Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở nước ta (Luận văn 105 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Đảng và Nhà nước Việt Nam nhất quán chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được chủ trương trên đòi hỏi Nhà nước ta, trong đó có chính quyền địa phương các cấp, phải có một đội ngũ công chức có đủ trình độ, năng lực quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện mới. Đội ngũ công chức của nước ta hiện nay phần lớn được đào tạo, bồi dưỡng, trưởng thành trong thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và trong chiến tranh. Để có được đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường thì phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng.

    Đào tạo, bồi dưỡng công chức đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ, năng lực thực thi công việc của công chức đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của cả nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng trong những năm qua, bên cạnh những thành tích đã đạt được cũng còn bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm cần phải tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh bổ sung về đối tượng, chương trình, nội dung, chế độ chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật, giảng viên, cả về cơ cấu đào tạo ở trong nước và nước ngoài; giải quyết mối quan hệ giữa đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng . chính vì vậy tác giả chọn đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội) làm luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị là xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức (ĐT, BDCC) và mong muốn góp một tiếng nói vào lĩnh vực quản lý nhà nước về ĐT, BDCC.

    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

    Việc nghiên cứu, khảo sát về đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được nhiều nhà khoa học, nhiều cán bộ quản lý quan tâm nghiên cứu, như:
    - Đề tài khoa học cấp bộ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế", Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1994.
    - Đề tài thuộc chương trình khoa học cấp Nhà nước KX.05: Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
    - Luận án phó tiến sĩ kinh tế: "Đào tạo lại đội ngũ lao động quản lý nhà nước về kinh tế trong bước chuyển sang kinh tế thị trường" của Lương Xuân Khai, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1994.
    - Luận án tiến sĩ kinh tế: "Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ngoại thành (qua thực tế các huyện ngoại thành Hà Nội)" của Trần Huy Sáng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1999.
    - Luận văn thạc sĩ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá" của Cầm Bá Tiến, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000.
    - Luận văn thạc sĩ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay" của Trần Huy Hoàng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000.
    - Luận văn thạc sĩ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Boly Kham Say Lào", của Khăm Phả Phim Ma Sỏn, năm 2000.
    - Luận văn thạc sĩ "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh An Giang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" của Đỗ Hải Long, Học viện Hành chính quốc gia, năm 2000.
    - Luận văn thạc sĩ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Xay Nha Bu Ly trong thời kỳ hiện nay" của Bua Ly Băn Xa Lít, Học viện Hành chính quốc gia, năm 2003 .
    Nhưng nghiên cứu chuyên về vấn đề Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội) thì chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu và chưa có công trình khoa học nào trùng với đề tài này.

    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

    3.1. Mục đích nghiên cứu: trên sở sở đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hiện nay (qua thực tiễn ở Thành phố Hà Nội), để đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta nói chung và ở Thành phố Hà Nội nói riêng.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta;
    - Đánh giá đúng thực trạng đào tạo, bồi dưỡng công chức qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội 10 năm qua;
    - Đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.

    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    4.1. Đối tượng nghiên cứu: công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của cả nước nói chung, nhưng chủ yếu qua thực tiễn ở địa phương Thành phố Hà Nội.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu: chủ yếu ở phạm vi Thành phố Hà Nội, có tham khảo kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Đà Nẵng; thời gian từ 1995 đến nay và những năm tới.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    Luận văn dựa trên lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ trương, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và công chức của Đảng và Nhà nước ta.
    - Phương pháp trừu tượng hoá khoa học của kinh tế chính trị;
    - Phương pháp phân tích-tổng hợp, lôgíc-lịch sử;
    - Phương pháp điều tra, khảo sát về đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu;
    - Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia về quản lý đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng công chức.

    6. Đóng góp của luận văn

    Luận văn đã phân tích rõ được một số cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Thành phố Hà Nội 10 năm qua. Trên cơ sở đó đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức trong thời gian tới.
    Kết quả của luận văn được dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của Thành phố Hà Nội và cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại Trường Cán bộ Thành phố Hà Nội.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương, 10 tiết.

