Luận Văn Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội



    Nguồn nhân lực là vốn quan trọng trong bất kì tổ chức nào, chất lượng nguồn nhân lực chính là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, do vậy cần thiết phải có một đội ngũ lao động trình độ chuyên môn cao, giỏi, thạo việc để doanh nghiệp có thể phát triển vững mạnh
    Công nhân kỹ thuật (CNKT) chiếm một vị trí to lớn trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đây là bộ phận lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm, chất lượng sản phẩm tuỳ thuộc vào tay nghề và ý thức làm việc của họ. Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hoá, máy móc được trang bị ngày càng hiện đại. Công nhân kỹ thuật phải có đủ trình độ để vận hành quá trình sản xuất, là bộ phận lao động chính tạo chỗ đứng cho doanh nghiệp trên thị trường.
    Việc học tập, nâng cao trình độ kỹ thuật cho công nhân là một nhu cầu bức thiết của nhiệm vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, tạo đà hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng đó nên Đảng uỷ, Công đoàn và Đoàn thanh niên công ty trong nhiều nhà máy xí nghiệp, công trường, cơ quan đã thực hiện được tốt công tác này, tạo điều kiện cho mỗi nhà máy là một trường học kỹ thuật cho công nhân. Tuy nhiên, công tác đào tạo CNKT trong một số nhà máy vẫn chưa được coi trọng, hay có được đề cập đến song cũng còn có nhiều thiếu sót hoặc về mặt này, hoặc về mặt khác cho nên hàng năm số CNKT được đào tạo còn rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu của công tác chuyên môn đòi hỏi.
    Sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và thực hiện công tác đào tạo CNKT nói riêng của Công ty cổ phần Lilama Hà Nội thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam, em nhận thấy đào tạo luôn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của công ty, vì vậy đòi hỏi mỗi công ty phải xây dựng cho mình một chương trình đào tạo hoàn thiện, đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, thực hiện tái sản xuất mở rộng, cơ cấu tổ chức thay đổi thì công tác đào tạo CNKT trong Công ty cổ phần Lilama Hà Nội vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định. Em mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội”, đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện công tác đào tạo CNKT tại Công ty, góp phần nâng cao tay nghề cho người công nhân.
    Mục đích nghiên cứu đề tài: tìm hiểu thực trạng đào tạo CNKT và các yếu tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo CNKT tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội
    Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề về hoạt động đào tạo CNKT và những hạn chế, tồn tại
    Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần Lilama Hà Nội về công tác đào tạo CNKT
    Phương pháp nghiên cứu: phân tích, thống kê, tính toán, tổng hợp, phỏng vấn, điều tra chọn mẫu (Với tổng số CNKT 534 người, do không đủ điều kiện tiến hành điều tra tất cả số công nhân nên em chọn mẫu là 50 người. Căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện công tác đào tạo CNKT tại Công ty, vào tỷ lệ, cơ cấu CNKT đã qua đào tạo em chia thành 26 phiếu phỏng vấn những công nhân đã tham gia từ một khoá đào tạo trở lên, 24 phiếu phỏng vấn những người chưa từng qua bất kì khoá đào tạo nào. Do công ty chỉ có nhu cầu đào tạo công nhân hàn và công nhân gia công nên trong số 26 phiếu phỏng vấn người qua đào tạo thì có 16 phiếu dành cho công nhân hàn và 10 phiếu dành cho công nhân gia công. 24 phiếu còn lại tiến hành phỏng vấn công nhân các ngành nghề khác, có số lượng tương đối lớn, mang tính chất đại diện trong Công ty)
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề chia làm ba phần:
    Chương I: Cơ sở lý luận chung về đào tạo CNKT trong doanh nghiệp
    Chương II: Thực trạng đào tạo CNKT tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội
    Chương III: Một số biện pháp hoàn thiện công tác đào tạo CNKT tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO CNKT 3

    I. CNKT và vai trò của CNKT trong quá trình phát triển doanh nghiệp 3
