoản thuế được NSNN hoàn lại Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
    Sinh viên: Vũ Khiết Chinh – QT 1504K 5
     Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ
     Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa,
    sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có)
     Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân
    tặng cho các doanh nghiệp
    1.1.1.2 Chi phí trong doanh nghiệp xây lắp
     Chi phí:
    Chi phí: Là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với
    mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh
    doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, dịch vụ nhằm
    đạt đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận.
     Nội dung chi phí trong doanh nghiệp xây lắp
    Chi phí sản xuất: Là tổng số các hao phí lao động và lao động vật hóa được
    biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí sản
    xuất của doanh nghiệp xây lắp bao gồm cả chi phí sản xuất xây lắp và chi phí
    sản xuất ngoài xây lắp. Các chi phí sản xuất xây lắp cấu thành nên giá thành của
    sản phẩm xây lắp.
    - Chi phí sản xuất xây lắp: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao
    động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt
    động xây lắp trong một thời kỳ nhất định. Được tập hợp theo từng công trình,
    giai đoạn công trình để tính giá vốn cho từng công trình cụ thể.
    Chi phí sản xuất ngoài xây lắp gồm:
    - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phục vụ cho quản lý
    chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về chi phí nhân viên quản lý, chi phí
    vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí
    và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
    - Chi phí hoạt động tài chính: Là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong
    kỳ hạch toán liên quan đến các hoạt động về vốn bao gồm các khoản chi phí
    hoặc các khoản lỗ liên quan tới hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi
    vay vốn, chi phí vốn góp liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn,
    lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ.
    - Chi phí khác: Là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các
    nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp như: Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
    Sinh viên: Vũ Khiết Chinh – QT 1504K 6
     Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý,
    nhượng bán TSCĐ (nếu có).
     Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn vào
    công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác.
     Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy thu thuế
     Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hoặc bỏ sót do ghi sổ kế toán
     Các khoản chi phí khác
    - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):Thuế TNDN là một loại
    thuế trực thu, thu dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng của
    doanh nghiệp. Chi phí thuế TNDN bao gồm:
     Chi phí thuế TNDN hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu
    nhập chịu thuế trong năm và thuế suất TNDN hiện hành.
     Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Là số thuế sẽ phải nộp trong tương lai phát
    sinh từ ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả trong năm, hoàn nhập tài sản thuế
    hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
    1.1.1.3 Xác định kết quả kinh doanh
     Khái niệm:
    - Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động tiêu thụ hàng hóa,
    sản phẩm của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi
    hay lỗ trong thời kỳ nhất định.
    - Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
     Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là chênh lệch giữa doanh thu
    thuần và giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp
     Kết quả kinh doanh hoạt động tài chính: là chênh lệch giữa doanh thu của
    hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
     Kết quả hoạt động khác: là chênh lệch các khoản thu nhập khác và các
    khoản chi phí khác
    - Công thức xác định kết quả kinh doanh:
    Kết quả
    kinh doanh
    =
    Kết quả hoạt
    động SXKD
    +
    Kết quả hoạt
    động tài chính
    +
    Kết quả hoạt
    động khác
    Cụ thể:
    Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
    Kết quả
    hoạt động
    sản xuất
    kinh doanh
    =
    Doanh thu
    thuần từ bán
    hàng và cung
    cấp dịch vụ
    -
    Giá vốn hàng
    bán
    -
    Chi phí quản
    lý doanh
    nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
    Sinh viên: Vũ Khiết Chinh – QT 1504K 7
    Kết quả hoạt động tài chính
    Kết quả hoạt
    động tài chính
    =
    Doanh thu hoạt
    động tài chính
    - Chi phí hoạt động tài chính
    Kết quả hoạt động khác
    Kết quả hoạt
    động khác
    = Thu nhập khác - Chi phí khác
    1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
    kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp
     Nhiệm vụ của kế toán doanh thu
    - Tổ chức ghi chép, theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời và giám
    sát chặt chẽ các khoản doanh thu.
