Chuyên Đề Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ thương Việt

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Đất nước trong công cuộc đổi mới với nhiều chính sách nhằm phát triển mạnh mẽ và bền vững nền kinh tế. Điều này tạo điều kiện cho các ngành, các lĩnh vực và các doanh nghiệp phát triển hơn cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cùng với sự đi lên đó, trong những năm gần đây lĩnh vực ngân hàng nổi lên như một điểm sáng với sự gia tăng các Ngân hàng mới và việc kinh doanh hiệu quả của những Ngân hàng đã có.
    Bên cạnh các Ngân hàng Thương mại Nhà nước với quá trình phát triển lâu dài và sự đầu tư lớn từ Nhà nước thì hiện nay các Ngân hàng Thương mại cổ phần cũng đang đầu tư công nghệ hiện đại, gây dựng lòng tin của Khách hàng là cá nhân hay các doanh nghiệp bằng những sản phẩm dịch vụ có chất lượng. Và một trong những Ngân hàng Thương mại cổ phần có uy tín hiện nay là Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
    Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các Ngân hàng và các Tổ chức tài chính thì những thành tựu mà Techcombank đạt được trong 16 năm xây dựng và phát triển rất lớn. Với mục tiêu trở thành Ngân hàng thương mại đô thị đa năng, Techcombank đang không ngừng đổi mới và nâng cao quá trình kinh doanh của mình về các mảng Vốn, Công nghệ, Marketing và Nhân sự. Trong đó, yếu tố Nhân sự trở thành yếu tố sống còn đảm bảo các yếu tố khác được sử dụng hợp lý và hiệu quả.
    Trong các hoạt động quản trị nhân lực thì công tác đánh giá thực hiện công việc góp phần quan trọng trong việc giúp các công tác về nhân sự khác đạt được hiệu quả. Đánh giá thực hiện công việc được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động. Đánh giá thực hiện công việc cũng có vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định về nhân sự như Bố trí nhân sự, đào tạo và phát triển, kỷ luật lao động . Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung hay Ngân hàng TMCP Techcombank nói riêng công tác đánh giá còn có nhiều hạn chế. Chính vì thế đòi hỏi cấp thiết là công tác trên cần phải được hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị nhân lực từ đó nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là công tác đánh giá thực hiện công việc
    3. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu thực trạng của công tác đánh giá thực hiện công việc tại một doanh nghiệp cụ thể từ đó thấy được ưu điểm và hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó có các kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá trên.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam bao gồm hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch và các công ty thành viên.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp bảng hỏi, phân tích, đánh giá và tổng hợp kết quả với nguồn tài liệu từ giáo trình, sách báo, Internet và từ số liệu của doanh nghiệp
    6. Kết cấu báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp

    Gồm 3 phần:

    Chương 1: Lý luận chung về công tác đánh giá thực hiện công việc
    Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
    Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam



    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1

    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Đối tượng nghiên cứu 1
    3. Mục đích nghiên cứu 2
    4. Phạm vi nghiên cứu 2
    5. Phương pháp nghiên cứu 2
    6. Kết cấu báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2

    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 3
    I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 3
    1. Khái niệm về Quản trị nhân lực 3
    2. Tầm quan trọng của hoạt động quản trị nhân lực 3
    3. Các hoạt động chủ yếu của hoạt động Quản trị nhân lực 4
    3.1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực 4
    3.2. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 5
    3.3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực 5
    II. KHÁI NIỆM VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 6
    1. Khái niệm 6
    2. Mục đích 6
    3. Tầm quan trọng 6
    III. HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC VÀ CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI MỘT HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ 8
    1. Các yếu tố của hệ thống đánh giá 8
    1.1. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc 8
    1.2. Đo lường Thực hiện công việc 9
    1.3. Thông tin phản hồi đối với người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực 9
    2. Các yêu cầu đối với một hệ thống đánh giá thực hiện công việc 10
    2.1. Tính phù hợp 10
    2.2. Tính nhạy cảm 10
    2.3. Tính tin cậy 10
    2.4. Tính được chấp nhận 10
    2.5. Tính thực tiễn 10
    3. Các lỗi cần tránh 10
    4. Các nguồn thông tin phục vụ cho đánh giá thực hiện công việc 11
    IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 11
    1. Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa 11
    2. Phương pháp danh mục kiểm tra 13
    3. Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng 14
    4. Phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi 14
    5. Các phương pháp so sánh 15
    5.1. Phương pháp xếp hạng 15
    5.2. Phương pháp phân phối bắt buộc 15
    5.3. Phương pháp cho điểm 15
    5.4. Phương pháp so sánh cặp 16
    6. Phương pháp bản tường thuật 16
    7. Phương pháp quản lý mục tiêu 17
    V. TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 18
    1. Lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá 18
    2. Lựa chọn người đánh giá 18
    3. Xác định chu kỳ đánh giá 18
    4. Đào tạo người đánh giá 18
    5. Phỏng vấn đánh giá 19
    VI. VAI TRÒ CỦA PHÒNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 19

