Thạc Sĩ Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Giáo dục học thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ đặc biệt là giáo dục Đại học, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kinh nghiệm cải cách giáo dục đại học của các nước có nền giáo dục phát triển là Chính phủ tăng quyền tự chủ tài chính cho các trường Đại học.
    Phát triển tài chính Đại học là một trong những vấn đề chủ yếu của bất kỳ hệ thống giáo dục Đại học nào trên thế giới. Trong các cuộc thảo luận về giáo dục Đại học, những vấn đề về tài chính thường nổi bật do những quan điểm khác nhau của nhiều bên liên quan. Các nhà hoạch định chính sách đang đặt ra câu hỏi liệu ngân quỹ Nhà nước có thể tiếp tục chi bao nhiêu cho phát triển giáo dục Đại học giữa những đòi hỏi cấp bách và cạnh tranh của rất nhiều mục tiêu khác (giáo dục phổ thông, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, phát triển giao thông công cộng .). Nhu cầu về tri thức và đổi mới công nghệ, khoa học kỹ thuật ngày càng tăng buộc các trường Đại học phải tìm kiếm những nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước để có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội và vượt qua những thử thách trong xu hướng hội nhập hiện nay.
    Trường Đại học Công đoàn là đơn vị sự nghiệp có thu, sau hơn bốn năm thực hiện Nghị định 10 của Chính phủ, đến nay trường đã rất tích cực cải cách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, đã chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trong thời gian qua trường Đại học Công đoàn đã không ngừng phát triển và xây dựng trường theo mô hình một trường Đại học đa ngành, đa cấp với các đặc thù về khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội, ngoại ngữ vì vậy nhu cầu về đổi mới cơ chế quản lý trong công tác tài chính là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
    Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, việc nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn”mong muốn tìm hiểu thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn công tác quản lý tài chính tại đơn vị này, đồng thời hướng tới mục tiêu tự chủ tài chính phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và của Nhà trường.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu và của các trường đại học công lập.
    Phản ánh thực trạng về cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn, rút ra ưu, nhược điểm và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị này.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn
    Thời gian nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2007
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Đề tài sử dụng biện pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với những nguyên lý cơ bản của khoa học kinh tế nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến cơ chế quản lý tài chính trong các trường đại học công lập. Đồng thời vận dụng các phương pháp quan sát, phân tích, tổng kết kinh nghiệm, tổng hợp và so sánh để phân tích thực tiễn công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn.
    5. Đóng góp mới của đề tài
    Đề tài góp phần hoàn thiện việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn nhằm hướng tới mục tiêu tự chủ tài chính và nâng cao chất lượng đào tạo.
    KẾT LUẬN
    Để đạt được mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là xã hội hóa giáo dục và mục tiêu đến năm 2010 tỷ lệ sinh viên thuộc các trường Đại học chiếm khoảng 200 sinh viên/1 vạn dân, ngay từ bây giờ các trường Đại học phải khẳng định được vị trí của mình thông qua chất lượng đào tạo. Sản phẩm mà các trường Đại học cung cấp cho thị trường lao động phải đảm bảo chất lượng và được thị trường chấp nhận. Một trong những yếu tố để các trường Đại học có thể đứng vững và phát triển thì phải có nền tài chính đủ mạnh và phải tự chủ về vấn đề tài chính.
    Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm, đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục, tỷ trọng ngân sách dành cho giáo dục đào tạo tăng rõ rệt hàng năm. Theo đó, ngân sách Nhà nước cấp cho trường đại học Công đoàn cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, để xây dựng trường đại học Công đoàn đa ngành, đa cấp đòi hỏi trường phải nỗ lực hơn nữa để có thể huy động tất cả nguồn lực trong xã hội. Hoàn thiện quản lý tài chính là một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất giúp nhà trường khai thác tối đa nguồn tài chính cho sự nghiệp giáo dục đào tạo đồng thời sử dụng nguồn tài chính đó một cách hiệu quả nhất.
    Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định khi thực hiện đề tài. Kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và những người quan tâm để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

    PHẦN MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 5
    1.1. Tổng quan về cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu 5
    1.1.1. Đơn vị sự nghiệp có thu và vai trò của đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế 5
    1.1.2. Cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. 6
    1.1.2.1. Quản lý nguồn thu. 7
    1.1.2.2. Quản lý các khoản chi 11
    1.1.2.3. Lập và thực hiện sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp. 12
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu. 14
    1.2. Tổng quan về cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập 18
    1.2.1. Các đặc điểm về trường đại học công lập. 18
    1.2.2. Cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập. 19
    1.2.2.1. Nguồn thu của trường đại học công lập. 19
    1.2.2.2. Nội dung chi của trường đại học công lập. 23
    1.2.2.3. Lập và thực hiện sử dụng các quỹ đối với trường đại học công lập 25
    1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính của trường đại học công lập 27
    CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN 32
    2.1 Tổng quan về trường Đại học Công đoàn. 32
    2.2. Thực trạng về cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn 39
    2.2.1. Quản lý nguồn thu của Trường Đại học Công đoàn. 40
    2.2.2. Quản lý nội dung chi của Trường Đại học Công đoàn. 50
    2.2.3. Lập và thực hiện sử dụng các quỹ của trường Đại học Công đoàn. 55
    2.3. Đánh giá chung về thực trạng cơ chế quản lý tài chính của trường Đại học Công đoàn. 62
    2.3.1 Những kết quả đạt được. 62
    2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. 63
    CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN 67
    3.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện vè cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học Công đoàn. 67
    3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính của Trường Đại học Công đoàn 69
    3.2.1. Giải pháp khai thác nguồn thu của Trường Đại học Công đoàn 71
    3.2.2. Giải pháp quản lý chi tiêu của Trường Đại học Công đoàn. 74
    3.2.3. Nâng cao năng lực và vai trò của công tác tài chính kế toán. 79
    3.3. Một số kiến nghị 82
    KẾT LUẬN 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...