Tiến Sĩ Hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người tại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người tại Việt Nam

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ
    THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
    1.1. Khái niệm cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người
    1.1.1. Điều ước quốc tế về quyền con người trong hệ thống pháp luật quốc tế
    1.1.2. Định nghĩa cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người
    1.1.3. Đặc điểm của cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người
    1.2. Cấu thành của cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người
    1.2.1. Nguyên tắc thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người
    1.2.2. Chủ thể thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người
    1.2.3. Nghĩa vụ của chủ thể thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người
    1.2.4. Biện pháp thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế về quyền con
    người
    1.2.5. Thiết chế giám sát việc thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người
    1.3. Các đảm bảo của cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con
    người
    1.3.1. Ý thức tự nguyện thực hiện của các quốc gia
    1.3.2. Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia khi có hành vi vi phạm nghĩa
    vụ thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người
    1.3.3. Sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ trong thực tiễn triển khai
    thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế về quyền con người
    của quốc gia.
    1.3.4. Sự ổn định về an ninh chính trị, phát triển về kinh tế và dân chủ hóa
    đời sống xã hội ở mỗi quốc gia
    1.4. Cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người tại một số
    quốc gia trên thế giới
    1.4.1. Cơ chế tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
    1.4.2. Cơ chế tại Cộng hòa Philipin
    1.4.3. Cơ chế tại Liên bang Thụy Sỹ
    1.4.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
    Kết luận chương 1
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC
    QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VIỆT NAM
    2.1. Việt Nam với việc tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người
    2.1.1. Tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người được ký kết trong
    khuôn khổ Liên hợp quốc
    2.1.2. Tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người được ký kết trong
    khuôn khổ Tổ chức Lao động quốc tế
    2.1.3. Tham gia các điều ước quốc tế khác về quyền con người
    2.2. Thiết chế quốc gia triển khai thực hiện điều ước quốc tế về quyền
    con người
    2.2.1. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước
    2.2.2. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề
    nghiệp và tổ chức xã hội
    2.3. Biện pháp thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế về quyền
    con người
    2.3.1. Biện pháp thực hiện nghĩa vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
    luật quốc gia
    2.3.2. Biện pháp thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền con
    người
    2.3.3. Biện pháp thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ báo cáo quốc gia tình
    hình thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người
    2.3.4. Một số biện pháp thực hiện nghĩa vụ thành viên khác
    2.4. Một số vấn đề còn tồn tại trong cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về
    quyền con người tại Việt Nam
    2.4.1. Về thiết chế quốc gia triển khai thực hiện điều ước quốc tế
    2.4.2. Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia
    2.4.3. Về các biện pháp thực hiện nghĩa vụ thành viên khác
    2.4.4. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong cơ chế thực hiện điều ước
    quốc tế về quyền con người tại Việt Nam
    Kết luận chương 2
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ
    CHẾ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
    TẠI VIỆT NAM
    3.1. Quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền con
    người và thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế về quyền
    con người
    3.2. Phương hướng hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về
    quyền con người tại Việt Nam
    3.2.1. Hoàn thiện cơ chế dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt
    Nam về quyền con người và thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước
    quốc tế về quyền con người.
    3.2.2. Hoàn thiện cơ chế gắn với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
    hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
    3.2.3. Hoàn thiện cơ chế phục vụ mục tiêu chủ động hội nhập quốc tế, bảo vệ
    chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích của cá nhân công dân.
