Thạc Sĩ Hoàn thiện cơ chế tự chủ về tài chính tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Tuyên Quang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Trong quá trình thực hiện đề tài: "Hoàn thiện cơ chế tự chủ về tài chính tại
    Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang", tôi đã nhận được sự
    hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự
    cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
    trong học tập và nghiên cứu.
    Tôi xin trâ
    -
    kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
    PGS.TS. Nguyễn Xuân Dũng.
    - Đại
    học Thái Nguyên.
    Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các
    đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng
    nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.
    Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
    Tuyên Quang, ngày 22 tháng 10 năm 2014
    Tác giả luận văn
    Nguyễn Trung Thành
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    iii
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ . viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    5. Bố cục của luận văn 3
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ
    TÀI CHÍNH TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP . 4
    1.1. Một số vấn đề cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp
    công lập . 4
    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, lợi ích của cơ chế tự chủ tài chính trong
    đơn vị sự nghiệp công lập . 4
    1.1.2. Đơn vị sự nghiệp . 7
    1.2. Cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập 8
    1.2.1. Sự cần thiết ra đời cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị SN công lập 8
    1.2.2. Khái quát quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại các đơn vị
    sự nghiệp công lập . 12
    1.2.3. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
    công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động và đối với đơn vị sự nghiệp công
    lập bảo đảm một phần chi phí hoạt động 13
    1.2.4. Quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công do NSNN bảo đảm
    toàn bộ kinh phí hoạt động 15
    1.2.5. Nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp
    công lập . 15
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    iv
    1.2.6. Tổng quan về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị
    sự nghiệp giáo dục, dạy nghề ở Việt Nam thời gian qua 16
    1.3. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại một số cơ sở giáo dục,
    đào tạo . 21
    1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại một số cơ sở giáo dục,
    đào tạo . 21
    1.3.2. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
    cho Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật-Công nghệ Tuyên Quang 23
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu . 25
    2.2. Các phương pháp nghiên cứu . 25
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 25
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu . 25
    2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu . 27
    2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 27
    2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về dự toán 28
    2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về các khoản thu 28
    2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về các khoản chi 28
    2.3.4. Nhóm chỉ tiêu về chênh lệch thu - chi tài chính 28
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
    3.1. Khái quát về Trường CĐN Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang . 29
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường CĐN Kỹ thuật – Công
    nghệ Tuyên Quang 29
    3.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng nghề Kỹ
    thuật – Công nghệ Tuyên Quang 30
    3.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật –
    Công nghệ Tuyên Quang 34
    3.2.1. Sự hình thành cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật
    – Công nghệ Tuyên Quang . 34
    3.2.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật –
    Công nghệ Tuyên Quang 35
    3.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường
    Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang . 67
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    v
    3.3.1. Những kết quả đạt được 67
    3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 69
    Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ VỀ TÀI
    CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ
    TUYÊN QUANG . 76
    4.1. Định hướng phát triển trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ
    Tuyên Quang 76
    4.2. Quan điểm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với trường Cao đẳng
    nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang 79
    4.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ
    thuật – Công nghệ Tuyên Quang 80
    4.3.1. Nâng cao nhận thức về cơ chế tự chủ tài chính đối với cán bộ, viên chức
    trong đơn vị . 80
    4.3.2. Chủ động khai thác nguồn thu đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên, tăng
    tính tự chủ về tài chính của nhà trường . 81
    4.3.3. Phân bổ hợp lý nguồn kinh phí cho nhiệm vụ chi thường xuyên, đảm bảo
    các khoản chi được thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả . 83
    4.3.4. Hoàn thiện, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với thực tiễn 85
    4.3.5. Đổi mới phương pháp lập dự toán đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính theo
    cơ chế tự chủ . 86
    4.3.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn 86
    4.3.7. Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức bộ máy,
    biên chế . 87
    4.4. Một số kiến nghị . 88
    4.4.1. Đối với Chính phủ . 88
    4.4.2. Đối với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội . 88
    4.4.3. Đối với UBND tỉnh Tuyên Quang 89
    KẾT LUẬN 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
    PHỤ LỤC . 94


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    vi
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    NSNN: Ngân sách Nhà nước
    NĐ: Nghị định
    SN: Sự nghiệp
    GD & DN: Giáo dục và dạy nghề
    TCDN: Tổng cục dạy nghề
    UBND: Ủy ban nhân dân
    CĐN: Cao đẳng nghề
    TCN: Trung cấp nghề
    KBNN: Kho bạc Nhà nước
    TSCĐ: Tài sản cố định
    TNTT: Thu nhập tăng thêm



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 3.1: Tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách nhà nước
    cấp giai đoạn 2011-2013 36
    Bảng 3.2: Tổng hợp nguồn thu, cơ cấu nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp giai
    đoạn 2011-2013 . 38
    Bảng 3.3: Tổng hợp nguồn thu, cơ cấu nguồn thu từ hoạt động dịch vụ giai
    đoạn 2011-2013 . 40
    Bảng 3.4: Tổng hợp nguồn tài chính, cơ cấu nguồn tài chính giai đoạn
    2011 - 2013 42
    Bảng 3.5: Mức thu học phí đối với hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề 45
    Bảng 3.6: Mức thu dịch vụ đào tạo lái xe ô tô, xe máy 46
    Bảng 3.7: Mức thu dịch vụ liên kết đào tạo 46
    Bảng 3.8: Cân đối thu chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp giai
    đoạn 2011 - 2013 . 50
    Bảng 3.9: Cân đối thu chi thường xuyên từ nguồn thu học phí, lệ phí các lớp
    CĐN, TCN và thu sự nghiệp khác giai đoạn 2011-2013 . 53
    Bảng 3.10: Cân đối thu chi từ nguồn thu dịch vụ đào tạo lái xe, liên kết đào tạo
    và dịch vụ khác giai đoạn 2011 - 2013 56
    Bảng 3.11: Thu nhập tăng thêm giai đoạn 2011 - 2013 61
    Bảng 3.12: Tình hình trích lập và sử dụng các quỹ của Trường Cao đẳng nghề
    Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang giai đoạn 2011-2013 . 62
    Bảng 3.13: Đơn giá thanh toán tiền vượt giờ 72

