Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

    MỤC LỤC

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    LỜI NÓI ĐẦU
    PHẦN MỞ ĐẦU:
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Tình hình nghiên cứu
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    3.2. Nhiệm vụ
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    5. Phương pháp nghiên cứu
    6. Kết cấu của đề tài
    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
    1.1. Khái quát chung về cán bộ, công chức
    1.1.1. Khái niệm
    1.1.1.1. Cán bộ
    1.1.1.2. Công chức
    1.1.2. Vai trò của cán bộ, công chức nhà nước
    1.2. Những vấn đề chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước
    1.2.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng
    1.2.2. Vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
    12.3. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
    1.2.4. Nguyên tắc của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
    1.2.5. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng
    1.2.6. Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
    1.2.7. Nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
    1.2.8. Hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC
    2.1. Tổng quan về huyện Mỹ Đức
    2.2. Khái quát thực trạng về đội ngũ công chức huyện Mỹ Đức
    2.2.1. Cơ cấu công chức theo độ tuổi
    2.2.2. Cơ cấu công chức theo trình độ chuyên môn
    2.2.3. Cơ cấu theo trình độ lý luận chính trị
    2.2.4. Cơ cấu công chức theo trình độ quản lý Nhà nước
    2.2.5. Cơ cấu công chức theo trình độ ngoại ngữ
    2.2.6. Cơ cấu công chức theo trình độ tin học
    2.3. Thực trạng về công tác đào tạo bồi dưỡng công chức huyện Mỹ Đức
    2.3.1. Quy định pháp luật Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
    2.3.2. Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
    2.3.3. Nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng
    2.3.4. Hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
    2.3.4.1. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng
    2.3.4.2. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
    2.4. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức huyện Mỹ Đức
    2.4.1 Những mặt đạt được
    2.4.2. Những hạn chế
    2.5. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức huyện Mỹ Đức
    CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CỦA HUYỆN
    3.1. Hoàn thiện công tác quản lý về đào tạo, bồi dưỡng CBCC.
    3.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy.
    3.3. Đổi mới cách ra đề thi
    3.4. Hoàn thiện, đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
    3.5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng “mềm” cho công chức.
    KẾT LUẬN
    PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    CBCC: Cán bộ, công chức
    ĐTBD: Đào tạo, bồi dưỡng
    UBND: Uỷ ban nhân dân
    HĐND: Hội đồng nhân dân
    CNH – HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

    1. Lý do chọn đề tài.

    Trong những năm gần đây, công tác quy hoạch và lập kế hoạch cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức đã được tiến hành định kỳ, thường xuyên và được các cấp lãnh đạo đặc biệt chú trọng quan tâm. Các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của huyện được xây dựng trên cơ sở bám sát chủ trương, đường lối và các quy định của Đảng, Chính phủ và thành phố Hà Nội về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Bên cạnh việc khuyến khích cán bộ đi học tập nâng cao trình độ về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ để tăng cường năng lực cho cán bộ, công chức đáp ứng được những yêu cầu, thách thức của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của tiến trình cải cách hành chính và hội nhập quốc tế. Trong những năm qua UBND huyện Mỹ Đức đã có nhiều nỗ lực triển khai đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC của mình. Tuy nhiên công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của huyện còn nhiều bất cập so với yêu cầu thực tiễn làm giảm hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng, trong đó phải nói tới:
    Các văn bản quy định về công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC của UBND huyện Mỹ Đức còn nhiều thiếu sót, chưa thật sự hoàn chỉnh.
    Tuy công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC của huyện trong những năm gần đây ngày càng được quan tâm nhưng khi tổ chức thực hiện đôi khi CBCC được cử đi học chưa thật sự đúng đối tượng theo nội dung khóa học vì vậy gây sự lãng phí lớn về thời gian, tiền bạc và công sức của người học lẫn bên tổ chức lớp học.
    Chưa có chương trình, giáo trình thật sự riêng biệt dành cho CBCC làm việc trong ngành tổ chức nhà nước; nội dung tài liệu vẫn nặng về lý thuyết, ít bài tập tình huống và rèn luyện kỹ năng.
    Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC của Phòng Nội vụ huyện còn hạn chế và chưa thật sự chuyên nghiệp nên đã có ảnh hưởng phần nào tới chất lượng các khóa đào tạo;
    Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài về việc hoàn thiện hệ thống công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở huyện Mỹ Đức đáp ứng công cuộc CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.
    Đó là lý do để em lựa chọn đề tài ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CHO UBND HUYỆN MỸ ĐỨC – TP. HÀ NỘI” làm khóa luận nghiên cứu.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính nhà nước đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công nhận. Tuy nhiên qua tìm hiểu, em nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBCC hành chính ở huyện Mỹ Đức nhằm đáp ứng đúng với nhu cầu của đội ngũ CBCC của huyện cũng như đúng với chức năng, nhiệm vụ của huyện, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhâp quốc tế.

    3. Mục đích nghiên cứu

    3.1. Mục đích
    Nghiên cứu của khóa luận nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho các cơ quan hành chính nhà nước của huyện Mỹ Đức.
    3.1. Nhiệm vụ
    Trên cơ sở mục đích đề ra, khóa luận tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ sau:
    - Nghiên cứu, tìm hiểu lý luận về đào tạo, bồi dưỡng.
    - Tìm hiểu thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở huyện Mỹ Đức, phân tích nguyên nhân.
    - Từ việc phân tích thực tế, so sánh với lý luận để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho huyện Mỹ Đức.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện.
    - Phạm vi nghiên cứu: UBND huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Mỹ Đức
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, tôi đã sử dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài, đề án liên quan đến công tác đào tạo CBCC nhà nước trong bối cảnh Cải cách hành chính giai đoạn hiện nay; các đề tài liên quan tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCC.
    - Phương pháp nghiên cứu cơ bản như tổng hợp, phân tích hệ thống, phép tư duy biện chứng.
    - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp thống kê, thu thập số liệu.
    - Phương pháp điều tra, khảo sát xã hội học.

    6. Kết cấu của khóa luận.

    Ngoài phần LỜI MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN, MỤC LỤC, PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO phần NỘI DUNG của khóa luận gồm ba chương:
    Chương 1: Lý luận chung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
    Chương 2: Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tại huyện Mỹ Đức
    Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng của huyện Mỹ Đức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...