    3.2.4. Hoàn thiện cơ chế phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của
    Việt Nam, đồng thời hài hòa với các chuẩn mực quốc tế, không vi
    phạm nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế về quyền con người
    3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con
    người tại Việt Nam
    3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia
    3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống thiết chế
    3.3.3. Nhóm giải pháp về biện pháp thực hiện nghĩa vụ thành viên
    Kết luận chương 3
    KẾT LUẬN
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “Quan tâm hơn nữa việc
    chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và
    lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hi ện các ĐUQT về quyền con
    người mà Việt Nam ký kết” [14, tr. 239]. Với chủ trương sẵn sàng là bạn, là đối tác
    tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập, hợp
    tác và phát triển, Việt Nam luôn mong muốn tăng cường đối thoại và hợp tác quốc
    tế trong lĩnh vực quyền con người trên cơ sở bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và hiểu
    biết lẫn nhau. Với tinh thần đó, Việt Nam đã chủ động tham gia và trở thành thành
    viên của nhiều ĐUQT về quyền con người. Tham gia các ĐUQT về quyền con
    người là một chủ trương thường xuyên và nhất quán của Việt Nam, thể hiện cam kết
    cũng như quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo đảm và thực hiện các chuẩn mực
    pháp lý quốc tế về quyền con người. Tham gia các ĐUQT về quyền con người đòi
    hỏi Việt Nam phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có việc hoàn thiện
    cơ chế thực hiện ĐUQT về quyền con người tại Việt Nam. Nghiên cứu những vấn
    đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế thực hiện ĐUQT về quyền con người
    tại Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng xuất phát từ các lý do sau:
    Thứ nhất, các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Na m như
    Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X và lần thứ XI; Chỉ thị 12-CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Vấn đề quyền con
    người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta; Chỉ thị 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của
    Ban Bí thư Trung ương Đảng về Công tác nhân quyền trong tình hình mới; Nghị
    quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và
    hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
    Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách
    tư pháp đến năm 2020; Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1/8/2007 của Hội nghị lần
    thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính,
    nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; Sách trắng về thành tựu
    bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam; Báo cáo quốc gia tình hình thực
    hiện ĐUQT về quyền con người đều khẳng định chủ trương chủ động hội nhập,
    hợp tác quốc tế về nhân quyền, nghiêm chỉnh thực hiện các ĐUQT về quyền con
    người mà Việt Nam là thành viên.
    Thứ hai, Việt Nam là thành viên của nhiều ĐUQT về quyền con người và
    2
    trong tương lai sẽ tiếp tục tham gia các ĐUQT khác trong lĩnh vực này. Một trong
    những nghĩa vụ mà các ĐUQT về quyền con người xác lập đối với các quốc gia
    thành viên, trong đó có Việt Nam, là không ngừng xây dựng và hoàn thiện cơ chế
    quốc gia triển khai thực hiện các ĐUQT về quyền con người trong phạm vi lãnh thổ
    quốc gia. Trên phương diện lý luận, cơ chế thực hiện ĐUQT về quyền con người có
    những điểm khác biệt với cơ chế thực hiện các ĐUQT khác. Xuất phát từ đặc thù
    của lĩnh vực hợp tác, ngoài cơ chế chung của pháp luật quốc tế, trong các ĐUQT về
    quyền con người còn đề cập đến cơ chế thực hiện chuyên biệt. ĐUQT về quyền con
    người không chỉ đặt ra nghĩa vụ chung cho các quốc gia thành viên là phải tận tâm,
    thiện chí thực hiện các cam kết phát sinh từ các ĐUQT (nguyên tắc Pacta sunt
    servanda), mà còn đặt ra những nghĩa vụ khá cụ thể nhằm thể chế hóa các quyền cơ
    bản của con người vào hệ thống pháp luật quốc gia cũng như thiết lập cơ chế quốc
    gia đảm bảo thực hiện ĐUQT trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Các ĐUQT về
    quyền con người còn thiết lập cơ chế giám sát quốc tế việc thực hiện nghĩa vụ thành
    viên của các quốc gia. Nghiên cứu cơ chế thực hiện ĐUQT về quyền con người sẽ
    giúp thấy được bức tranh tổng thể về cơ chế thực hiện ĐUQT về quyền con người ở
    cả cấp độ toàn cầu, khu vực và từng quốc gia; đồng thời góp phần triển khai thực
    hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên mà các ĐUQT về quyền con người đặt ra đối với
    Việt Nam.
    Thứ ba, trong thời gian qua, cơ chế thực hiện ĐUQT về quyền con người tại
    Việt Nam dần được đổi mới, đã và đang phát huy tác dụng góp phần bảo đảm và
    thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, cơ chế thực hiện ĐUQT về
    quyền con người tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ những
    yêu cầu đang đặt ra trong công cuộc đổi mới đất nước, chủ động hội nhập và hợp
    tác quốc tế trong vấn đề quyền con người. Hệ thống pháp luật về quyền con người,
    quyền công dân chưa hoàn thiện. Những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản
    quy phạm pháp luật vẫn còn khá phổ biến. Hoạt động của các thiết chế quốc gia và
    biện pháp tổ chức thực hiện nghĩa vụ thành viên ĐUQT về quyền con người chưa
    thực sự hiệu quả. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu, phân tích và đánh giá về cơ chế
    thực hiện ĐUQT về quyền con người, từ đó xác định cơ sở và đề xuất giải pháp
    mang tính thực tiễn nhằm hoàn thiện và phát triển cơ chế này tại Việt Nam là hết
    sức cần thiết.
