Luận Văn Hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Ph

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I . Những lý luận cơ bản
    về đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp 1
    1.1. Những vấn đề cơ bản về đãi ngộ nhân sự 1
    1.1.1. Khái niệm về quản trị nhân sự và đãi ngộ nhân sự . 1
    1.1.1.1. Khái niệm về quản trị nhân sự 1
    1.1.1.2. Khái niệm về đãi ngộ nhân sự 1
    1.1.2. Vai trò của đãi ngộ nhân sự . 2
    1.1.3. Tầm quan trọng của công tác đãi ngộ nhân sự 3
    1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đãi ngộ nhân sự 5
    1.2. Nội dung của công tác đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp . 10
    1.2.1. Đãi ngộ tài chính . 10
    1.2.1.1. Khái niệm đãi ngộ tài chính . 10
    1.2.1.2. Vai trò của đãi ngộ tài chính . 11
    1.2.1.3. Các hình thức đãi ngộ tài chính . 14
    1.2.1.3.1. Đãi ngộ tài chính trực tiếp . 14
    1.2.1.3.1.1. Tiền lương . 15
    1.2.1.3.1.2. Tiền thưởng . 19
    1.2.1.3.1.3. Cổ phần . 20
    1.2.1.3.2. Đãi ngộ tài chính gián tiếp . 20
    1.2.1.3.2.1. Phụ cấp . 20
    1.2.1.3.2.2. Trợ cấp . 22
    1.2.1.3.2.3. Phúc lợi . 24
    1.2.1. Đãi ngộ phi tài chính . 25
    1.2.2.1. Đãi ngộ về tinh thần . 25
    1.2.2.2. Đãi ngộ về môi trường làm việc . 29
    1.3. Tổ chức công tác đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp . 30
    1.3.1. Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự . 30
    1.3.2. Một số chính sách nhân sự chủ yếu . 31
    1.3.3. Triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ nhân sự . 32
    1.3.4. Xây dựng các quy đinh, quy tắc, thủ tục hỗ trợ cho việc thực hiện các
    chính sách đãi ngộ nhân sự 33
    CHƯƠNG II: Thực trạng công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH MTV
    Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng . 34
    2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ và XNK Hải
    Phòng 34
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 34
    2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 35
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý 37
    2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2năm 09-10 40
    2.1.5. Tình hình sử dụng lao động của Công ty . 42
    2.2. Phân tích và đánh giá tình hình đãi ngộ nhân sự ở công ty trong thời gian
    qua .
    2.2.1.Thực trạng đãi ngộ tài chính tại công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ
    và xuất nhập khẩu Hải Phòng 44
    2.2.1.1. Thực trạng đãi ngộ qua tiền lương 44
    2.2.1.2. Thực trạng đãi ngộ qua tiền thưởng 47
    2.2.1.3. Thực trạng đãi ngộ qua phụ cấp 48
    2.2.1.4. Thực trạng đãi ngộ qua trợ cấp . 50
    2.2.1.4.1. Bảo hiểm xã hội 50
    2.2.1.4.2. Bảo hiểm y tế 54
    2.2.1.4.3. Kinh phí công đoàn . 54
    2.2.1.4.4. Trợ cấp giáo dục 55
    2.2.1.4.5. Các trợ cấp khác 55
    2.2.1.5. Thực trạng đãi ngộ qua phúc lợi 55
    2.2.1.5.1. Chế độ hưu trí . 55
    2.2.1.5.2. Quà, tiền nhân dịp lễ Tết 56
    2.2.1.5.3. Ngày nghỉ được trả lương 57
    2.2.1.5.4. Các phúc lợi khác . 58
    2.2.2. Thực trạng đãi ngộ phi tài chính tại công ty TNHH MTV Thương mại
    dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng . 58
    2.2.2.1. Thực trạng công tác đãi ngộ thông qua môi trường làm việc 58
    2.2.2.2. Thực trạng công tác đãi ngộ thông qua công việc 60
    2.3. Đánh giá chung về công tác đãi ngộ nhân sự ở Công ty 62
