Luận Văn Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên bán hàng tại công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu VIETTEL

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên bán hàng tại công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu VIETTEL

    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Xuất hiện khoảng 5 năm trước, bắt đầu từ thị trường thành phố Hồ Chí Minh, siêu thị điện thoại di động tới tấp mọc lên, dần thay thế các cửa hàng bán di động nhỏ lẻ .Các siêu thị điện thoại di động đã nhanh chóng gây dựng được tên tuổi như Viễn thông A, Thế giới di động, AX Mobile, Mai nguyen mobile . rồi dần dần, mô hình này lan tới các thị trường khác như Hà Nội hay các tỉnh lân cận. Song song với sự bùng nổ về sản phẩm điện thoại di động, thị trường bán lẻ điện thoại di động Việt Nam đánh dấu sự thăng tiến của nhiều thương hiệu như Thế giới di động, FPT [IN], Đức Hiếu mobile, Xuất nhập khẩu Viettel .
    Từ năm 2009, Việt Nam bắt đầu mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ theo như những cam kết WTO - Tổ chức thương mại quốc tế. Do vậy những doanh nghiệp lớn nước ngoài với nguồn lực dồi dào chắc chắn sẽ nhảy vào Việt Nam trong thời gian ngắn. Vì thế những doanh nghiệp bán lẻ di dộng trong nước buộc phải dồn nguồn lực để chiếm thị trường trước khi quá muộn. Động thái này dự báo cho một cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam trong những năm sắp tới.
    Trên thị trường hiện nay, đâu đâu cũng thấy những chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt thu hút khách hàng và điều đó càng làm tăng thêm sức nóng cho thị trường di động tại Việt Nam. Một số chuyên gia có cùng nhận định: “ Thị trường đang bị chia nhỏ lẻ cho nhiều nhà bán lẻ. Nhưng cũng từ đây, sự cạnh tranh của các thương hiệu lớn sẽ quyết liệt hơn để xác lập ngôi vị đứng đầu thuộc về ai trong những tên tuổi lớn trên thị trường bán lẻ điện thoại di động” .
    Theo khảo sát của 2 công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu GfK và AC nielsen: “Dự kiến thị trường bán lẻ công nghệ, điện tử ở Việt Nam có doanh số khoảng 3 tỷ USD/năm, doanh số bán lẻ hiện chỉ đạt 1,2 - 1,3 tỷ USD/năm và còn đến 60% thị trường chưa được khai thác đúng mức. Tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ điện thoại di động khá tốt, khoảng 40%/năm và sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới vì thời gian thay đổi điện thoại ngày càng ngắn” . “ Trung bình tốc độ thay máy di động hiện từ 1 đến 1, 5 năm. Còn ở các thành phố lớn tập trung người có thu nhập cao hơn thì vòng đời điện thoại còn ngắn hơn thế. Và những doanh nghiệp có tiềm lực thực sự không thiếu cơ hội để bứt phá” - theo ông Nguyễn Quang Tiệp – Giám đốc Marketing chuỗi cửa hàng FPT [IN] thuộc FPT Retail. Do đó, mô hình siêu thị điện thoại di động sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới bởi tính tiện dụng cùng khả năng đáp ứng cao các yêu cầu của khách hàng tại thị trường Việt Nam có 85 triệu dân, mức tăng GDP trên 8,4%.
    Để cạnh tranh và tạo được tên tuổi trong hàng loạt các siêu thị điện thoại di động đang mọc lên như nấm, mỗi một hệ thống đều phải tạo ra cho mình một giá trị khác biệt. Ngoài các chương trình khuyến mãi hấp dẫn với giá cả cạnh tranh, các siêu thị cần chú trọng đến chất lượng dịch vụ, kỹ năng tư vấn và dịch vụ hậu mãi để giữ chân khách hàng. Vấn đề đặt ra cho các nhà bán lẻ là việc nâng cao chất lượng nhân viên bán hàng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tạo nên lợi thế cạnh tranh trước những đối thủ của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...