    Thứ tư, trong bối cảnh hiện nay, quyền con người và thực hiện ĐUQT về
    quyền con người đã trở thành những vấn đề thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận
    thế giới và là nhân tố không kém phần quan trọng trong các chương trình nghị s ự,
    3
    các văn kiện của các hội nghị quốc tế, TCQT toàn cầu và khu vực. Việc triển khai
    các hoạt động này góp phần tích cực tạo ra sự đảm bảo trên bình diện quốc tế các
    quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, các hoạt động này đôi khi cũng bị một số
    thế lực phản động lợi dụng để xuyên tạc quan điểm đường lối của Đảng và Nhà
    nước Việt Nam cũng như thực tiễn bảo đảm và thúc đẩy các quyền cơ bản của con
    người trên lãnh thổ Việt Nam. Việc nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế thực hiện
    ĐUQT về quyền con người sẽ tạo cơ sở khẳng định những thành tựu về bảo đảm và
    thúc đẩy quyền con người của Việt Nam, bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, lợi dụng
    vấn đề dân chủ, nhân quyền nhằm can thiệp vào công việc nội bộ, vi phạm chủ quyền
    của Việt Nam.
    Từ những yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn và mong muốn có những đóng góp
    nhất định để triển khai thực hiện hiệu quả các ĐUQT về quyền con người của Việt
    Nam, trong khuôn khổ luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật quốc tế, nghiên cứu sinh
    đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền
    con người tại Việt Nam”
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Cơ chế thực hiện ĐUQT về quyền con người là một vấn đề rất phức tạp thu
    hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia và học giả trên thế giới. Chẳng hạn như công
    trình nghiên cứu của Richard B.Lillich “Quyền con người: Những vấn đề luật pháp,
    chính sách và thực tiễn” (International Human Rights: Problems of Law, Policy and
    Practice) [68]; Janis Mark W “Luật nhân quyền châu Âu: Văn bản và Tư liệu”
    (European Human Rights Law: Text and Materials) [60]; James T.H.Tang “Nhân
    quyền và quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương” (Human Rights
    and International Relations in the Asia - Pacific Region) [61]; Philip Alston “Liên
    hợp quốc và Quyền con người: Một thẩm định quan trọng” (The United Nations and
    Human Rights: A Critical Appraisal) [66]; Arie Bloed, Liselotte Leicht, Manfred
    Nowak and Allan Rosas “Giám sát quyền con người ở châu Âu: So sánh với các cơ
    chế và thủ tục quốc tế” (Monitoring Human Rights in Europe: Comparing
    International Procedures and Mechanisms) [57] Các công trình nghiên cứu này đã
    được xuất bản thành sách và trở thành tài liệu nghiên cứu bổ ích cho những người
    quan tâm đến lĩnh vực quyền con người. Bên cạnh các công trình nghiên cứu đã
    được xuất bản thành sách, còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành
    luật và trên các website như bài viết của Philip Lynch “Hài hòa hóa Luật nhân
    quyền quốc tế và chính sách, pháp luật quốc gia: Sự hình thành và vai trò của trung
    tâm nguồn luật quyền con người” (Harmonising International Human Rights Law
    4
    and Domestic Law and Policies: The Establishment and Role of the Human Rights
    Law Resource Centre) [67]; CHAU Pak-kwan “Cơ chế giám sát việc thực hiện các
    ĐUQT về quyền con người tại Liên hiệp Vương quốc Anh, New Zealand và
    Canađa” (Monitoring Mechanisms for the Implementation of International Human
    Rights Treaties in the United Kingdom, New Zealand and Canada) [97]; Ruijun Dai
    “Ảnh hưởng của các ĐUQT về quyền con người tới hệ thống các quyền cơ bản”
    (Impact of International Human Rights Treaties on Fundamental Rights System)
    [84]; Christina M.Cerna “Tính phổ biến của quyền con người và sự đa dạng văn
    hóa: Thực hiện quyền con người trong những bối cảnh văn hóa - xã hội khác nhau”
    (Universality of Human Rights and Cultural Diversity: Implementation of Human
    Rights in Different Socio - Cultural Contexts) [82]; Joan F. Hartman “Vi phạm các
    ĐUQT về quyền con người trong tình trạng khẩn cấp được công bố chính thức”
    (Derogation from Human Rights Treaties in Public Emergencies) [83] Các công
    trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung phân tích các quan điểm, các quy định của
    pháp luật và thực tiễn triển khai thực hiện ĐUQT về quyền con người tại một số
    quốc gia và khu vực trên thế giới, đặc biệt là chưa có nhiều công trình nghiên cứu
    một cách tổng thể về cơ chế thực hiện ĐUQT về quyền con người ở các cấp độ:
    toàn cầu, khu vực và ở từng quốc gia.
    Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về quyền con người và các ĐUQT trong lĩnh
    vực này đã được một số chuyên gia đề cập dưới các góc độ và ở những phạm vi
    khác nhau. Trong Giáo trình Luật quốc tế của các cơ sở đào tạo luật cũng như các
    công trình khoa học của các tác giả như PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, GS.TS Trần
    Ngọc Đường, PGS.TS Tường Duy Kiên, PGS.TS Chu Hồng Thanh, PGS.TS
    Nguyễn Cửu Việt, PGS. TS Đinh Ngọc Vượng được xuất bản thành sách hoặc
    đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và
    Pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Nghiên cứu con người, Tạp chí Lý
    luận chính trị, Tạp chí Nhân quyền đã đề cập đến quyền con người và ĐUQT về
    quyền con người ở cả phương diện lý luận và thực tiễn. Có thể kể đến một số công
    trình như: Bộ sách về quyền con người được triển khai trong khuôn khổ dự án
    “Diễn đàn giáo dục về quyền con người” do PGS.TS Võ Khánh Vinh là chủ biên;
    “Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người” do PGS.TS Nguyễn Đăng
    Dung, Ths. Vũ Công Giao và Ths. Lã Khánh Tùng đồng chủ biên [8]; bài viết của
    GS.TS Trần Ngọc Đường với nhan đề “Bàn về thực trạng và nhu cầu pháp luật về tổ
    chức bộ máy nhà nước và pháp luật về quyền con người theo Nghị quyết 48 của Bộ
    Chính trị” [16]; bài viết “Nghĩa vụ pháp lý của quốc gia đối với các quyền kinh tế,
    5
    xã hội và văn hóa” của tác giả Nguyễn Linh Giang [17]; bài viết “Việt Nam với việc
    tham gia các công ước quốc tế về quyền con người” của PGS.TS Tường Duy Kiên
    [29]; bài viết “Các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên
    và vấn đề nội luật hóa” của TS. Nguyễn Văn Tuân [49]; bài viết “Hoàn thiện cơ chế
    pháp lý bảo đảm quyền con người ở nước ta” của PGS.TS Lê Minh Thông [44], bài
    viết “Quyền con người: Sự vi phạm và cứu trợ - Cơ chế bảo trợ nhân quyền ở Việt
    Nam và một số nước trên thế giới” của tác giả Huỳnh Thị Sương Mai” [35]; bài viết
    “Tiêu chí đánh giá mức độ và nhu cầu hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền con người
    ở Việt Nam” của PGS.TS. Tường Duy Kiên [32] Một số đề tài nghiên cứu về
    quyền con người cũng đã được triển khai như: Đề tài nghiên cứu thuộc Chương
    trình khoa học cấp nhà nước KX.07-16 “Nghiên cứu quyền con người, phân tích
    những điều kiện đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân trong cuộc
    sống đổi mới của đất nước”; Viện Nghiên cứu Quyền con người thuộc Học viện
    Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã triển khai đề tài nghiên cứu độc lập
    cấp Nhà nước “Quyền con người trong thời kỳ đổi mới - Thành tựu, vấn đề và
    phương hướng giải quyết”; công trình nghiên cứu “Việt Nam với vấn đề quyền con
    người” do Bộ Tư pháp chủ trì; Viện Nghiên cứu Con người thuộc Viện Khoa học
    Xã hội Việt Nam cũng đang triển khai Chương trình cấp Bộ 2011 - 2012 “Một số
    vấn đề cơ bản về quyền con người và điều kiện đảm bảo thực thi giai đoạn 2011-2020 vì mục tiêu phát triển con người” Ngoài ra, quyền con người và ĐUQT về
    quyền con người còn được đề cập tới trong các bài viết tại các hội thảo trong nước
    và quốc tế được tổ chức tại Việt Nam với sự tài trợ của các Đại sứ quán Đan Mạch,
    Đại sứ quán Thụy Sỹ, Đại sứ quán Ôxtrâylia, Liên minh châu Âu, Chương trình
    phát triển LHQ như hội thảo “Cơ chế hoạt động của các ủy ban công ước về
    quyền con người của LHQ và việc thực hiện các công ước ở Việt Nam” (tổ chức
    tháng 3/2008 tại Hà Nội); hội thảo “Việt Nam và các cơ chế của LHQ về quyền con
    người: Một số hoạt động hợp tác quốc tế hiện nay” (tổ chức tháng 1/2010 tại Hà
    Nội); hội thảo “Các công ước quốc tế về quyền con người và cơ chế thực hiện” (tổ
    chức tháng 12/2010 tại Hà Nội); hội thảo “Vấn đề quyền con người ở Việt Nam -Từ góc độ lịch sử, xã hội và chủ trương đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí
    Minh” (tổ chức tháng 1/2011 tại thành phố Hồ Chí Minh); các hội thảo trong khuôn
    khổ dự án “Diễn đàn giáo dục về quyền con người” của Viện Khoa học Xã hội Việt
    Nam
    Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về quyền con người và ĐUQT
    trong lĩnh vực này nhưng nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1998),
    Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
    [2] Bộ Tư pháp (2003), Cẩm nang các vấn đề liên quan đến đấu tranh về quyền
    con người, Hà Nội.
    [3] Các văn bản công pháp quốc tế và văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    [4] Chỉ thị 12 - CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Vấn
    đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta.
    [5] Chỉ thị 44 - CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Công
    tác nhân quyền trong tình hình mới.
    [6] Nguyễn Đăng Dung, Bùi Tiến Đạt (2011), Cải cách chế định quyền và nghĩa
    vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp theo nguyên tắc tôn trọng quyền con
    người, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (8), tr. 5-10.
    [7] Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và
    Pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    [8] Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền
    con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    [9] Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người - Tập tài liệu chuyên đề
    của LHQ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
    [10] Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    [11] Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Cương lĩnh Cách mạng của Đảng Cộng sản
    Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    [12] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    [13] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    [14] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    [15] Trần Ngọc Đường (2004), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước
    pháp quyền XHCN Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    152
    [16] Trần Ngọc Đường (2010), Bàn về thực trạng và nhu cầu pháp luật về tổ chức
    bộ máy nhà nước và pháp luật về quyền con người theo Nghị quyết 48 của Bộ
    Chính trị, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (15), tr. 5-12.
    [17] Nguyễn Linh Giang (2011), Nghĩa vụ pháp lý của quốc gia đối với các quyền
    kinh tế, xã hội và văn hóa, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2), tr. 72-79.
    [18] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu quyền con
    người (1996), Một số vấn đề về quyền kinh tế và xã hội, Nxb Chính trị quốc
    gia, Hà Nội.
    [19] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu quyền con
    người (1997), Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị, Nxb Chính trị quốc
    gia, Hà Nội.
    [20] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu quyền con
    người (1998), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị quốc
    gia, Hà Nội.
    [21] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu quyền con
    người (2003), Quyền con người trong thế giới hiện đại, Nxb Công an nhân
    dân, Hà Nội.
    [22] Học viện Quan hệ quốc tế (2007), Luật quốc tế, Hà Nội.
    [23] Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ
    điển Bách khoa Việt Nam, Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam,
    Hà Nội.
    [24] Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946.
    [25] Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959.
    [26] Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
    [27] Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
    [28] Đinh Thế Hưng, Trần Xuân Thái (2011), Cơ chế bảo vệ quyền con người bằng
    tòa án, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6), tr. 70-78.
    [29] Tường Duy Kiên (2002), Việt Nam với việc tham gia các công ước quốc tế về
    quyền con người, Tạp chí Cộng sản, (26), tr. 50-59.
    [30] Tường Duy Kiên (2005), Vài nét về hoạt động của LHQ trong việc bảo vệ,
    thúc đẩy và phát triển quyền con người, Tạp chí Luật học, Số đặc san kỷ niệm
    50 năm ngày thành lập Liên hợp quốc, tr. 32-37.
    [31] Tường Duy Kiên (2006), Quốc hội Việt Nam với việc đảm bảo quyền con
    người, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...