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    viii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 3.1: Nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp
    giai đoạn 2011 - 2013 36
    Biểu đồ 3.2: Nguồn thu, cơ cấu nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn
    2011-2013 38
    Biểu đồ 3.3: Nguồn thu, cơ cấu nguồn thu từ hoạt động dịch vụ giai đoạn
    2011-2013 40
    Biểu đồ 3.4: Nguồn tài chính và cơ cấu nguồn tài chính giai đoạn 2011-2013 42
    Biểu đồ 3.5: Thực hiện chi thường xuyên từ nguồn kinh phí tự chủ giai đoạn
    2011 - 2013 51
    Biểu đồ 3.6: Thực hiện chi thường xuyên từ nguồn thu học phí, lệ phí các lớp
    CĐN, TCN và thu sự nghiệp khác giai đoạn 2011 - 2013 . 55
    Biểu đồ 3.7: Thực hiện chi từ nguồn thu dịch vụ đào tạo lái xe, liên kết đào tạo
    và dịch vụ khác giai đoạn 2011 - 2013 58






    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã
    hội hóa các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
    nước ta. Ngày 26/5/2011 Bộ Chính trị đã ban hành kết luận số 37- TB/TW về việc:
    “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa
    một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”. Đây được coi là một trong những nhiệm
    vụ then chốt, góp phần hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã
    hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước
    công nghiệp theo hướng hiện đại.
    Với mục tiêu tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp công lập nâng cao quyền
    chủ động, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và phát
    huy hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước; đồng thời, đảm bảo từng bước chuyển cơ
    chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế tự chủ, ngày
    6/02/2012 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 12/2012/TT-BTC hướng dẫn tiêu
    chí xác định đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện được Nhà nước xác định giá trị
    tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp.
    Ngày 25/4/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy
    định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
    chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, Bộ Tài chính có Thông
    tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số
    43/2006/NĐ-CP, Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/09/2007 sửa đổi Thông tư
    số 71/2006/TT-BTC. Các văn bản pháp lý này đã tạo ra những chuyển biến tích cực
    trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập có thu nói chung,
    đối với các trường đại học, cao đẳng công lập nói riêng là chủ trương đúng đắn, phù
    hợp với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhất là trong bối cảnh ngân
    sách nhà nước còn hạn chế. Việc chuyển đổi cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục
    - đào tạo theo hướng tự chủ, lấy nguồn thu sự nghiệp để bù đắp chi phí cho đơn vị,
    tăng thu nhập cho người lao động, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước là
    tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    Tính đến nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng công lập đã thực hiện tự chủ
    theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định này chỉ giao quyền tự chủ
    cho các trường trong việc tổ chức chi, chưa giao quyền tự chủ thực sự về huy động
    nguồn lực tài chính từ học phí do người học đóng góp. Đây là một bất cập lớn cho các
    trường trong việc chủ động tìm kiếm, huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát
    triển, thu hút nhân tài, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, tăng
    cường năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Cũng như các trường đại học và cao đẳng trên cả nước, trường Cao đẳng nghề
    Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
    về cơ chế tự chủ, trong đó có Trung tâm đào tạo lái xe trực thuộc là đơn vị tự trang
    trải 100% kinh phí hoạt động. Nhưng trong thực tế, việc tự chủ của nhà trường
    còn mang tính hình thức, lúng túng, sử dụng nguồn tài chính chưa hợp lý . chưa có
    nguồn tài chính ổn định, kịp thời cho việc đầu tư mới phục vụ cho hoạt động dạy
    và học, chưa có kế hoạch, lộ trình chuẩn.
    Vì vậy, việc lựa chọn vấn đề: “Hoàn thiện cơ chế tự chủ về tài chính tại
    Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang” làm đề tài luận văn
    thạc sĩ quản lý kinh tế, mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu chung
    Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy tính
    tự chủ ở Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang trong việc quản
    lý và sử dụng các nguồn lực tài chính đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến cơ chế tự chủ
    về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.
    - Đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ
    thuật - Công nghệ Tuyên Quang.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của
    Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang trong thời gian tới.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Cơ chế tự chủ tài chính của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ
    Tuyên Quang.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung: tập trung nghiên cứu thực trạng cơ chế tự chủ tài chính của
    Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang
    - Về không gian: thực trạng cơ chế tự chủ tài chính của Trường Cao đẳng
    nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang
    - Về thời gian: giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế tự chủ tài chính
    đối với hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập.
    - Đánh giá thực trạng hoạt động tự chủ tài chính ở Trường Cao đẳng
    nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang giai đoạn 2011-2013.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính
    cho Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang đến năm 2020.
    Đề tài cũng c ó t h ể là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các trường
    công lập khác và những người quan tâm.
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
    gồm 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế tự chủ tài chính trong các
    đơn vị sự nghiệp công lập.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
    Chương 4: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ về tài chính tại Trường Cao
    đẳng nghề Kỹ thuật –Công nghệ Tuyên Quang.
     
Đang tải...