    - Phản ánh, ghi chép đầy đủ tình hình hiện có và biến động tăng giảm về
    mặt lượng và mặt giá trị các công trình. Theo dõi chi tiết thanh toán với người
    mua, Ngân sách nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí các công trình hoàn
    thành, các sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
     Nhiệm vụ của kế toán chi phí
    - Căn cứ thực tế quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán
    chi phí phải vận dụng các phương pháp kế toán (phương pháp tính giá thành
    công trình, phương pháp tính giá vốn công trình, phương pháp khấu hao) cho
    phù hợp.
    - Ghi chép đầy đủ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
    doanh
    - Tiến hành tập hợp và phân bổ các khoản chi phí hợp lý
     Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh
    - Xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt
    động, từng thời kỳ
    - Hạch toán chính xác, kịp thời kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung
    cấp các thông tin phục vụ cho việc quyết toán, ra quyết định của nhà quản trị.
    - Phân tích, đánh giá tình hình xây dựng các công trình, tình hình tài chính
    tại doanh nghiệp
    1.2 Tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
    trong doanh nghiệp xây lắp
     Một số đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây
    lắp: Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
    Sinh viên: Vũ Khiết Chinh – QT 1504K 8
    - Được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng đã ký với đơn vị chủ đầu tư sau
    khi trúng thầu hoặc được chỉ định thầu. Trong hợp đồng, hai bên đã thống nhất
    với nhau về giá trị thanh toán của công trình cùng với các điều kiện khác, do vậy
    tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ, nghiệp vụ bàn
    giao công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành đạt
    điểm dừng kỹ thuật cho bên giao thầu chính là quy trình tiêu thụ sản phẩm xây
    lắp. Trường hợp nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, thì phần công
    việc đã hoàn thành thuộc hợp đồng xây dựng được nhà thầu tự xác định một
    cách đáng tín cậy bằng phương pháp quy định được coi là sản phẩm hoàn thành
    bàn giao.
    - Trong ngành xây lắp, tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật của sản phẩm đã
    được xác định cụ thể trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt, do vậy doanh
    nghiệp xây lắp phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về kỹ thuật, chất lượng
    công trình.
    - Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết
    cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian xây dựng để hoàn thành sản
    phẩm có giá trị sử dụng thường dài.
    - Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện cần thiết cho
    sản xuất như các loại máy móc, thiết bị, nhân công phải di chuyển theo địa
    điểm đặt công trình. Mặt khác, việc xây dựng còn chịu tác động của địa chất
    công trình và điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương Cho nên công tác
    quản lý và sử dụng tài sản, vật tư cho công trình rất phức tạp, đòi hỏi phải có
    mức giá cho từng loại công tác xây, lắp cho từng vùng lãnh thổ.
    - Trong các doanh nghiệp xây lắp, cơ chế khoán đang được áp dụng rộng
    rãi với các hình thức giao khoán khác nhau như: Khoán gọn công trình (khoán
    toàn bộ chi phí), khoán theo từng khoản mục chi phí, cho nên phải hình thành
    bên giao khoán, bên nhận khoán và giá khoán.
    Chính những đặc điểm trên ảnh hưởng tới công tác kế toán doanh thu, chi
    phí và xác định kết quả kinh doanh.
    1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
    1.2.1.1 Chứng từ sử dụng
    - Bảng quyết toán công trình; bảng tổng hợp khối lượng, giá trị hoàn thành
    theo giai đoạn công trình Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
    Sinh viên: Vũ Khiết Chinh – QT 1504K 9
    - Hóa đơn GTGT đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp
    khấu trừ (mẫu số 01-GTKT3/001)
    - Hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ (hóa đơn thông thường) đối với
    doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
    - Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, phiếu chi, séc chuyển khoản, giấy
    báo có của ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng )
    - Chứng từ kế toán khác
    Nguyên tắc ghi nhận doanh thu của hợp đồng xây dựng:
    Ghi nhận doanh thu của hợp đồng xây dựng theo 1 trong 2 trường hợp sau:
    - Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo
    tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một
    cách đáng tin cậy, thì doanh thu của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương
    ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập Báo
    cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hoá đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch
    đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hoá đơn là bao nhiêu;
    - Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo
    giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác
    định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi
    phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã
    hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ phản ánh trên hoá đơn đã lập.