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA 4

    1.1. Yêu cầu của nền kinh tế thị trường đặt ra đối với việc đào tạo, bồi dưỡng công chức 4
    1.2. Khái niệm và quan điểm về công chức và đào tạo, bồi dưỡng công chức 10
    1.3. Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức và các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng công chức 24
    1.4. Kinh nghiệm của một số thành phố, tỉnh trong đào tạo, bồi dưỡng công chức (thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh, thành phố Đà Nẵng) 41

    Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY 47
    2.1. Vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức và đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội 47
    2.2. Tình hình chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức từ 1995 đến nay 49
    2.3. Đánh giá việc thực hiện một số kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức của thành phố (việc thực hiện Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg; đào tạo, bồi dưỡng công chức ở nước ngoài; chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học ở trong nước; đào tạo nguồn công chức; hội nhập kinh tế quốc tế) 67

    Chương 3: MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC 79
    3.1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức 79
    3.2. Nhiệm vụ chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức 82
    3.3. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức 84
    KẾT LUẬN 93
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

    1. Ban Tổ chức Trung ương, Phân viện Hà Nội (1998), Lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ, Tập 1,2,3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    2. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 01/TU của Thành uỷ Hà Nội (05/2005) về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
    3. Chỉ thị số 206/TTg ngày 5/4/1997 của Thủ tướng chính phủ về việc cử Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Thứ trưởng các Bộ và các cấp tương đương tham gia các khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia.
    4. Chỉ thị số 422/TTg ngày 15/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và công chức nhà nước.
    5. Chỉ thị số 35/CT-TU, ngày 04/8/2005 của Thành uỷ Hà Nội về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô.
    6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCH TW (khoá VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb ST, Hà Nội.
    8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm BCH TW, khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    12. Đề án số 16/ĐA-TU - Đề án của Thành uỷ về nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
    13. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    14. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (1998), Nxb Thanh niên, Hà Nội.
    15. Điều lệ Công đoàn Việt Nam (1989), Hà Nội.
    16. Tô Tử Hạ (chủ biên) (2000), Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức Nhà nước, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Hà Nội.
    17. Hoàng Ngọc Hoà (2000), "Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, huấn luyện cán bộ", Tạp chí Thông tin lý luận, (8).
    18. Hoàng Ngọc Hoà (2001), "Cần có đội ngũ cán bộ biết phát huy dân chủ để thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", Tạp chí Lịch sử Đảng, (1).
    19. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tập bài giảng các môn học chương trình đào tạo cao học chuyên ngành kinh tế chính trị (nhiều tác giả).
    20. Hướng dẫn số 10/BTCCBCP-CĐT ngày 8/5/2001của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức và cán bộ chính quyền cơ sở.
    21. Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. Luật giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành.
    23. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    24. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    25. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    26. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    27. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    28. Hồ Chí Minh (1974), Về vấn đề cán bộ, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    29. Những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    30. Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII).
    31. Nghị quyết Trung ương 6 (khoá IX).
    32. Nghị quyết Trung ương số 42 ngày 30/11/2004 về công tác cán bộ.
    33. Nghị quyết 01/NQ-TU năm 1994 của Thành uỷ Hà Nội về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
    34. Nghị quyết số 20/NQ-TU ngày 8 tháng 5 năm 2005 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2005-2010.
    35. Pháp lệnh cán bộ, công chức 2003.
    36. Pháp lệnh Thủ đô số 29/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000.
    37. Quy định số 54/QĐ-TW ngày 12/5/1999của Ban Chấp hành TW về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng.
    38. Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước.
    39. Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 7/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 - 2005.
    40. Quyết định số 28/2003/QĐ-BNV ngày 11/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn giảng viên quản lý nhà nước giai đoạn 2003 - 2005.
    41. Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 - 2010.
    42. Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
    43. Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 7/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010.
    44. Quyết định số 51/2004/QĐ-BNV ngày 22/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị giai đoạn 2005 - 2010.
    45. Quyết định số 52/2004/QĐ-BNV ngày 26/7/2004 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
    46. Quyết định phân cấp quản lý cán bộ của Thành uỷ Hà Nội.
    47. Quyết định số 167/2002/QĐ- UB ngày 5/12/2002 của UBND Thành phố về ưu đãi khuyến khích các nhà khoa học, chuyên gia giỏi.
    48. Quyết định số 168/2002/ QĐ-UB ngày 5/12/2002 của UBND Thành phố về đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ.
    49. Quyết định của UBND Thành phố về tiêu chuẩn Giám đốc, Phó Giám đốc sở, trưởng phó phòng sở, ban, ngành Thành phố.
    50. Vũ Minh Tâm (1996), Tư tưởng triết học về con người, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    51. Hồ Văn Thông (chủ biên) (2000), Kinh nghiệm khai thác các nguồn lực trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    52. Thông tư liên tịch Số 79/TTLT ngày 19/9/1997 Hướng dẫn thực hiện Quyết định 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước.
    53. Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.
    54. Nguyễn Phú Trọng; Trần Xuân Sầm, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    55. Đỗ Thế Tùng, Bài giảng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
    56. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010.
    57. Viện Xây dựng Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1998), Giáo trình xây dựng Đảng, Nxb Thông tin - Văn hoá, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...