Luận Văn Hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì các doanh nghiệp Nhà nước nổi lên là một bộ phận quan trọng, là chỗ dựa để kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Thông qua nó, Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. Trong khi đó một số doanh nghiệp Nhà nước còn có nhiều tiêu cực, làm ăn không có hiệu quả và thua lỗ. Vì vậy một yêu cầu đặt ra là phải làm sao để các doanh nghiệp Nhà nước - các doanh nghiệp nắm giữ các ngành, các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế có thể phát triển một cách vững mạnh và thực sự trở thành một lực lượng vật chất hùng mạnh.

    Để có thể đứng vững và phát huy vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước phải làm ăn thật sự hiệu quả mà trước hết là phải quản lý, sử dụng tốt các nguồn đầu vào. Do đó việc quản lý tốt tiền lương, thu nhập - một trong những chi phí đầu vào là hết sức cần thiết, làm sao để sử dụng hiệu quả nhất chi phí tiền lương, phát huy được vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương.

    Trong thời gian vừa qua vấn đề quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù đã được nhiều nhà quản lý, nghiên cứu đề cập đến nhưng do tiền lương một mặt là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, mặt khác tiền lương trong cơ chế thị trường vẫn là một vấn đề mới nên việc đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nó có liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, khai thác các khả năng tiềm tàng từ mỗi người lao động.

    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ Vụ Tiền lương - Tiền công - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Phạm Đức Thành, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước”.



    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba phần chính như sau:

    Phần I: ý nghĩa của việc hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.

    Phần II: Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.

    Phần III: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...