Thạc Sĩ Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/9/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
    DANH MỤC HÌNH . iii
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
    VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP . 5
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
    1.2. Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính đối với các trường Đại học công
    lập 8
    1.2.1. Tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu . 8
    1.2.2. Cơ chế quản lý tài chính đối với trường Đại học công lập . 12
    1.3. Kinh nghiệm về quản lý tài chính tại một số Trường đại học công lập và
    bài học kinh nghiệm cho trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 . 28
    1.3.1 Cơ chế quản lý tài chính ở một số Trường Đại học công lập ở một nước
    trên thế giới . 28
    1.3.2. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội . 31
    1.3.3. Bài học cho trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 . 35
    CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
    2.1. Cơ sở phương pháp luận 37
    2.2. Phương pháp thu thập số liệu . 38
    2.3. Các phương pháp nghiên cứu . 38
    2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu . 38
    2.3.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp . 39
    2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả . 40
    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 . 41
    3.1. Khái quát về Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 41
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 41
    3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Đại học sư
    phạm Hà Nội 2 41
    3.2. Phân tích cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
    . 46
    3.2.1. Cơ chế huy động, tạo nguồn lực tài chính 46
    3.2.2. Cơ chế quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính 52
    3.2.3. Cơ chế phân phối chênh lệch thu - chi 55
    3.2.4. Cơ chế quản lý tài sản . 56
    3.2.5. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính . 57
    3.3. Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Sư phạm
    Hà Nội 2 59
    3.3.1. Những kết quả đạt được 59
    CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN
    LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 68
    4.1. Định hướng phát triển tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 . 68
    4.1.1. Định hướng phát triển . 68
    4.1.2. Các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của Chiến lược phát triển tại trường Đại
    học Sư phạm Hà Nội 2 năm 2015, tầm nhìn 2020 68
    4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trường
    Đại học Sư phạm Hà Nội 2 . 70
    4.2.1. Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính 70
    4.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý chi 71
    4.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản 72
    4.2.4. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính . 73
    4.2.5. Vị trí, vai trò của Thủ trưởng đơn vị và kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng
    cao năng lực đội ngũ cán bộ và ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài
    chính 73
    4.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài
    chính tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 74
    4.3.1. Kiến nghị với Cơ quan quản lý Nhà nước 74
    4.3.2. Kiến nghị với trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 77
    KẾT LUẬN . 80
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
    i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1. CGCN Chuyê ̉ n giao công nghê ̣
    2. CNH Công nghiê ̣ p ho
    ́
    a
    3. CP Chính phủ
    4. ĐTDA Đê ̀ ta
    ̀
    i, dư ̣ a
    ́
    n
    5. KH&CN Khoa ho ̣ c va
    ̀ Công nghê ̣
    6. KTXH Kinh tế xã hội
    7. NĐ Nghị định
    8. NSNN Ngân sa
    ́
    ch Nha
    ̀
    nươ
    ́
    c
    9. NSTW Ngân sa
    ́
    ch Trung ương
    10. NSĐP Ngân sa
    ́
    ch đi ̣ a phương
    11. TNQD Thu nhâ ̣ p quô ́ c dân
    12. SNKH Sư ̣ nghiê ̣ p khoa ho ̣ c
    13. XDCB Xây dư ̣ ng cơ ba
    ̉
    n
    ii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn kinh phí, giai đoạn 2012 - 2014 47
    Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp, giai đoạn 2012 -2014 . 48
    Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp, giai đoạn 2012 - 2014 50
    Bảng 3.4: Cơ cấu sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp, giai đoạn 20122014 . 52
    Bảng 3.5: Cơ cấu sử dụng nguồn thu sự nghiệp, giai đoạn 2012 - 2014 55
    Bảng 3.6: Chênh lệch thu - chi, giai đoạn 2012 - 2014 56
    Bảng 3.7: Quy mô tuyển sinh trường ĐHSPHN2, giai đoạn 2012 - 1014 . 62
    Bảng 3.8: Số lượng đề tài Trường ĐHSPHN2 đã và đang chủ trì trong 5 năm
    gần đây 63
    Bảng 3.9: Số lượng cán bộ cơ hữu của nhà trường tham gia thực hiện đề tài
    khoa học trong 5 năm gần đây 63
    Bảng 3.10: Công bố khoa học của Trường ĐHSPHN2 trong 5 năm gần đây 64
    Bảng 3.11: Số lượng báo cáo khoa học trong 5 năm gần đây . 64
    iii
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức, cơ chế làm việc, cơ chế phối hợp . 43
    Hình 3.2: Cơ cấu nguồn kinh phí, giai đoạn 2012 - 2014 . 48
    Hình 3.2: Cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp, giai đoạn 2012 -2014 . 49
    Hình 3.3: Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp, giai đoạn 2012 - 2014 50
    Hình 3.4: Cơ cấu sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp, giai đoạn 20122014 53
    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sự nghiệp giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Đảng
    và Nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong hệ
    thống giáo dục và đào tạo, giáo dục ở mỗi cấp học, bậc học có một vai trò nhất
    định, trong đó giáo dục đại học là một khâu trọng yếu, đảm nhận sứ mệnh đào tạo
    nguồn nhân lực có trình độ cao, là động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế
    của đất nước, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá.
