Luận Văn Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hoá giáo dục ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Trong công cuộc đổi mới của đất nước, với mục tiêu xây dựng một
    nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
    và đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
    đại; Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách
    hàng đầu và muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải
    phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ
    bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Xã hội hoá (XHH) giáo dục là chủ
    trương chiến lược đúng đắn của Đảng và Nhà nước để đẩy mạnh phát triển
    nền giáo dục quốc dân phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường
    định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta.
    Thực hiện chủ trương XHH giáo dục theo Nghị quyết 90/CP và sau đó là
    Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, những năm qua ở nước ta, cơ chế
    quản lý tài chính XHH giáo dục không ngừng được hoàn thiện và đã góp phần
    tích cực vào thực hiện chủ trương XHH giáo dục, thúc đẩy nền giáo dục quốc
    dân phát triển. Tuy vậy, thực tế cho thấy hệ thống giáo dục quốc dân chuyển
    biến còn chậm, thực hiện chủ trương XHH giáo dục còn nhiều hạn chế và cơ
    chế quản lý tài chính XHH giáo dục còn những bất cập nhất định.
    Trăn trở với sự nghiệp giáo dục của đất nước, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn
    thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm thúc đẩy XHH giáo dục ở Việt Nam” để
    nghiên cứu và phát triển thành luận án khoa học.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Hệ thống hoá, phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của
    giáo dục, XHH giáo dục, cơ chế quản lý tài chính XHH giáo dục. Phân tích
    sáng tỏ thực trạng XHH giáo dục và những tác động tích cực, hạn chế của cơ
    chế quản lý tài chính XHH giáo dục ở nước ta những năm qua. Tổng kết một
    số kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính phát triển giáo dục của một số nước
    trên thế giới. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính có
    tính khả thi nhằm thúc đẩy XHH giáo dục ở nước ta phát triển nhanh và bền
    5
    vững hơn, thực hiện tốt hơn công bằng và hiệu quả trong phát triển giáo dục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...