Luận Văn Hoàn thiện công tác Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH VKX

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP. 4
    1.1 Khái niệm và vai trò đánh giá thực hiện công việc. 4
    1.1.1 Khái niệm 4
    1.1.2 Vai trò. 5
    1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá thực hiện công việc trong một cơ quan, tổ chức. 8
    1.2.1 Trình độ chuyên môn của cán bộ phòng nhân sự: 8
    1.2.2 Trình độ của người đánh giá: 9
    1.2.3 Nhận thức và thái độ của cán bộ quản lý và nhân viên đối với công tác đánh giá : 9
    1.2.4. Việc ứng dụng các kết quả đánh giá vào các quyết định nhân sự của công ty: 9
    1.3. Các yêu cầu và các lỗi cần tránh đối với một hệ thống đánh giá thực hiện công việc. 10
    1.3.1 Các yêu cầu đối với một hệ thống đánh giá thực hiện công việc. 10
    1.3.2 Các lỗi cần tránh trong đánh giá thực hiện công việc. 10
    1.4 Nội dung công tác đánh giá thực hiện công việc. 12
    1.4.1 Các yếu tố cơ bản của một hệ thống đánh giá thực hiện công việc 12
    1.4.2 Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc: 14
    1.4.3 Tổ chức thực hiện một chương trình đánh giá thực hiện công việc. 18
    1.5 Sự cần thiết của đánh giá thực hiện công việc. 22
    1.5.1 Tầm quan trọng của ĐGTHCV với công tác quản lý. 22
    1.5.2 Mối quan hệ giữa ĐGTHCV với các hoạt động QTNL khác. 23
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH VKX 26
    2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH VKX 26
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH VKX 26
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy – Chức năng từng bộ phận. 30
    2.1.3 Báo cáo kết quả tình hình sản xuất kinh doanh qua các năm: 36
    2.1.4 Đặc điểm cơ cấu lao động công ty VKX 39
    2.1.5 Công tác phân tích công việc tại Công ty TNHHVKX 47
    2.2. Phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc. 49
    2.2.1. Quan điểm về đánh giá thực hiện công việc của công ty. 49
    2.2.2 Phân tích các yếu tố trong hệ thống đánh giá thực hiện công việc. 51
    2.2.3 Thực trạng quản lý và sử dụng kết quả ĐGTHCV tại Công ty TNHH VKX 76
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH VKX. 80
    3.1 Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới. 80
    3.1.1. Sản phẩm công nghiệp. 80
    3.1.2. Dịch vụ kỹ thuật 81
    3.1.3. Nghiên cứu và phát triển (R&D) 81
    3.2. Quan điểm mới về nhân sự nhằm thực hiện chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới. 82
    3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH VKX. 83
    3.3.1. Hoàn thiện công tác phân tích công việc: 84
    3.3.2 Xác định lại chu kỳ đánh giá. 87
    3.3.3 Lựa chọn người đánh giá. 87
    3.3.4 Đào tạo người đánh giá. 88
    3.3.5. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi về kết quả đánh giá thực hiện công việc: 89
    KẾT LUẬN 91
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 92

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    THCV : Thực hiện công việc
    ĐGTHCV : Đánh giá thực hiện công việc
    QTNL : Quản trị nhân lực
    BGĐ : Ban Giám Đốc
    NLĐ : NLĐ
    HCNS : Hành chính nhân sự



    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
    Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty VKX 31
    Bảng 2.4: Tỉ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp qua các năm 2006-2008. 41
    Bảng 2.5: Khái quát số lao động qua các năm 42
    Bảng 2.6: Cơ cấu lao động theo giới tính (năm 2006-2008) 43
    Bảng 2.7: Cơ cấu lao động theo trình độ (năm 2006-2008) 44
    Bảng 2.8: Cơ cấu lao động theo độ tuổi (2006-2008) 46
    Bảng 2.9 : Hệ thống đánh giá thực hiện công việc. 52
    Bảng 2.10 : Tỷ trọng đánh giá thực thi công việc/năng lực. 52
    Bảng 2.11: Các bước đánh giá. 57
    Bảng 2.12 : Định mức xếp loại NLĐ 59
    Bảng 2.13: Mẫu phiếu giao nhiệm vụ cá nhân theo tuần. 60
    Bảng 2.14: Thang điểm cho các mức đánh giá. 62
    Bảng 2.16: Một số điểm khống chế hạ bậc đánh giá. 64
    Bảng 2.17: Kết quả đánh giá sau khi điều chỉnh theo tỷ lệ khống chế (3/2009) 65
    Bảng 2.18: Tóm tắt đánh giá cá nhân. 66
    Bảng 2.20: Phiếu đánh giá năng lực cho cấp quản lý – tổ trưởng bảo vệ. 69
    Bảng 2.21: Phiếu đánh giá năng lực cho cấp không quản lý- nhân viên HCNS 70
    Bảng 2.22 : Công thức tính kết quả điểm đánh giá cuối cùng. 72
    Bảng 2.23: Phê duyệt kết quả đánh giá. 73
    Biểu đồ 1:Cơ cấu lao động theo tỉ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp. 42
    Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo giới tính. 43
    Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ. 45
    Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo độ tuổi 46



    LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tại sao hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều xu hướng nhân viên “nhảy việc”, đặc biệt là nhân viên trẻ. Vì nhân viên lúc nào cũng tìm chỗ lương cao hơn? vì nhân viên trẻ thích bay nhảy? vì nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm hay đơn giản là họ thiếu năng lực? Đó cũng có thể là những lý do, nhưng theo 1 cuộc điều tra gần đây nhất, nguyên nhân phổ biến khiến các nhân viên nghỉ việc là do họ không được đánh giá đúng năng lực, không tìm thấy cơ hội để phát triển nghề nghiệp Cách tốt nhất để giúp nhân viên hiệu quả hơn chính là giúp họ phát huy năng lực và khắc phục các điểm yếu. Vậy làm sao để có được điều ấy? làm sao có thể đánh giá 1 cách chính xác nhất năng lực và thấy được cơ hội phát triển của từng nhân viên ? Xin trả lời ngay là đánh giá thực hiện công việc là một công cụ hữu ích sẽ giúp bạn thực hiện được điều ấy. Vậy đánh giá công việc là gì?
    Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn luôn được thực hiện trong tất cả các tổ chức, không chỉ phục vụ nhiều mục tiêu quản lý nhân sự mà còn trực tiếp cải thiện sự thực hiện công việc của NLĐ. Nó là chiếc cầu nối giữa nhà quản lý và NLĐ, vừa gắn bó mật thiết với lợi ích cá nhân NLĐ, vừa là cơ sở để nhà quản lý đưa ra các chính sách lương, thưởng, đào tạo phát triển, sự thăng tiến cho nhân viên của mình. Nếu được thực hiện một cách công bằng, minh bạch sẽ giúp tổ chức vừa đạt kết qủa sản xuất kinh doanh cao, vừa có được đội ngũ lao động nhiệt tình, tận tâm hết lòng với công việc, trung thành và muốn gắn bó lâu dài với tổ chức. Ngược lại, nó có thể dẫn đến mâu thuẫn trong nội bộ tổ chức, giữa lãnh đạo với NLĐ, giữa những NLĐ với nhau, gây tâm lý chán nản, không làm việc hoặc làm việc một cách chống chế, và kết thúc là sự ra đi của những nhân viên giỏi.
    Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH VKX với mục đích: nghiên cứu tìm hiểu một cách đầy đủ giữa lý luận và thực tiễn về đánh giá thực hiệc công việc và nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của đánh giá thực hiện công việc trong quản trị nhân lực của Công ty, nghiên cứu tìm hiểu tác động của đánh giá thực hiện công việc đến NLĐ, nghiên cứu tìm hiểu quy trình đánh giá thực hiện công việc của công ty đã hợp lý chưa, Công ty TNHH VKX hiện nay đang áp dụng phương pháp đánh giá thực hiện công việc nào, Vì những lý do trên mà em đã chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH VKX” để có cái nhìn tổng quát hơn về công tác đánh giá thực hiện công việc của công ty và đưa ra một số biện pháp hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại đây.
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Những vấn đề liên quan đến đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH VKX
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH VKX
    4. Mục đích nghiên cứu:
    - Làm rõ sự cần thiết, ý nghĩa của đánh giá thực hiện công việc trong các doanh nghiệp
    - Phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH VKX để thấy rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty.
    - Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH VKX.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    - Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh.
    - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập thông tin, tư liệu từ các phòng ban của Công ty TNHH VKX. Để thực hiện phương pháp này đã điều tra bằng bảng hỏi các cán bộ, nhân viên ở phòng Hành chính- nhân sự, phòng Kế toán, phòng Kế hoạch, xưởng sản xuất,

    6. Kết cấu chuyên đề: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục đề án được kết cấu thành 3 chương với nội dung cụ thể sau:
    Chương 1: Lý luận chung về công tác đánh giá thực hiện công việc trong Doanh nghiệp. (Chương này nêu ra cơ sở của đánh giá thực hiện công việc giúp người đọc có một kiến thức chung về đánh giá thực hiện công việc)

    Chương 2: Phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH VKX. (Giới thiệu chung về công ty TNHH VKX và nghiên cứu sâu về công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty)
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH VKX. (Nội dung chương này đưa ra một và hướng hoàn thiện cho công tác đánh giá tại công ty TNHH VKX)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...