    1.2.1.2 Tài khoản sử dụng
     TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
    - Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá: Phản ánh doanh thu và doanh thu
    thuần của khối lượng hàng hoá đã được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán
    của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng
    hoá, vật tư, lương thực , .
    - Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Phản ánh doanh thu và
    doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (Thành phẩm, bán thành phẩm) đã
    được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này
    chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông
    nghiệp, lâm nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, .
    - Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu và doanh
    thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và
    đã được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. Tài khoản này chủ yếu dùng Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
    Sinh viên: Vũ Khiết Chinh – QT 1504K 10
    cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du
    lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán, .
    - Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Dùng để phản ánh các khoản
    doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các
    nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
    - Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản này
    dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán,
    thanh lý bất động sản đầu tư.
    - Tk 5118: - Doanh thu khác
     Kết cấu tài khoản 511
    Nợ TK 511 Có
    - Kết chuyển doanh thu thuần vào
    TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
    - Doanh thu bán sản phẩm,
    hàng hóa, bất động sản đầu tư và
    cung cấp dịch vụ của doanh
    nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán
    Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
    TK 511 không có số dư cuối kỳ
     TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
    - Tài khoản 5121 - Doanh thu bán hàng hoá: Phản ánh doanh thu của khối
    lượng hàng hoá đã được xác định là đã bán nội bộ trong kỳ kế toán.
    - Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp thương mại như:
    Doanh nghiệp cung ứng vật tư, lương thực, .
    - Tài khoản 5122 - Doanh thu bán các thành phẩm: Phản ánh doanh thu của
    khối lượng sản phẩm cung cấp giữa các đơn vị trong cùng công ty hay Tổng
    công ty.
    - Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất như: Công
    nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây lắp, .
    - Tài khoản 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu của
    khối lượng dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị trong cùng công ty, Tổng công ty. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
    Sinh viên: Vũ Khiết Chinh – QT 1504K 11
     Kết cấu TK 512
    Nợ TK 512 Có
    - Kết chuyển doanh thu bán hàng nội
    bộ thuần sang Tài khoản 911 - “Xác định
    kết quả kinh doanh”.
    - Tổng số doanh thu bán
    hàng nội bộ của đơn vị thực hiện
    trong kỳ kế toán.
    Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
    TK 512 không có số dư cuối kỳ
     TK 337: Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
    Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế
    hoạch và số tiền phải thu theo doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn
    thành do nhà thầu tự xác định của hợp đồng xây dựng dỡ dang. TK này có điểm
    cần chú ý sau:
    - Tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” chỉ
    áp dụng đối với trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh
    toán theo tiến độ kế hoạch. Tài khoản này không áp dụng đối với trường hợp
    hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng
    thực hiện được khách hàng xác nhận.
    - Căn cứ để ghi vào bên Nợ TK 337 là chứng từ xác định doanh thu tương
    ứng với phần công việc đã hoàn thành trong kỳ (không phải hoá đơn) do nhà
    thầu tự lập, không phải chờ khách hàng xác nhận. Nhà thầu phải lựa chọn
    phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành và giao trách nhiệm cho
    các bộ phận liên quan xác định giá trị phần công việc đã hoàn thành và lập
    chứng từ phản ánh doanh thu hợp đồng xây dựng trong kỳ.
    - Căn cứ để ghi vào bên Có TK 337 là hoá đơn được lập trên cơ sở tiến độ
    thanh toán theo kế hoạch đã được quy định trong hợp đồng. Số tiền ghi trên hoá
    đơn là căn cứ để ghi nhận số tiền nhà thầu phải thu của khách hàng, không phải
    là căn cứ để ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán.
    - Tài khoản 337 phải được theo dõi chi tiết theo từng hợp đồng xây dựng.
     
Đang tải...