Luận Văn Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty xây dựng Lũng Lô

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 18/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, MẪU PHIẾU
    LỜI MỞ ĐẦU 8
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP. 11
    1.1 Tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp 11
    1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 11
    1.1.2 Tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 12
    1.2 Phân loại các hình thức đào tạo 13
    1.3 Tiến trình xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 14
    1.3.1 Các căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 14
    1.3.2 Tiến trình xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 15
    1.3.2.1 Xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo. 15
    1.3.2.2 Lựa chọn đối tượng đào tạo. 19
    1.3.2.3 Xây dựng nội dung chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo 20
    1.3.2.4 Dự tính chi phí đào tạo. 24
    1.3.2.5 Lựa chọn và đào tạo giáo viên. 24
    1.3.2.6 Đánh giá chương trình và hiệu quả đào tạo. 25
    1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 26
    1.4.1 Quan điểm của doanh nghiệp về đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 26
    1.4.2 Mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 26
    1.4.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ, kinh phí, cơ sở vật chất 27
    1.4.4 Các chính sách phát triển và đặc điểm cạnh tranh của nguồn nhân lực 28
    1.4.5 Yếu tố khác. 28
    CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ 30
    2.1 Một số đặc điểm công ty ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 30
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xây dựng Lũng Lô 30
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động. 32
    2.1.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh. 38
    2.1.4 Đặc điểm về nguồn nhân lực. 39
    2.1.5 Tình hình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 45
    2.1.6 Các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của Công ty Xây dựng Lũng Lô 47
    2.2. Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty Xây dựng Lũng Lô 50
    2.2.1 Thực trạng công tác đào tạo tại Công ty Xây dựng Lũng Lô. 51
    2.2.1.1 Xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo. 51
    2.2.1.2 Lựa chọn đối tượng. 55
    2.2.1.3 Lựa chọn phương pháp đào tạo. 55
    2.2.1.4 Xây dựng nội dung chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo 59
    2.2.1.5 Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo và phát triển. 60
    2.2.1.6 Lựa chọn và đào tạo giáo viên. 63
    2.2.1.7 Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo. 64
    2.2.1.8 Các chế độ chính sách đối với người lao động. 65
    2.2.2. Đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty Xây dựng Lũng Lô năm 2005 – 2007. 67
    2.2.1.1 Quy mô đào tạo. 67
    2.2.1.2 Chất lượng đào tạo. 70
    2.2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. 74
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ 78
    3.1 Phương hướng, nhiệm vụ sử dụng lao động trong công ty trong giai đoạn 2008 - 2010 78
    3.1.1 Thực hiện tổ chức, biên chế. 78
    3.1.2 Quản lý và sử dụng lao động trong 2008 và kế hoạch hóa nguồn nhân lực dài hạn cho công ty. 79
    3.2 Quan điểm, mục tiêu, phương hướng nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 79
    3.2.1 Quan điểm, phương hướng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty Xây dựng Lũng Lô. 79
    3.2.2 Mục tiêu, chiến lược công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty Xây dựng Lũng Lô. 81
    3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 81
    3.3.1 Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 82
    3.3.2 Các hình thức đào tạo mới 85
    3.3.3 Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 88
    3.3.4 Một số quy định, quy chế phục vụ cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 89
    3.3.5 Đánh giá khả năng thực hiện công việc và phân tích công việc của người lao động. 89
    3.3.6 Tạo động lực cho cán bộ công nhân viên trong công ty. 94
    3.3.7 Xây dựng hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty. 96
    3.3.8 Tổ chức chương trình thợ giỏi, có tay nghề. 97
    3.3.9 Nâng cao vai trò công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sau mỗi chương trình học. 99
    3.4 Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty Xây dựng Lũng Lô 100
    KẾT LUẬN 105
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài.
    Một tổ chức, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố đầu tiên là cần có nguồn nhân lực vì con người là nguồn gốc để sáng tạo ra giá trị mới, có con người thì các nguồn lực khác mới có khả năng phát huy tác dụng. Đầu tư vào yếu tố con người mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh.
    Thời đại công nghệ thông tin hiện nay đã tác động mãnh mẽ đến dây chuyền sản xuất, cung cách quản lý, đến nếp sống và suy nghĩ của mọi người trong doanh nghiệp. Điều đó đã làm cho các nhà lãnh đạo phần nào quan tâm và trang bị cho người lao động mọi kiến thức kỹ năng để theo kịp với sự đổi mới. Nhu cầu đào tạo và phát triển trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Được xem như là mục tiêu chiến lược phát triển mỗi tổ chức.
    Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một chức năng quan trọng của quản trị nhân lực. Nó là phương hướng quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đây là nhu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ loại hình tổ chức nào.Tuy nhiên không phải bất kỳ tổ chức nào cũng nhận thức được đầy đủ vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh những doanh nghiệp biết chú trọng, đầu tư cho công tác này, cũng còn không ít những doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện cần thiết cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả công việc, cũng như sự phát triển bền vững ổn định của doanh nghiệp. Đặc biệt với Công ty Xây dựng Lũng Lô, với quy mô doanh nghiệp tương đối lớn, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn cao để quản lý điều hành công ty hiệu quả, cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, Công ty đã rất chú trọng cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

    Nhận thức được tầm quan trọng đó, em quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Xây Dựng Lũng Lô”
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
    * Mục đích:
    - Nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
    - Xác định rõ nguyên nhân, đánh giá đúng thực trạng để từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Xây dựng Lũng Lô. Từ đó tạo cho công ty có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đáp ứng yêu cầu công việc.
    3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Xây dựng Lũng Lô.
    * Phạm vi nghiên cứu:
    Nghiên cứu trong phạm vi các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty Xây dựng Lũng Lô trong 3 năm từ 2005 - 2007.
    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Đề tài đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
    - Phương pháp so sánh thống kê.
    - Phương pháp khảo sát
    5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
    - Giúp hệ thống hóa các kiến thức về một vấn đề khoa học quản trị nhân lực trong doanh nghiệp.
    - Trau dồi phương pháp nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức lý luận của hoạt động quản lý vào thực tiễn công tác sản xuất kinh doanh và giải quyết các vấn đề đặt ra của doanh nghiệp.
    6. Kết cấu của luận văn.
    Chương I: Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
    Chương II: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty Xây dựng Lũng Lô.
    Chương III: Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Xây dựng Lũng Lô.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...