    1. Khái niệm CNKT 3
    2. Phân loại CNKT 4
    2.1. Phân loại CNKT theo trình độ lành nghề 4
    2.2. Phân loại CNKT theo ngành nghề 5
    3. Vai trò CNKT đối với quá trình phát triển của DN 6
    II. Đào tạo công nhân kỹ thuật 7
    1. Khái niệm đào tạo CNKT 7
    2. Mục tiêu và vai trò của đào tạo CNKT 9
    2.1. Mục tiêu của đào tạo CNKT 9
    2.2. Vai trò của đào tạo CNKT 9
    3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo CNKT 10
    3.1. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 10
    3.2. Nhân tố bên trong DN 11
    4. Các phương pháp đào tạo CNKT 14
    4.1. Đào tạo tại các trường dạy nghề chính quy, trung tâm dạy nghề tại doanh nghiệp 14
    4.2. Đào tạo tại nơi làm việc 15
    III. Tiến trình đào tạo CNKT 16
    1. Xác định nhu cầu đào tạo CNKT 17
    1.1. Nhu cầu đào tạo CNKT 17
    1.2. Nhu cầu tuyển sinh CNKT 20
    2. Xác định mục tiêu đào tạo 20
    3. Xác định đối tượng đào tạo 21
    4. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo 21
    5. Lựa chọn cơ sở đào tạo và giáo viên đào tạo 22
    6. Dự tính chi phí đào tạo 22
    7. Đánh giá chương trình đào tạo 23
    7.1. Đánh giá các yếu tố đầu vào 24
    7.2. Đánh giá tiến trình đào tạo 24
    7.3. Đánh giá kết quả đào tạo 24
    7.4. Đánh giá hiệu quả đào tạo 25
    IV. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo CNKT trong các DNNN 26
    Chương II: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CNKT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA HÀ NỘI 28
    I. Tổng quan về Công ty cổ phần Lilama HN 28
    1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 28
    2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty 31
    2.1. Nhiệm vụ 31
    2.2. Cơ cấu tổ chức 32
    II. Những đặc điểm của Công ty cổ phần Lilama Hà Nội ảnh hưởng tới công tác đào tạo CNKT 35
    1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 35
    2. Đặc điểm nguồn nhân lực và tình hình sử dụng CNKT 38
    2.1. Đặc điểm chung nguồn nhân lực 38
    2.2. Tình hình sử dụng CNKT 41
    3. Đặc điểm máy móc, trang thiết bị 46
    4. Sự cần thiết đào tạo CNKT tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội 47
    III. Thực trạng công tác đào tạo CNKT của công ty 48
    1. Chính sách đào tạo của công ty 48
    2. Các phương pháp đào tạo CNKT tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội 49
    3. Tiến trình đào tạo CNKT 51
    3.1. Rà soát nhân lực 52
    3.2. Xác định nhu cầu 53
    3.3. Lập kế hoạch đào tạo 54
    3.4. Duyệt kế hoạch đào tạo 57
    3.5. Thực hiện kế hoạch đào tạo 57
    3.6. Đánh giá kết quả đào tạo 58
    4. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo CNKT 59
    4.1. Kết quả đào tạo CNKT qua một số năm 59
    4.1. Đánh giá trình độ CNKT so với yêu cầu công việc 62
    4.3. So sánh chi phí dự tính và chi phí thực hiện 65
    Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CNKT CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA HÀ NỘI 68
    I. Mục tiêu và phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 68
    1. Quan điểm của Công ty về hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới 68
    2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 69
    II. Nhu cầu CNKT của Công ty trong năm 2006 70
    III. Các giải pháp đề xuất hoàn thiện công tác đào tạo CNKT tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội 71
    1. Các giải pháp về vấn đề đào tạo 71
    1.1. Hoàn thiện việc xác định nhu cầu 71
    1.2. Công tác lập kế hoạch đào tạo 72
    1.3. Lựa chọn đối tượng và giáo viên 72
    1.4. Tổ chức thực hiện đào tạo 73
    1.5. Thực hiện đánh giá toàn diện các khoá đào tạo 74
    2. Một số giải pháp khác 75
    2.1. Nâng cao hiệu quả tuyển dụng 75
    2.2. Tạo động lực cho người được đào tạo 75
    2.3. Tăng cường liên kết đào tạo với các đơn vị đào tạo 75
    2.4. Một số vấn đề khác 76
    III. Một số kiến nghị 77
    1. Đối với công ty 77
    2. Đối với Nhà nước 77
    KẾT LUẬN 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
    PHỤ LỤC 1 80
    PHỤ LỤC 2 83
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...