Chuyên Đề Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện cạnh t

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập



    MỤC LỤC
    Danh mục các bảng biểu 4
    Mở đầu 5
    Doanh nghiệp có vốn FDI và cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp có vốn FDI trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập 9
    1.1. vai trò Đầu tư trực tiếp nước ngoài và những vấn đề chung về doanh nghiệp có vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài 9
    1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 9
    1.1.2. Vai trò của FDI 11
    1.1.3. Những vấn đề chung về doanh nghiệp có vốn FDI 12
    1.1.4. Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn FDI. 20
    1.2. Cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp có vốn FDI trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập. 21
    1.2.1. Nhận thức chung về cơ chế tài chính doanh nghiệp 21
    1.2.2. Nội dung cơ bản của cơ chế tài chính doanh nghiệp có vốn FDI 24
    1.2.3. Vai trò của cơ chế tài chính đối với việc phát triển doanh nghiệp có vốn FDI trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập. 33
    Thực trạng cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới 36
    2.1. Thực trạng doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam 36
    2.1.1. Tổng quan FDI tại Việt nam 36
    2.1.2. Đánh giá chung về thực trạng doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam. 38
    2.2. Đánh giá Thực trạng cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam. 43
    2.2.1. Thực trạng cơ chế tài chính doanh nghiệp có vốn FDI. 43
    2.2.2. Đánh giá thực trạng cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt nam. 52
    2.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở một số nước trên thế giới 56
    2.3.1. Kinh nghiệm của các nước công nghiệp mới châu Á 56
    2.3.2. Kinh nghiệm của Trung quốc 57
    2.3.3. Kinh nghiệm một số quốc gia thuộc khối ASEAN 59
    2.3.4. Những bài học rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước. 62
    Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài Chính đối với các doanh nghiệp có vốn FDI Trong điều kiện cạnh tranh và hội Nhập 64
    3.1. Xu hướng vận động, quan điểm phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI. 64
    3.1.1. Xu hướng vận động của các doanh nghiệp có vốn FDI. 64
    3.1.2. Tác động của cạnh tranh và hội nhập đối với doanh nghiệp có vốn FDI 66
    3.1.3. Các quan điểm phát triển doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt nam. 68
    3.2. Quan điểm hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn FDI trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập. 71
    3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập. 74
    3.3.1. Cải thiện tổng thể môi trường đầu tư kinh doanh thúc đẩy doanh nghiệp có vốn FDI phát triển. 75
    3.3.2. Giải pháp tăng cường năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp có vốn FDI trong xu thế hội nhập. 77
    3.3.3. Hoàn thiện chính sách thuế phù hợp tiến trình hội nhập thúc đẩy doanh nghiệp có vốn FDI phát triển. 82
    3.3.4. Hoàn thiện thị trường ngoại hối theo hướng toàn diện, hiện đại phục vụ đắc lực cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI. 86
    3.3.5. Hoàn thiện chính sách tín dụng để phát triển doanh nghiệp có vốn FDI 90
    3.3.6. Giải pháp hỗ trợ của Nhà nước. 92
    3.4. Một số điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp 93
    3.4.1. Sự ổn định chính trị, ổn định kinh tế - xã hội và năng lực tổ chức quản lý của Chính phủ. 93
    3.4.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, kết hợp đồng bộ các giải pháp tài chính với các công cụ quản lý vĩ mô. 94
    3.4.3. Đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn FDI. 95
    Kết luận 97
    ký hiệu các chữ viết tắt 102
    Tổng số 105
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Qua hơn 15 năm kể từ khi có Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam năm 1987, các doanh nghiệp có vốn FDI đã hình thành và không ngừng phát triển mạnh mẽ, có mặt trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, hoạt động trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp có vốn FDI được coi là nhân tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh cho thị trường trong nước, làm nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển đất nước, tạo điều kiện cho Việt nam hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
    Cùng với quá trình phát triển đó, cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp có vốn FDI đã hình thành và từng bước được cải thiện, có tác động tích cực đến quá trình phát triển của các doanh nghiệp có vốn FDI. Tuy nhiên, thực tế còn phát sinh nhiều bất cập trong công tác quản lý nói chung, quản lý tài chính nói riêng làm hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn FDI. Hiện tại môi trường đầu tư ở nước ta còn chưa thực sự hấp dẫn, môi trường kinh tế và pháp lý đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ. Cơ cấu về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có mặt bất hợp lý và hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội mà các doanh nghiệp có vốn FDI mang lại chưa cao, Việt nam đang cam kết mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp có vốn FDI sẽ tạo động lực tốt thúc đẩy phát triển doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác, nhằm đổi mới công nghệ mới, tăng năng suất lao động, tăng năng lực quản lý điều hành, tạo thế cạnh tranh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đây là một vấn đề thực tế đặt ra hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có một cơ chế quản lý nhà nước về tài chính cho các doanh nghiệp có vốn FDI, nhờ cơ chế tài chính để từ đó tổ chức quản lý, định hướng, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp này.
    Với ý nghĩa đó, tác giả tập trung nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập", góp phần giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn nêu trên.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Góp phần làm rõ lý luận về vị trí vai trò của các doanh nghiệp có vốn FDI trong nền kinh tế thị trường tính cạnh tranh cao và trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới;
    - Phân tích, làm rõ lý luận về cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn FDI riêng;
    - Đánh giá thực trạng tình hình các doanh nghiệp có vốn FDI, cơ chế tài chính các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt nam trong thời gian qua và khái quát những bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính các doanh nghiệp có vốn FDI của một số nước, từ đó góp phần cho việc đề xuất các định hướng, các quan điểm đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính để phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập.
    3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
    Đối tượng chính của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của cơ chế tài chính và các giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập.
    Cơ chế tài chính là một vấn đề rộng lớn, bao quát nhiều lĩnh vực, nhiều khâu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu cơ chế tài chính doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam, đó là: cơ chế huy động và tạo lập vốn, cơ chế quản lý sử dụng vốn, cơ chế phân phối kết quả kinh doanh, cơ chế giám sát tài chính, cơ chế cho việc sáp nhập, giải thể, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp. Tập trung nghiên cứu tình hình của Việt Nam, có nghiên cứu kinh nghiệm một số nước ở châu Á và các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập.
    Phương pháp cơ bản và chủ yếu được vận dụng để nghiên cứu đề tài này là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời kết hợp với các phương pháp cụ thể khác như: thống kê so sánh, tổng hợp phân tích các dữ liệu thực tế. Ngoài ra còn vận dụng các quan điểm lý luận của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế trong sự nghiệp đổi mới.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
    - Hệ thống hoá một số vấn đề về các doanh nghiệp có vốn FDI và cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn FDI.
    - Khẳng định vai trò quan trọng của các doanh nghiệp có vốn FDI trong mục tiêu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta và khẳng định vai trò quan trọng của cơ chế tài chính nhằm phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI.
    - Phân tích đánh giá thực trạng về cơ chế tài chính các doanh nghiệp có vốn FDI trong thời gian qua, tạo tiền đề cho các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt nam.
    - Đề xuất một số quan điểm định hướng phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt nam khi hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
    - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày thành 3 chương:
    Chương 1: Doanh nghiệp có vốn FDI và cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn FDI trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập.
    Chương 2: Thực trạng cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới.
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn FDI trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập
     
Đang tải...