Thạc Sĩ Hoàn thiện cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nền kinh tế thị trường đặt ra cho các nhà kinh doanh và đầu tư phải nắm bắt và xử lý thông tin chính xác, kịp thời nhằm đưa ra các quyết định tối ưu có lợi nhất cho mình. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá và sự phát triển thương mại quốc tế hiện nay, một trong những kênh thông tin luôn thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp là các qui định về hệ thống thuế quan.
    Theo quản lý hải quan hiện đại, trị giá hải quan là phần số liệu về trị giá được đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ hải quan, do cơ quan hải quan quản lý và sử dụng phục vụ cho các mục tiêu quản lý nhà nước về Hải quan, trong đó mục tiêu dùng để tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là chủ yếu và gọi là trị giá tính thuế. Trị giá tính thuế là yếu tố quan trọng (cùng với số lượng hàng hoá và mức thuế suất đối với mỗi loại hàng hoá đó) cấu thành nên thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Bởi vậy xác định trị giá hải quan là một công tác quan trọng trong hệ thống thuế quan hiện đại đảm bảo cho qui trình thủ tục hải quan nói chung và kiểm tra tính thuế nói riêng được thuận lợi và chính xác.
    Ở Việt Nam, trị giá hải quan của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được chính thức xuất hiện vào đầu thập kỷ 90, đánh dấu bằng sự ra đời của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991. Từ thời điểm đó đến trước năm 2002, trị giá hải quan chủ yếu phục vụ một mục tiêu quản lý duy nhất là dùng để tính thuế cho hàng hoá xuất nhập khẩu, vì vậy giai đoạn này trị giá hải quan được biết với tên gọi là trị giá tính thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, việc xác định trị giá tính thuế chủ yếu dựa trên bảng giá tối thiểu do Nhà nước qui định. Đây là cơ chế áp dụng trị giá tính thuế hải quan theo sự áp đặt của Nhà nước. Theo cơ chế này, tuy đã có tác dụng nhất định trong việc dự toán nguồn thu cho NSNN và trong đấu tranh chống gian lận thương mại qua giá, nhưng cũng biểu hiện rất nhiều bất cập cho cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc tự chủ hạch toán kinh doanh.
    Xác định trị giá tính thuế theo Bảng giá tối thiểu không còn phù hợp với thực tiễn khi Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế. Với sức ép hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế bắt buộc chúng ta phải thay đổi, phải có một cơ chế xác định trị giá phù hợp hơn, thuận tiện, khách quan và minh bạch hơn.
    Từ năm 2002 về sau, qua một thời gian Việt Nam tham gia vào các tổ chức khu vực, liên khu vực như ASEAN, ASEM, AFTA, . để chuẩn bị các điều kiện tạo tiền đề cho Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), về phương diện thuế quan, Việt Nam phải có nghĩa vụ thực hiện xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc của Hiệp định thực hiện điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (gọi tắt là Hiệp định trị giá GATT/WTO hay ACV), vì vậy Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 06/06/2002 áp dụng cơ chế xác định giá tính thuế theo nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT/WTO và được hướng dẫn bằng Thông tư 118/2003/TT-BTC ngày 8/12/2003 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, mãi đến đầu năm 2004, các văn bản này mới chính thức được áp dụng để xác định giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu đối với các quốc gia có tham gia ký kết trao đổi thương mại song phương với Việt Nam. Đến cuối năm 2004 đã áp dụng xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu cho 56 quốc gia và đến thời điểm hiện nay đã áp dụng đối với hầu hết các nước trên thế giới.
    Sau hơn 4 năm thực hiện áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO trong hoạt động xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở nước ta, về cơ bản đã tiếp cận được cơ chế và kỹ thuật xác định trị giá hiện đại của Hiệp định. Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn cả về cơ chế chính sách, cả về cơ sở công nghệ kỹ thuật và đội ngũ cán bộ thực hiện của chủ thể quản lý lẫn đối tượng quản lý, hiện tượng gian lận trốn thuế qua việc khai giá thấp hơn thực tế mua bán còn diễn ra hết sức phổ biến mà cơ quan quản lý chưa quản lý được, việc khiếu nại, khiếu kiện về trị giá tính thuế vẫn diễn ra thường xuyên và vô cùng phức tạp.
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, yêu cầu đơn giản và hài hòa hóa thủ tục hải quan theo Công ước Kyoto và để có được những cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu khoa học, phù hợp với quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện nay, đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn về cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề ra những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả công tác xác định giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam, tiến tới đạt được mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư, đảm bảo nguồn thu, chống thất thu cho NSNN là vấn đề hết sức bức xúc và thiết thực hiện nay.
    Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “ Hoàn thiện cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, hy vọng góp phần tháo gỡ những vấn đề cấp thiết trên đây.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Ngay từ đầu những năm 2000, để chuẩn bị những tiền đề cho Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tổ chức Thương mại quốc tế WTO, Chính phủ đã có Chỉ thị về từng bước áp dụng các phương pháp của Hiệp định trị giá GATT/ WTO để xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu. Trên tinh thần đó, ngành Hải quan đã tổ chức nhiều hội thảo, cử nhiều đoàn cán bộ cao cấp đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới và khu vực, đồng thời biên soạn nhiều tài liệu nghiên cứu với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và các nhà hoạch định và điều hành chính sách, cụ thế như:
    - Sách “Các phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT và kiểm toán hải quan” của tác giả Phạm ngọc Hữu biên soạn và hiệu đính- NXB Tài chính Hà nội - 1996
    - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành mã số N08-2000 “Xác định lộ trình tiến tới thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO và các giải pháp thực thi” do Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện năm 2000.