    2.3.1. Đánh giá chung về công tác đãi ngộ tài chính ở Công ty 62
    2.3.1.1. Những thành công đạt được 62
    2.3.1.2. Những hạn chế tồn tại 65
    2.3.2. Đánh giá chung về công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty 67
    2.3.2.1. Ưu điểm . 67
    2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại 67
    CHƯƠNG III : Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ
    nhân sự tại công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ
    và xuất nhập khẩu Hải Phòng . 69
    3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác đãi ngộ tại công ty . 69
    3.1.1. Căn cứ chiến lược kinh doanh của Công ty . 69
    3.1.2. Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty . 69
    3.1.2.1. Phương hướng phát triển thị trường đầu vào . 69
    3.1.2.2. Phương hướng phát triển thị trường đầu ra . 70
    3.1.3. Mục tiêu phát triển của Công ty . 70
    3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác đãi ngộ của Công ty . 71
    3.2.1. Giải pháp liên quan đến đãi ngộ tài chính . 71
    3.2.1.1. Những giải pháp chung . 71
    3.2.1.2. Những giải pháp cụ thể . 74
    3.2.1.2.1. Giải pháp về tiền lương . 74
    3.2.1.2.2. Giải pháp về tiền thưởng . 76
    3.2.1.2.3. Giải pháp về phụ cấp . 78
    3.2.1.2.4. Giải pháp về trợ cấp . 79
    3.2.1.2.5. Giải pháp về phúc lợi . 80
    3.2.2. Giải pháp liên quan đến đãi ngộ phi tài chính . 82
    3.2.2.1. Giải pháp đãi ngộ thông qua công việc . 82
    3.2.2.2. Giải pháp đãi ngộ thông qua môi trường làm việc . 84
    3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hoàn thiện công
    tác đãi ngộ của Công ty . 85
    3.3.1. Kiến nghị với Công ty . 85
    3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước . 86
    9




    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
    Lời nói đầu
     Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong mọi thời đại, trên mọi lĩnh vực cuộc sống, con người luôn giữ vị trí
    quan trọng số một. Doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ trong đó con
    người là nguồn lực quan trọng nhất, quý giá nhất. Con người là yếu tố trung tâm
    quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Không một hoạt động nào của tổ
    chức mang lại hiệu quả nếu thiếu công tác quản trị, mọi quản trị suy cho cùng là
    quản trị con người. Vì vậy thành công của doanh nghiệp không thể tách rời với
    yếu tố con người.
    Với Việt Nam- một nước đang phát triển, thu nhập của người lao động phần
    lớn chưa có, đời sống của người lao động còn ở mức trung bình, thấp thì đãi ngộ
    nhân sự được xem là một công cụ quan trọng kích thích tinh thần, là động cơ
    thúc đẩy nhân viên làm việc với hiệu quả cao. Tiền lương, tiền thưởng, cổ phần,
    phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi là những công cụ quan trọng. Không chỉ có ý nghĩa
    về mặt vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động mà còn có ý
    nghĩa về mặt tinh thần : thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động đối với
    gia đình, đồng nghiệp và xã hội. Đãi ngộ nhân sự thực sự là một công cụ đắc lực
    giúp nhà quản trị thu hút nhân tài trong nước và ngoài nước, duy trì đội ngũ lao
    động có tay nghề, trình độ cao, làm cho người lao động ngày càng gắn bó hơn
    đối với doanh nghiệp, giúp nhà quản trị thực hiện được mục tiêu đặt ra.
