Thạc Sĩ Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp Kinh tế Hà Nội

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    [​IMG] Về mặt lý luận
    Bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp nào, hoạt động tài chính và tự chủ tài chính là hoạt động then chốt chi phối đến mọi hoạt động khác trong tổ chức, cơ quan đó. Đối với các trường giáo dục công lập, thực hiện được tự chủ tài chính theo đúng bản chất sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn NSNN chi cho giáo dục. Tuy nhiên, để thực hiện tự chủ tài chính tại các trường giáo dục công lập Việt Nam có hiệu quả còn nhiều vấn đề đặt ra cần có giải pháp thực hiện hiệu quả. Một trong những thách thức to lớn đối với giáo dục Việt Nam là nhu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và sự thiếu hụt nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự hưởng ứng của toàn xã hội; cùng với việc thực hiện có hiệu quả các chính sách huy động nguồn lực cho giáo dục đào tạo và sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, chúng ta đã xây dựng được một hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất và đa dạng, với nhiều loại hình đào tạo. Quy mô đào tạo đại học ngày càng tăng nhanh, chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện, bước đầu đáp ứng cơ bản nhu cầu của xã hội. Giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp đã từng bước vươn lên, đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo ở nhiều trình độ khác nhau, đã có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 (gọi tắt là Nghị định 43) và Thông tư số 71 của Bộ Tài chính ngày 9 tháng 8 năm 2006 (gọi tắt là Thông tư 71) hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 43/NĐ-CP để triển khai quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện trên các lĩnh vực: thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Sau hơn 5 năm thực hiện, nhìn chung các đơn vị sự nghiệp công lập đã năng động hơn trong việc cung cấp các dịch vụ công, từ đó tăng nguồn thu cho đơn vị, tăng tính tự chủ về mặt tài chính, tăng dần tính chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của đơn vị mình. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, các trường đã thực hiện theo tinh thần của Nghị định 43/NĐ-CP và thu được những kết quả đáng kể, đã có nhiều loại hình đào tạo hơn, công tác xã hội hoá giáo dục được mở rộng, từng bước tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, góp phần giảm gánh nặng về tài chính cho NSNN, nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo và từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ viên chức nhà trường song vẫn còn những bất cập nhất định.
    ª Về mặt thực tiễn
    Đối với trường Trung cấp Kinh tế Hà Nội, Nhà trường đã triển khai thực hiện Nghị định số 43 và Thông tư số 71 kể từ tháng 1 năm 2007. Sau 5 năm thực hiện, bộ mặt của trường đã có sự chuyển biến rõ rệt về quy mô đạo tạo, chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng và trình độ của đội ngũ giảng viên và về thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng như về kết quả đầu ra của học sinh sinh viên đều có chiều hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, trong khi thực hiện Nghị định 43 và Thông tư 71, trường vẫn gặp phải một số các bất cập và hạn chế, như: nguồn thu của nhà trường còn thấp, thu nhập của cán bộ công nhân viên mặc dù có tăng thêm qua các năm, nhưng thực sự là vẫn thấp so với một số trường khác, đặc biệt là trong vấn đề trả thu nhập tăng thêm của giáo viên; trang thiết bị cơ sở vật chất dù đã được đầu tư nhưng vẫn còn chưa đồng bộ Các hạn chế đó không chỉ tác động đến việc mở rộng quy mô đào tạo của nhà trường, đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên mà còn ảnh hưởng đến thu nhập của cán bộ công nhân viên nhà trường, từ đó ảnh hưởng đến lòng yêu nghề và sự gắn bó của đội ngũ giáo viên với nhà trường.
    Từ thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp Kinh tế Hà Nội
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Từ khi chế độ tự chủ đối với cơ quan nhà nước ra đời và được áp dụng cho đến nay, đây là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của các Bộ, ngành, địa phương, nhà quản lý, nhà khoa học. Đã có nhiều báo cáo sơ kết đánh giá của Bộ Tài chính, của các đơn vị, địa phương qua từng thời kỳ áp dụng; có một số bài viết mang tính chất nghiên cứu về những nội dung liên quan đến quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005, giai đoạn 2006-2010 cơ chế chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực sự nghiệp đã từng bước thay đổi phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước, cụ thể một số công trình, bài viết tiêu biểu như sau:
    - Đổi mới chi tiêu công ở Việt Nam (Viện khoa học Tài chính - 2003)
    - Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo – Báo cáo chung của chính Phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới. (Nhà xuất bản tài chính năm 2005).
    - Đổi mới chính sách tài chính trong lĩnh vực tiền lương và thu nhập nhằm phát huy nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010, đề tài, Bộ Tài chính, 4/2002.
    Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về cơ chế tự chủ chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/10/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu), cùng với việc nghiên cứu thực trạng về cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể qua thực tế tại trường trung cấp Kinh Tế Hà Nội. Đối với trung cấp Kinh Tế Hà Nội từ khi thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá, phân tích vấn đề này. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ đề tài này sẽ góp phần tiếp tục hoàn thiện chế độ tự chủ tài chính- một giải pháp để cải cách tài chính công.
    3. Mục đích, nhiệm vụ
    - Mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các nước, trên cơ sở đó đối chiếu với thực trạng quản lý tài chính trường trung cấp Kinh tế Hà Nội qua đó đề xuất các giải pháp quản lý tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.
    - Nhiệm vụ:
    + Nghiên cứu về đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước.
    + Nghiên cứu, phân tích đánh giá công tác quản lý tài chính của trường trung cấp Kinh tế Hà Nội và rút ra những bài học kinh nghiệm.
    + Đề ra một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về tài chính nội bộ tại trường trung cấp Kinh tế Hà Nội trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trong thời gian tới.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác quản lý tài chính nội bộ theo cơ chế tự chủ.
    - Phạm vi nghiên cứu: Trường trung cấp Kinh tế Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có thu do Nhà nước thành lập, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Vì vậy, các vấn đề nêu ra trong luận văn chỉ tập trung nghiên cứu và nêu rõ về đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Đó là:
    + Cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập (thường được goi là cơ chế tự chủ tài chính).
    + Cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp Kinh tế Hà Nội trong thời gian từ năm 2009-2011.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta, đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây trong nghiên cứu: Duy vật biện chứng; Duy vật lịch sử; Khảo sát, điều tra; Phân tích tổng hợp, Thống kê.
    6. Những đóng góp mới của luận văn
    - Tổng hợp một số lý luận chung về đon vị sự nghiệp giáo dục công lập.
    - Phân tích những hạn chế, khó khăn khi áp dụng các quy định của nhà nước về tài chính trong hoạt động của trường trung cấp kinh tế Hà Nội.
    - Đề xuất một số giải pháp về quản lý tài chính tại trường trung cấp Kinh tế Hà nội.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở khoa học về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
    Chương 2: Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Trung cấp Kinh Tế Hà Nội
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tại trường trung cấp Kinh tế Hà Nội

