Luận Văn Hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Bạch Đằng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty cổ phần Bạch Đằng
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong công tác quản lý doanh nghiệp (DN), chi phí sản xuất (CFSX) và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì chúng phản ánh chất lượng của hoạt động doanh nghiệp đặc hoạt đông. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, để tồn tại đứng vững và phát triển thì nhiệm vụ của các doanh nghiệp sản xuất không chỉ là sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm với chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng mà còn phải tìm nhiều biện pháp để hạ giá thành sản phẩm. Đây là tiền đề tích cực giúp doanh nghiệp sản xuất đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh vòng quay vốn, tăng sách cạnh tranh trên thị trường kể cả trong và ngoài nước, từ đó tăng tích luỹ cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống công nhân viên.
    Để đạt được điều đó thì trước hết doanh nghiệp phải kiểm tra quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, lựa chọn phương án sản xuất có chi phí thấp nhất. Thông qua bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, những thông tin và nhận định chính xác sẽ giúp các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp phân tích, đánh giá được tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư lao động tiền vốn là tiết kiệm hay lãng phí, có hiệu quả hay không? Từ đó, đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm và đưa ra các quyết định quản lý thích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu cần thiết yếu và luôn là vấn đề mang tính thời sự hạ giá thành được đặt ra như một nhu cầu bức thiết khách quan, nhằm tạo tiền đề cho các ngành khác nền kinh tế quốc dân cùng hạ giá thành sản phẩm. Bởi vì, xây dựng cơ bản tạo ra và trang vị tài sản cố định cho các ngành khác, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất trong nền kinh tế.
    Trong quá trình tìm hiểu về mặtlý luận và thực tiễn tại Công ty cổ phần Bạch Đằng (tổng Công ty xây dựng Hà Nội), nhận thức được tầm quan trọng và vai trò tích cực của việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản với những đặc thù riêng của nó, do vậy em đã quan tâm, đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài kế toán “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Bạch Đằng” cho luận văn tốt nghiệp của mình
    Mặc dù trong thời gian thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ tận tâm nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán, các thầy cô giáo bộ môn, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Phạm Thị Bích Chi cùng với sự nỗ lực của bản thân, song do trình độ còn hạn chế và thời gian thực tập tìn hiểu thực tế không nhiều nên chắc chắn luận văn không trách khỏi những thiếu sót. vì vậy em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, các anh chị trong phòng kế toán Công ty để em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình và để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu, phục vụ tốt hơn trong công tác sau này.
    Nội dung luận văn gồm 3 phần:
    Phần I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản
    Phần II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng
    Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng.
    Phần I
    Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán chi phí
    sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các
    doanh nghiệp xây dựng cơ bản
    I- XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
    Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất độc lập, giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong hệ thống nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của nó nhằm mục đích tạo ra sản phẩm vật chất, trang bị tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, tăng tiềm lực kinh tế quốc phòng cho đất nước. So với các ngành sản xuất khác, xây dựng cơ bản có đặc thù riêng được thể hiện ở đặc điểm của ngành và của sản phẩm xây dựng
    Sản phẩm xây dựng cơ bản là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, nơi sản xuất cũng là nơi sau này phát huy tác dụng, được phân bổ nhiều vùng, lãng thổ; sản phẩm xây dựng thường có thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài, lại có giá trị lớn do đó đòi hỏi chất lượng công trình phải được đảm bảo; sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về nhiều mặt kinh tế, chính trị, nghệ thuật, kỹ thuật. Chúng rất đa dạng nhưng lại mang tính độc lập đơn chiếu. Mỗi công trình thường được xây dựng theo 1 thiết kế, kỹ thuật riêng, có giá trị dự toán riêng và tại một địa điểm riêng. Sản phẩm xây dựng hoàn thành không được nhâp không mà được tiêu thụ ngay theo giá dự toán hoặc giá thầu đã được thoả thuận với đơn vị chủ đầu tư từ trước. Do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ.
    Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất, đến công tác quản lý trong xây dựng cơ bản. Đó là việc thi công xây dựng phải tiến hành chủ yếu ngoài trời, chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết nên dễ mất mát hư hỏng. Mỗi công tình thi công được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau (khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu). Do đó, quá trình thi công, điều kiện thi công không ổn định, luôn biến động theo địa điểm xây dựng. Các sản phẩm xây dựng hầu hết được tiến hành thi công theo các đơn đặt hàng cụ thể và được cố định tại nơi sản xuất. Do vậy, các điều kiện khác phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Tính chất của công việc không ổn định, luôn biến đổi theo công trình, địa điểm công trình và điều kiện thi công đòi hỏi các đơn vị xây dựng phải lựa chọn các phương án xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công.
    Những đặc điểm trên đây của ngành xây dựng cơ bản có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng thể hiện ở nội dung, phương pháp, trình tự, cách phân loại chi phí và cơ cấu giá thành sản phẩm. Để phát huy đầy đủ là vai trò, là công cụ phục vụ quản lý kinh tế, công tác kế táon trong doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phải được tổ chức sao cho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ trong xây dựng cơ bản. Vậy nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thàn sản phẩm trong xây dựng cơ bản là phải cung cấp số liệu một cách chính xác kịp thời, hạch toán đầy đủ chi phí giá thành sản phẩm sẽ giúp ban quản lý đưa ra được quyết định hợp lý phục vụ cho mục tiêu của doanh nghiệp.
    Mặt khác, tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng ở nước ta hiện nay thường phổ biến theo phương thức “khoán gọn” các công trình cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. Trong giá khoán gọn không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, dụng cụ, chi phí chung của bộ phận khoán.
    II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:
    1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí trong doanh nghiệp xây dựng.
    1.1. Khái niệm và bản chất:
    Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với quá trình sản xuất. Đó là quá trình kết hợp của ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Như vậy, để tiến hành sản xuất, người sản xuất phải bỏ ra chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là yếu tố khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh các chi phí này được biểu hiện dưới dạng giá trị được gọi là chi phí sản xuất.
     
Đang tải...