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 20
    I. GIỚI THIỆU VỂ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 20
    1. Qúa trình hình thành và phát triển 20
    1.1. Một vài nét về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 20
    1.2. Lĩnh vực kinh doanh 21
    1.2.1. Huy động tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế 21
    1.2.2. Cung ứng tín dụng cho nền kinh tế bao gồm các sản phẩm tín dụng 21
    1.2.3. Các hoạt động dịch vụ Ngân hàng khác 22
    1.3. Các sản phẩm dịch vụ 22
    1.3.1. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ 22
    1.3.2. Sản phẩm dịch vụ thẻ 22
    1.3.3. Sản phẩm dịch vụ bán lẻ doanh nghiệp 23
    1.3.4. Sản phẩm dịch vụ cá nhân khác 23
    1.3.5. Ngân hàng điện tử 23
    1.3.6. Ngân hàng doanh nghiệp 23
    1.3.7. Dịch vụ Ngân hàng dành cho các định chế tài chính 24
    1.4. Các giải thưởng 24
    2. Tầm nhìn và sứ mệnh 25
    2.1. Tầm nhìn 25
    2.2. Sứ mệnh 25
    2.3. Năm giá trị cốt lõi 25
    3. Cơ cấu tổ chức 26
    3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 26
    3.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 26
    3.1.2. Nhận xét cơ cấu tổ chức 26
    3.1.3. Chức năng nhiệm vụ các khối 26
    3.1.3.1. Khối Tín dụng và Quản trị rủi ro 27
    3.1.3.2. Khối tài chính và Kế hoạch 27
    3.1.3.3. Khối pháp chế và Kiểm soát 27
    3.1.3.4. Ban triển khai dự án đổi mới chiến lược 27
    3.1.3.5. Khối doanh nghiệp lớn và Định chế tài chính 27
    3.1.3.6. Khối ngân hàng giao dịch 27
    3.1.3.7.Khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 28
    3.1.3.8. Khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân 28
    3.1.3.9. Khối bán hàng và kênh phân phối 28
    3.1.3.10. Khối nguồn vốn và thị trường tài chính 28
    3.1.3.11. Khối vận hành 28
    3.1.3.12. Khối ứng dụng và Phát triển sản phẩm dịch vụ công nghệ ngân hàng 28
    3.1.3.13. Khối quản trị nguồn nhân lực 29
    3.1.3.14.Khối Marketing 29
    3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Khối Quản trị nguồn nhân lực 29
    3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Khối quản trị nguồn nhân lực 29
    3.2.2. Chức năng nhiệm vụ chung 29
    3.2.2.1. Chức năng chung 29
    3.2.2.2. Nhiệm vụ chung của Khối 29
    3.2.3. Chức năng nhiệm vụ của các Trung tâm/Phòng trực thuộc Khối quản trị nguồn nhân lực 30
    3.2.3.1. Trung tâm Tuyển dụng 30
    3.2.3.2. Trung tâm Quản lý dữ liệu và Nguồn nhân lực 31
    3.2.3.3. Trung tâm Tiền lương & Phúc lợi 33
    3.2.3.4. Trung tâm đào tạo và Phát triển 34
    4. Tình hình kinh doanh 36
    5. Đặc điểm về nguồn nhân lực 37
    5.1. Cơ cấu lao động theo trình độ 37
    5.2. Cơ cấu lao động theo tuổi và thâm niên 38
    II. THỰC TRẠNG CỦA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT 41
    1. Quan điểm và nhận thức của lãnh đạo Ngân hàng kỹ thương Việt Nam về đánh giá thực hiện công việc 41
    1.1. Mục tiêu hướng tới 41
    1.2. Nhận thức về tầm quan trọng của Đánh giá thực hiện công việc 41
    1.3.Các quy dịnh của Techcombank về việc xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc 42
    2. Thực trạng về Đánh giá thực hiện Công việc ở Techcombank 44
    2.1. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc ở Techcombank 45
    2.2. Đo lường sự thực hiện công việc ở Techcombank 46
    2.3. Thông tin phản hồi kết quả đánh giá ở Techcombank 48
    3. Thực trạng về phương pháp đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng kỹ thương Việt Nam 49
    3.1. Phương pháp sử dụng 49
    3.2. Mẫu phiếu đánh giá nhân viên 50
    3.3. Về nội dung mẫu phiếu đánh giá nhân viên 50
    4. Thực trạng việc sử dụng các kết quả đánh giá vào các hoạt động quản trị nhân lực khác 52
    4.1. Sử dụng kết quả đánh giá vào lương thưởng 52
    4.2. Sử dụng kết quả đánh giá vào bố trí nhân sự 52
    4.3. Sử dụng kết quả đánh giá vào công tác đào tạo và phát triển 52
    5. Thực trạng kết quả đánh giá thực hiện công việc của Techcombank 53
    II. Sự cần thiết hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng kỹ thương Việt Nam 53

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI TECHCOMBANK 56
    I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TECHCOMBANK 56
    II. CHỦ TRƯƠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Ở TECHCOMBANK 56
    III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Ở TECHCOMBANK 57
    1. Xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công việc 57
    2. Hoàn thiện mẫu phiếu đánh giá thực hiện công việc 59
    2.1. Tên gọi 59
    2.2. Nội dung của phiếu đánh giá thực hiện công việc 60
    2.3. Cách thức đánh giá 64
    3. Thông tin phản hồi 65
    4. Việc sử dụng các kết quả đánh giá 67
    5. Người đánh giá 68

    KẾT LUẬN 71
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...