    Phát triển giáo dục và đào tạo phải đi trước một bước so với phát triển kinh
    tế. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư quan trọng có hiệu quả và tác động nhiều mặt và
    dài hạn. Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung và đào tạo đại học
    nói riêng, bên cạnh sự đổi mới về các mặt như tổ chức, cán bộ, chương trình,
    phương pháp đào tạo, việc đảm bảo nguồn tài chính và xác lập cơ chế quản lý tài
    chính cho các trường đại học có vai trò cực kỳ quan trọng. Trong giai đoạn đổi
    mới hiện nay, đối với các trường công lập, nhất là các trường chuyên ngành đào
    tạo cán bộ cho lực lượng vũ trang, việc đa dạng hoá nguồn tài chính và đổi mới
    quản lý tài chính sao cho tiết kiệm, có hiệu quả có vai trò góp phần quyết định
    đến sự phát triển lâu dài của các trường.
    Tuy nhiên, huy động nguồn tài chính và quản lý tài chính cho giáo dục và
    đào tạo là một vấn đề khá phức tạp. Trước hết, trong giai đoạn đổi mới hiện nay,
    khi cơ chế quản lý chuyển từ nhà nước bao cấp hoàn toàn sang nhà nước chỉ chịu
    một phần chi phí, đầu ra và sản phẩm của hoạt động đào tạo đại học lại rất đa
    dạng. Hơn nữa, xét về mặt cấu trúc cơ chế quản lý tài chính cho các trường đào
    tạo công lập, cả về đa dạng hoá nguồn thu tài chính, cả về nâng cao quyền tự chủ
    trong quyết định chi tiêu đều không thể áp dụng một kiểu mô hình giống nhau ở
    tất cả các trường.
    Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong thời gian qua đã rất tích cực hoàn
    thiện cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, chủ động
    2
    khai thác các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi, tích cực cân đối thu chi
    đảm bảo về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo. Vì vậy nhu cầu đẩy
    mạnh công tác quản lý tài chính là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào
    tạo, nghiên cứu khoa học.
    Tuy nhiên trong những năm qua, công tác quản lý tài chính của trường
    Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 còn chưa hoàn thiện, hiệu quả công tác khai
    thác nguồn thu, quản lý chi chưa cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị chậm đổi mới
    theo yêu cầu phát triển phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, hợp tác
    quốc tế, của Nhà trường. Bên cạnh đó, nhận thức của cán bộ, giáo viên còn
    chưa đầy đủ về công tác tài chính. Kế hoạch thu chi chưa thật sự chủ động, chưa
    phát huy hết hiệu quả của quản lý tài chính đối với hoạt động của Nhà trường.
    Tiền lương và thu nhập chưa thực sự kích thích và động viên được các cán bộ,
    viên chức, giảng viên trong công tác quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
    Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề
    tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”
    làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế, với mong muốn tìm hiểu
    thực trạng quản lý tài chính tại trường Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và đưa
    ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị này,
    đồng thời hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý tài chính phù hợp với xu
    hướng phát triển của đất nước.
    Câu hỏi nghiên cứu: Giải pháp nào để hoàn thiện Hoàn thiện cơ chế quản
    lý tài chính tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2?
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Luận văn có mục tiêu nghiên cứu làm rõ các vấn đề về quản lý tài chính
    của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trên hình thức quản lý là đơn vị sự nghiệp
    có thu. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính của Trường, đề
    tài luận chứng những giải pháp bảo đảm nguồn thu và hoàn thiện cơ chế quản l ý
    tài chính theo hướng tự chủ của đơn vị sự nghiệp có thu.
    3
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính ở Trường Đại
    học Sư phạm Hà Nội 2 với tư cách là đơn vị sự nghiệp có thu.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng việc quản lý tài chính của Trường Đại học
    Sư phạm Hà Nội 2.
    - Luận chứng những giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý tài chính ở
    Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ quản lý tài chính ở Trường
    Đại học Sư phạm Hà Nội 2 mà hình thức quản lý là đơn vị sự nghiệp có thu.
    Quan hệ này gồm hai mảng rõ rệt: quan hệ giữa tài chính nhà nước với nhà
    trường và quan hệ quản lý tài chính trong nội bộ trường.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung: Luận văn chỉ tập trung ở quan hệ quản lý tài chính của một đơn
    vị cụ thể, đó là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, những vấn đề khác có liên
    quan chỉ nghiên cứu với hình thức bổ trợ làm rõ các quan hệ quản lý tài chính.
    - Thời gian: từ năm 2012 -2014
    - Không gian: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.
    4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Một là, xác định việc tồn tại hai hình thức quản lý tài chính ở một đơn vị sự
    nghiệp, đặc biệt đó là đơn vị sự nghiệp là một cơ sở đào tạo trong ngành sư phạm,
    điều này phù hợp với xu thế xã hội hoá giáo dục đào tạo, một đặc điểm riêng khác
    biệt với các trường đào tạo khác trong ngành sư phạm.
    Hai là, các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính nhằm mục đích tăng
    nguồn thu, tăng tính tự chủ trong hoạt động quản lý tài chính, đáp ứng các nhu
    cầu ngày càng tăng về nguồn tài chính cho đào tạo ngay tại chính Trường Đại học
    Sư phạm Hà Nội 2.
    5. Kết cấu của luận văn
    4
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    gồm 4 chương:
    Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về cơ
    chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập
    Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
    Chương 3. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học sư phạm
    Hà Nội 2.
    Chương 4. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại
    học sư phạm Hà N
     
Đang tải...