    - Sách “Cộng đồng doanh nghiệp – cơ quan Hải quan và Hiệp định trị giá GATT/WTO” do Tổng cục hải quan biên soạn tháng 5-2001
    - Sách “Hướng dẫn xác định trị giá hải quan Asean (ACVG)” do Tổng cục hải quan biên soạn tháng 4-2004.
    - Giáo trình “Thuế và trị giá hải quan” do trung tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan biên soạn năm 2006.
    - Sách “Sổ tay kiểm tra trị giá hải quan của Tổ chức Hải quan thế giới WCO” do trung tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan biên soạn tháng 4-2007.
    - Sổ tay Hiện đại hoá hải quan do Ngân hàng Thế giới xuất bản (bản dịch năm 2007).
    - Tài liệu “Cải các thủ tục xuất nhập khẩu hướng dẫn cho đối tượng thực thi” do Cab Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ngân hàng Thế giới xuất bản tháng 9/2008.
    - Hiệp định trị giá GATT/WTO (ACV) bản tiếng Anh và tiếng Việt gồm:
    - Các văn bản Luật Hải quan năm 2001, Luật Hải quan sửa đổi bổ sung năm 2005; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Quản lý thuế; Luật Kế toán và các chuẩn mực kế toán hiện hành; Luật Ngân hàng, Luật Đầu tư, . nghiên cứu những điều qui định liên quan đến xác định trị giá tính thuế
    - Các Nghị định của Chính phủ qui định chi tiết thi hành các Luật nêu trên và các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành hữu quan, đặt biệt là các qui định riêng trong lĩnh vực kiểm tra, xác định trị giá tính thuế.
    - Các văn bản của ngành Hải quan về qui trình nghiệp vụ, tổ chức hệ thống kiểm tra và xác định trị giá hải quan, về tờ khai trị giá, về thu thập, cập nhật khai thác thông tin dữ liệu giá tính thuế, . từ cơ quan Hải quan trung ương đến Cục Hải quan, Chi cục Hải quan địa phương.
    (Phụ lục 8: Danh mục các văn bản Luật và các văn bản khác về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu tại Việt Nam).
    Các công trình nghiên cứu trên hầu hết mới chỉ đề cập đến các khía cạnh về kỹ thuật cũng như giới thiệu các phương pháp mang tính chất chung nhất, chưa có công trình nào đi sâu đánh giá thực trạng việc xác định trị giá tính thuế hiện nay để từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện cơ chế xác định trị giá tính thuế hiện nay cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng quá trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế, đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu phù hợp với thực tiễn đất nước và quốc tế.
    3.2. Nhiệm vụ
    + Phân tích những đặc điểm, bất cập về cơ chế xác định trị giá tính thuế theo bảng giá tối thiểu trước thời điểm chính thức áp dụng hiệp định trị giá GATT/WTO (trước năm 2004).
    + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về trị giá tính thuế theo các phương pháp của GATT/WTO và cơ chế xác định giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu theo Luật pháp Việt Nam hiện nay.
    + Đánh giá đúng thực trạng cơ chế xác định giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu hiện hành ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu hiện hành.
    + Đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả thực thi trong việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo xu hướng hội nhập quốc tế.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Cơ chế xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn nghiên cứu trong phạm vi các vấn đề về cơ chế chính sách kiểm tra, xác định trị giá (các phương pháp xác định, phương thức khai báo, qui trình thủ tục kiểm tra, xác định trị giá); cơ chế phối hợp giữa cơ quan hải quan và các cơ quan hữu quan trong việc xác định, kiểm tra giá; những điều kiện, cơ sở để thực hiện cơ chế xác định trị giá; biện pháp thanh tra, kiểm tra trị giá, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu từ 2004 đến nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về những vấn đề liên quan đến xác định trị giá tính thuế.
    Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu như: Tổng hợp, phân tích, so sánh, tích hợp số liệu kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn; phương pháp xã hội học, điều tra, tiếp cận hệ thống.
    6. Đóng góp mới của đề tài
    - Hệ thống hoá, phân tích, so sánh các cơ chế, chính sách liên quan đến xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu. Phân tích những cơ chế do ngành Hải quan ban hành, chính sách do Chính phủ và các ngành hữu quan ban hành mà Ngành hải quan phải thực hiện, qua đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn của từng loại cơ chế, chính sách đối với hoạt động xác định trị giá hàng hoá nhập khẩu hiện nay.
    - Đánh giá thực trạng hoạt động xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu hiện nay trên cơ sở khảo sát, điều tra, thu thập, phân tích các dữ liệu giá tính thuế tại ngành Hải quan.
    - Phân tích những khó khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình xác định trị giá tính thuế hiện nay về cơ chế chính sách, về điều kiện trang thiết bị làm việc và con người thực hiện, về quan hệ phối hợp trong và ngoài ngành, về nhận thức và tình hình chấp pháp của người nhập khẩu, doanh nghiệp.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết.
     
Đang tải...