    Đãi ngộ nhân sự quan trọng là vậy nhưng thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện
    nay dù các doanh nghiệp chú trọng rất nhiều vào việc thu hút nhân tài, đầu tư
    cho chất xám, nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp dành sự quan tâm thoả đáng
    cho vấn đề này. Có chăng chỉ là một số ít doanh nghiệp quan tâm, chú trọng
    thực hiện nhưng hiệu quả đem lại không cao do thiếu cơ sở khoa học về lý luận
    cũng như thực tiễn, về khả năng nguồn lực của doanh nghiệp cùng như năng lực,
    trình độ của nhà quản trị. Đồng thời trong quá trình thực tập tại công ty TNHH
    MTV thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng em thấy chính sách đãi
    ngộ nhân sự của công ty còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ lý do trên em chọn đề
    tài : “ Hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH MTV Thương mại
    dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng”.
     Mục đích nghiên cứu:
    Với mục đích nghiên cứu những lý luận cơ bản của công tác đãi ngộ nhân
    sự, đi sâu lý giải những tác dụng đối với người lao động nói riêng và các doanh
    nghiệp nói chung, trên cơ sở đó tìm hiểu thực trạng công tác đãi ngộ nhân sự tạo
    công ty, đánh giá những thành công và những hạn chế. Từ đó đưa ra một số giải
    pháp nhằm cải thiện công tác đãi ngộ tài chính giúp ban lãnh đạo công ty nhìn
    nhận và nắm bắt một cách tương tận vấn đề để có chiến lược quản trị nhân sự và
    những chính sách đãi ngộ nhân sự phù hợp với công ty trong xu thế hội nhập.
     Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Luận văn nghiên cứu về Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ và xuất nhập
    khẩu Hải Phòng và các mối quan hệ với công ty, trong phạm vi nội dung : “
    Hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH MTV Thương mại dịch
    vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng”.
     Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn được viết dựa trên nghiên cứu lý luận quản trị doanh nghiệp nói chung
    và quản trị nhân sự nói riêng, kết hợp với những nghiên cứu thực tiễn các hoạt
    động đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ và xuất nhập
    khẩu Hải Phòng. Với phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, phương pháp
    phân tích thống kê, phương pháp điều tra chọn mẫu, phương pháp phân tích kinh
    tế, phương pháp tham khảo tài liệu, thu thập các nguồn thông tin qua sách báo,
    ỉnternet và các tài liệu, số liệu của công ty, từ đó phân tích làm rõ vấn đề.
     Đóng góp khoa học của luận văn:
    Về mặt học thuật: Luận văn hệ thống hoá lý luận về đãi ngộ nhân sự phù hợp
    với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
    Về mặt thực tiễn: Luận văn nêu ra những hạn chế còn tồn tại trong chính sách
    đãi ngộ nhân sự của công ty. Xác định rõ nguyên nhân của những hạn chế đó và
    đưa ra các giải pháp khắc phụ phù hợp với tình hình phát triển mới.
     Kết cấu của luận văn:
    Luận văn tốt nghiệp gồm những nội dung chính sau:
    Chương I : Những lý luận cơ bản về đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp
    Chương II : Thực trạng công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH MTV
    Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng.
    Chương III : Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ
    nhân sự tại công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải
    Phòng.
    Được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, các anh chị cán bộ công nhân
    viên của Công ty, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo - TS Nguyễn
    Viết Thái đã giúp em có thể hoàn thành bài khoá luận của mình.
    Tuy nhiên, do thời gian có hạn cũng như hạn chế về mặt hiểu biết và kinh
    nghiệm nên báo cáo còn tồn tại những sai sót và những điểm chưa sâu sắc. Vì
    vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy cô hướng dẫn và các thầy cô trong
    khoa Quản trị kinh doanh.
    Sau cùng em xin chân thành cảm ơn tới tập thể cán bộ tại Công ty TNHH
    MTV Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng, các thầy cô giáo trong
    bộ môn Quản trị kinh doanh, đặc biệt là thầy giáo - TS Nguyễn Viết Thái đã
    giúp đỡ em hoàn thành bài khoá luận này.
    Em xin chân thành cảm ơn !
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...