Thạc Sĩ Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu s

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong những năm qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học - công nghệ và toàn cầu hoá nền kinh tế quốc tế thì yếu tố con người ngày càng được quan tâm chú trọng như là yếu tố chính của sự phát triển ở bất kỳ quốc gia nào.
    Để ứng dụng Khoa học – Công nghệ đó một cách hiệu quả thì nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tốt, khả năng nhạy bén, kỹ thuật điêu luyện là vấn đề được quan tâm đầu tư Để nâng cao hơn nữa khả năng thích ứng của người lao động khi làm việc với công nghệ.
    Vì thế phải đặt vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trong một cái nhìn toàn diện.
    Ngày nay không thể quan niệm đơn thuần nguồn nhân lực là lực lượng lao động với nghĩa đơn giản là những người làm công ăn lương, những người nông dân Mà cuộc sống ngày nay đòi hỏi phải nhìn nhận nguồn nhân lực một cách bao quát, bao gồm tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội và nghề nghiệp khác nhau, mọi địa vị xã hội từ thấp đến cao nhất từ người làm nghề lao động cao nhất như: Nông dân, công nhân, người làm công việc chuyên môn, người làm khoa học, người làm nhiệm vụ quản lý, nhà kinh doanh, người chủ doanh nghiệp, giới nghệ sĩ, người hoạch định chính sách, quản lý tất cả đều nằm trong tổng thể của cộng đồng xã hội, mọi cá nhân đều có nhu cầu đào tạo, phát triển và có điều kiện để tự phát triển.
    Là một đơn vị hành chính sự nghiệp, UBND huyện Vị Xuyên đã và đang chú trọng đầu tư mạnh cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực bằng các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị.
    Đối với UBND huyện Vị Xuyên, hay các tổ chức khác, các nghiệp vụ của quản trị nhân lực không phải lúc nào cũng được quan tâm một cách đầy đủ và mức độ quan tâm là giống nhau, với đặc thù là cơ quan nhà nước, các nghiệp vụ được triển khai có sự khác biệt với doanh nghiệp. Do có sự tương tác giữa con người với nhau rất lớn nên công tác quản trị nhân lực được lãnh đạo UBND và phòng Nội vụ rất quan tâm.
    Tổ chức có tồn tại được hay không, phát triển hay lụi tàn, thành công hay thất bại đều được quyết định bởi những người làm trong tổ chức đó, máy móc dù có hiện đại, cơ sở vật chất có đầy đủ khang trang nhưng không có con người thì tất cả vẫn chỉ là những vật vô chi, không tự tạo ra giá trị bởi thế con người mới chính là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức.
    Trong quá trình thực tập tại phòng Nội vụ huyện Vị Xuyên, tôi nhận thấy đây là vấn đề hay và quan trọng, do đó tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Gianglàm đề tài cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã có những thuận lợi là được tiếp thu kiến thức cơ bản trong quá trình học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực đã tạo điều kiện cho tôi tham gia đợt thực tập, được học hỏi và quan sát thực tế, để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn một cách linh hoạt và có hệ thống hơn. Qua bài báo cáo này tôi xin chân thành cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, cơ quan và gia đình, sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong trường, các bác, các cô chú, anh chị cùng toàn thể cán bộ, nhân viên trong cơ quan đã nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong thời gian tôi thực tập tại phòng Nội vụ.
    Trong quá trình thực tập, bản thân tôi cũng đã cố gắng tìm hiểu thực tế để hoàn thành bài báo cáo xong vì thời gian thực tập không được nhiều, nên bản báo cáo thu hoạch của tôi cũng không tránh khỏi những khuyết điểm nhất định. Do đó, tôi mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.
    Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2013
    SINH VIÊN


    Nguyễn Thị Liền


    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    [TABLE="width: 607"]
    [TR]
    [TD]Nội dung viết tắt
    [/TD]
    [TD]Chữ viết tắt
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Cán bộ, công chức
    [/TD]
    [TD]CBCC
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đào tạo, bồi dưỡng
    [/TD]
    [TD]ĐTBD
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Dân tộc thiểu số
    [/TD]
    [TD]DTTS
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hội đồng nhân dân
    [/TD]
    [TD]HĐND
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Ủy ban nhân dân
    [/TD]
    [TD]UBND
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nhân lực
    [/TD]
    [TD]NL
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Cán bộ, công nhân viên
    [/TD]
    [TD]CBCNV
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Khoa học xã hội và nhân văn
    [/TD]
    [TD]KHXH&NV
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Ban chấp hành
    [/TD]
    [TD]BCH
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 2
    2. Lịch sử nghiên cứu 3
    3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4
    3.1. Mục đích nghiên cứu 4
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    4. Phạm vi nghiên cứu 5
    5. Phương pháp nghiên cứu 5
    6. Ý nghĩa của nghiên cứu 6
    7. Kết cấu bài báo cáo 6
    B. PHẦN NỘI DUNG 7
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG 8
    1.1. Khái niệm . 8
    1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức. 8
    1.1.2. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 9
    1.2. Mục tiêu và vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC 10
    1.2.1. Mục tiêu 10
    1.2.2. Vai trò 11
    1.3. Vai trò của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số và sự cần thiết của đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 12
    1.3.1. Vai trò của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 12
    1.3.2. Sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 14
    1.4. Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu 15
    1.4.1. Nội dung. 15
    1.4.2. Hình thức đào tạo 17
    1.5. Nguyên tắc và yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 18
    1.5.1. Nguyên tắc. 18
    1.5.2. Yêu cầu 19
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG 22
    2.1. Tổng quan về huyện Vị Xuyên 22
    2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện 22
    2.1.2. Một số yếu tố đặc thù của các xã trên địa bàn huyện ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 24
    2.2. Đặc điểm về đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở các xã trên địa bàn huyện 30
    2.2.1. Số lượng. 30
    2.2.2. Về chất lượng. 32
    2.3. Quy trình đào tạo cán bộ, công chức. 36
    2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo 36
    2.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo 38
    2.3.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo 39
    2.3.4. Xây dựng chương trình đào tạo 40
    2.3.5. Lựa chọn phương pháp đào tạo 42
    2.3.6. Xác định chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng. 42
    2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số 43
    2.4.1. Cơ sở vật chất của huyện phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 43
    2.4.2. Đội ngũ giảng viên 44
    2.4.3. Nguồn kinh phí 45
    2.5. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là người dân 46
    2.5.1. Kết quả đạt được. 46
    2.5.2. Những tồn tại 47
    CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG 52
    3.1. Mục tiêu của huyện về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tôc thiểu số ở huyện 52
    3.1.1. Mục tiêu chung. 52
    3.1.2. Mục tiêu cụ thể. 52
    3.2. Quan điểm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện Vị Xuyên 53
    3.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số phải quán triệt, nhận thức sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. 53
    3.2.2. Thường xuyên bám sát quan điểm chỉ đạo của huyện 54
    3.2.3. Đảm bảo yêu cầu của việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, sự bình đẳng giữa các dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc. 55
    3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐTBD cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người DTTS ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 55
    3.3.1. Giải pháp đối với UBND huyện Vị Xuyên về công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 55
    3.3.2. Giải pháp đối với đội ngũ giảng viên 58
    3.4. Một số khuyến nghị 58
    3.4.1. Khuyến nghị đối với UBND huyện về việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 58
    3.4.2. Khuyến nghị đối với giảng viên về việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 59
    3.4.3. Hoàn thiện bộ máy chuyên trách công tác QTNL ở phòng Nội vụ 60
    C. PHẦN KẾT LUẬN 62
    D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...