Luận Văn Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngày nay, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn được coi là ưu tiên số một trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là đào tạo kỹ năng để nâng cao hiệu quả làm việc của mỗi vị trí. Trong bối cảnh, các doanh nghiệp liên tục mở rộng địa bàn, loại hình kinh doanh cũng như đội ngũ nhân viên trong khi vẫn phải duy trì tính thống nhất và không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ thì việc đào tạo nguồn nhân lực lại càng trở nên quan trọng hơn.Nguồn nhân lực chất lượng tốt sẽ giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hơn nữa, nguồn nhân lực còn góp phần làm tăng năng suất lao động, là yếu tố quyết định trong việc tăng doanh thu cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh và ổn định góp phần làm tăng trưởng bền vững nền kinh tế của đất nước.Mặt khác, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ thì các doanh nghiệp đứng trước hai lựa chọn là thay đổi để phù hợp hoặc bị diệt vong. Chính vì vậy để doanh nghiệp có thế phát triển mạnh và bền vững thì phải tiến hành đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường công nghệ. Techcombank là một Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập và đăng kí hoạt động tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Techcombank được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động số 004/NH-GP ngày 6 tháng 8 năm 1993 và có thời hạn 20 năm kể từ ngày cấp và được gia hạn thêm 99 năm theo Quyết định số 330/QĐ-NH5 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 8 tháng 10 năm 1997. Techcombank được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 1993 với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng nhằm mục đích trở thành một trung gian tài chính hiệu quả, nối liền những nhà tiết kiệm với nhà đầu tư đang cần vốn để kinh doanh, phát triển nền kinh tế trong thời kì mở cửa. Trụ sở chính ban đầu được đặt tại 24 Lý Thường Kiệt. Đến năm 1995, vốn điều lệ tăng lên 51,495 tỷ đồng và thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh. Đến năm 1996, chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh được thành lập tại Hà Nội, đồng thời khai trương phòng giao dịch Thắng Lợi thuộc Techcombank Hồ Chí Minh. Và vốn điều lệ tiếp tục được tăng lên 70 tỷ đồng. Sau 2 năm, năm 1998 trụ sở chính được chuyển sang Tòa nhà Techcombank – 15 Đào Duy Từ Hà Nội và khai trương chi nhánh Techcombank Đà Nẵng, mạng lưới giao dịch đã phủ khắp Bắc Trung Nam. Từ năm 1999 đến năm 2001, vốn điều lệ tăng lên 102,345 tỷ đồng và khai trương phòng giao dịch số 3 tại Khâm Thiên Hà Nội. Trong năm 2001, Techcombank đã ký kết với nhà cung cấp phần mềm hệ thống Ngân hàng hàng đầu thế giới Temenos Holding NV về việc triển khai hệ thống phần mềm Globus cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đến năm 2002, Khai trương chi nhánh Chương Dương và Hoàn Kiềm Hà Nội, chi nhánh Hải Phòng, Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng, chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm này, Techcombank trở thành Ngân hàng cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng rãi nhất tại thủ đô Hà Nội, bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. Vốn điều lệ được tăng lên 104,435 tỷ đồng. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự biến chuyển liên tục của thị trường trong và ngoài nước đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có những chính sách để thay đổi sao cho phù hợp. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Techcombank đã tương đối đáp ứng được nhu cầu công việc thể hiện ở những thành tựu đã đạt được. Như: chất lượng cán bộ nhân viện của Ngân hàng không ngừng được nâng cao qua các năm, chương trình đào tạo đã thống nhất và đảm bảo chất lượng, lựa chọn đối tượng đào tạo dân chủ, công khai, đội ngũ giảng viên đầy đủ cả về số lượng và chất lượng . Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều bất cập như sự lựa chọn giảng viên chưa chuyên nghiệp, việc đánh giá sau đào tạo còn chưa có tính sát với thực tế cao Chính vì đó, Ngân hàng cần cần phải không ngừng áp dụng các công nghệ đào tạo mới để nâng cao chất lượng về mọi mặt trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...