Luận Văn Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán HTK tại TCT rau quả nông sản với việc tăng cường quản trị nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán HTK tại TCT rau quả nông sản với việc tăng cường quản trị nội bộ
    PHẦN MỞ ĐẦU
    ********
    1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều thuận lợi và tiềm năng về đất đai, lao động và điều kiện sinh thái cho phép phát triển sản xuất nhiều loại rau quả nông sản có giá trị lớn. Xuất khẩu rau quả nông sản từ lâu đa đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tã nước ta. Xuất khẩu rau quả nông sản là một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nước, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho khu vực nông thôn. Hơn thế nữa xuất khẩu rau quả nông sản còn kích thích hàng loạt các nghề khác cùng phát triển đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, tạo ra một động lực quan trọng thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiện.
    Hiện nay sau một thời gian gia nhập WTO vấn đề đặt ra cho TCT RQ Nông sản – TCT đầu ngành trong lĩnh vực này là phải đổi mới sao cho hiệu quả hơn, sức cạnh tranh cao hơn nếu không muốn sản phẩm và sức cạnh tranh thua ngay trên sân nhà. Muốn làm được điều đó TCT phải tự xây dựng cho mình một nền tài chính lành mạnh cùng với cơ chế quản lý kinh tế - tài chính có hiệu quả trong đó công tác quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán và công tác phân tích hoạt động kinh tế phải đặc biệt được coi trọng để TCT từng bước nâng cao vị thế của mình. Trong các tài sản của TCT, HTK có thể coi là tài sản rất quan trọng bởi vì việc xác định giá trị HTK ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán và do vậy có ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận thuần trong năm của TCT mà công việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị HTK luôn là công việc khó khăn và phức tạp hơn hầu hết các tài sản khác. TCT có rất nhiều khoản mục HTK khó phân loại và định giá chính vì thế thực hiện tốt việc theo dõi hạch toán HTK cho phép TCT thấy được những sai sót, yếu kém trong công tác kế toán và công tác quản lý và xác định đúng trách nhiệm của TCT trong việc thực hiện nghiệp vụ đối với Nhà nước tiết. kiệm được thời gian, chi phí và nâng cao được hiệu quả quản lý. Thực tế kế toán HTK tại TCT đã và đang ngày càng được hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin trong việc điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh với tư cách là một trong những công cụ mạnh phục vụ quản lý. Tuy nhiên hạch toán tại TCT rau quả nông sản cho thấy về cơ bản mới chỉ thoả mãn nhu cầu nắm bắt thông tin tổng hợp chứ chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin cần thiết cho các nhà quản lý bởi vì yêu cầu của quản lý là thông tin đầy đủ kịp thời chính xác do kế toán cung cấp để bảo đảm quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, sử dụng vật tư hàng hóa tiết kiệm có hiệu quả nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ đồng thời xây dựng mức dự trữ HTK hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
    Nhận thức được tầm quan trọng như vậy tác giả đã chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán HTK tại TCT rau quả nông sản với việc tăng cường quản trị nội bộ”.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Từ lý luận về hạch toán HTK và trên cơ sở xem xét , phân tích thực trạng tổ chức kế toán HTK ở các đơn vị thành viên TCT rau quả nông sản, đối chiếu với những cơ sở lý luận đã được tổng kết, luận văn đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán hạch toán HTK , phục vụ nhu cầu quản trị HTK tại TCT để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    a.Về lý luận: Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về tổ chức kế toán HTK trong các DN .
    b.Về thực tiễn: Nêu và phân tích thực trạng công tác tổ chức kế toán HTK (NVL, CCDC, SPDD) tại TCT Rau quả nông sản.
    c.Phạm vi nghiên cứu: tại văn phòng TCT rau quả nông sản. Đây là đơn vị có ảnh hưởng lớn đến công tác kế toán phục vụ mục tiêu quản trị DN.
    d. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2005 tới nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin để luận giải các vấn đề liên quan.
    Phương pháp: khảo sát thu thập tài liệu, thống kê, so sánh kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích tình hình thực tiễn.
    5. Những đóng góp
    Về mặt khoa học luận văn sẽ hệ thống hoá và tổng kết những vẫn đề lý luận về tổ chức kế toán HTK trong các DN .
    Về thực tiễn trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán HTK luận văn đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này phục vụ nhu cầu quản trị HTK trong đơn vị.
    6. Nội dung nghiên cứu
    Ngoài lời mở đầu, kết cấu luận văn gồm 3 chương
    Chương I : Lý luận chung về tổ chức kế toán HTK tại các DN .
    Chương II: Thực trạng công tác tổ chức kế toán HTK tại TCT Rau quả Nông Sản.
    Chương III: Phương pháp và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán hàng tồn TCT Rau quả Nông Sản để nâng cao hiệu quả quản trị.
     
Đang tải...