    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . 1
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 5
    DANH MỤC CÁC BẢNG 6
    Chương 1:CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP 6
    1.1. Tổng quan về tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 6
    1.1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập . 6
    1.1.2. Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập . 10
    1.2. Cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 22
    1.2.1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính . 22
    1.2.2. Đối tượng, mục tiêu và nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: 22
    1.2.3. Nội dung cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 25
    1.2.4. Tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập . 30
    1.2.5. Quy chế chi tiêu nội bộ 32
    1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính trong giáo dục đào tạo 37
    1.3. Cơ chế tài chính đối với giáo dục công lập của một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam . 42
    1.3.1. Cơ chế tài chính đối với giáo dục công lập của một số nước trên thế giới 42
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sợ nghiệp giáo dục công lập . 45
    Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 – 2012 . 48
    2.1. Giới thiệu chung về trường trung cấp Kinh tế Hà nội 48
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường trung cấp Kinh tế Hà Nội: 48
    2.1.2. Khái quát về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 48
    2.2. Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tại trường trung cấp Kinh tế Hà Nội 50
    2.2.1. Lập và giao dự toán cho trường trung cấp Kinh tế Hà nội . 50
    2.2.2. Tự chủ các nguồn thu 51
    2.2.3. Tự chủ các khoản chi thường xuyên 58
    2.2.4.Quản lý chi từ nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước 73
    2.2.5.Tình hình về kết quả và phân phối kết quả hoạt động tài chính . 74
    2.2.6. Quản lý tài sản . 77
    2.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính tại trường 79
    2.3.1. Những kết quả đạt được . 79
    2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân: 86
    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ HÀ NỘI . 90
    3.1. Một số quan điểm hoàn thiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục công lập 90
    3.1.1. Giáo dục là quốc sách hàng đầu . 90
    3.1.2. Cơ chế tài chính phải tác động nâng cao chất lượng của giáo dục 91
    3.1.3. Hoàn thiện cơ chế tài chính theo phương châm xã hội hóa giáo dục 92
    3.1.4. Cơ chế tải chính phải đảm bảo phát huy tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ giảng viên và nhà khoa học ở các cơ sở giáo dục công lập . 92
    3.2. Phương hướng phát triển của trường Trung cấp Kinh tế Hà Nội giai đoạn 2013-2018 93
    3.3. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính tại Trường trung cấp Kinh tế Hà nội . 95
    3.3.1. Mục tiêu thực hiện quản lý tài chính theo hướng tực chủ, tự chịu trách nhiệm tại trường trung cấp Kinh tế Hà nội 95
    3.3.2. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường trung cấp Kinh tế Hà Nội 95
    3.4. Kiến nghị 110
    3.4.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 111
    3.4.2. Đối với trường trung cấp Kinh tế Hà Nội . 117
    KẾT LUẬN . 119
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 121

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1: Nguồn thu của Trung cấp Kinh Tế Hà Nội giai đoạn 2009- 2011 . 52
    Bảng 2.2: Tổng hợp nguồn kinh phí NSNN cấp cho Trường Trung cấp Kinh tế Hà Nội giai đoạn 2009 -2011 54
    Bảng 2.3: Cơ cấu chi thanh toán cá nhân từ kinh phí NSNN giai đoạn 2009-2011 62
    Bảng 2.4: Cơ cấu chi thanh toán cá nhân từ kinh phí NSNN giai đoạn 2009-2011 63
    Bảng 2.5: Cơ cấu chi cho nghiệp vụ chuyên môn từ kinh phí NSNN giai đoạn 2009-2011 67
    Bảng 2.6: Cơ cấu nhóm mục chi mua sắm sửa chữa kinh phí NS giai đoạn 2009-2011 76
    Bảng 2.7: Cơ cấu nhóm mục chi thường xuyên khác từ kinh phí NSNN giai đoạn 2009-2011 77
    Bảng 2.8 : Chi từ nguồn kinh phí ngoài NSNN năm 2009-2011 78
    Bảng 2.9: Tình hình chi trả tiền lương tăng thêm giai đoạn 2009 -2011 76
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...