Tiến Sĩ Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn . ii
    Danh mục viết tắt . iii
    Mục lục . iv
    Danh mục các bảng vii
    Danh mục các biểu đồ . viii
    Danh mục các đồ thị . ix
    MỞ ĐẦU . x
    CHƯƠNG 1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
    1.1. Tổng quan về chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập 1
    1.1.1. Trường đại học công lập trong hệ thống giáo dục đại học 1
    1.1.2. Đặc điểm của trường đại học công lập . 6
    1.1.3.Cơ chế vận hành giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường . 9
    1.1.4. Quan điểm về lợi ích giáo dục đại học và hàng hóa giáo dục đại học 11
    1.1.5. Chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập . 14
    1.2. Cơ chế quản lý tài chính các chương trình đào tạo chất lượng cao . 23
    1.2.1. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao .23
    1.2.2. Đặc điểm cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập .26
    1.2.3. Nội dung cơ bản của cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong trường đại học công lập .28
    1.2.4. Mô hình quản lý, điều hành chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập . 45
    1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong trường đại học công lập 50
    1.3.Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo và cơ chế quản lý tài chính đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao . 52
    1.3.1. Kinh nghiệm của các nước . 52
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 55
    Kết luận Chương 1 57

    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHINH ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM 58
    2.1. Thực trạng các các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam 58
    2.1.1. Sự hình thành các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam . 58
    2.1.2. Tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao 60
    2.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam .65
    2.2.1. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học . 65
    2.2.2.Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập . 70
    2.2.3. Thực trạng về mô hình quản lý điều hành các chương trình đào tạo chất lượng cao 111
    2.3. Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập 113
    2.3.1. Các kết quả đạt được 113
    2.3.2. Các hạn chế 114
    Kết luận Chương 2 118

    CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM .119
    3.1. Quan điểm về việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập . 119
    3.1.1. Định hướng phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao . 119
    3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao .121
    3.1.3. Định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các chương trình đào tạo chất lượng cao 122
    3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam 124
    3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách . 124
    3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn thu học phí 141
    3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí . 149
    3.2.4. Nhóm các giải pháp quản lý . 154
    Kết luận Chương 3 162
    KẾT LUẬN . 163
    CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .165
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166
    PHỤ LỤC 174
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Trong bối cảnh nước ta đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đầu tư để phát triển giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và tăng trưởng bền vững. GDĐH là một bộ phận của hệ thống giáo dục, GDĐH có vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và trình độ cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao để phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi GDĐH Việt Nam cần có những đột phá quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Chính phủ đã có chủ trương xây dựng một số trường đại học hoặc khoa, ngành mạnh trong các trường đại học tiếp cận dần với trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế bằng cách áp dụng ngay một số chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới, có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, giảng dạy bằng Tiếng Anh ở một số trường đại học Việt Nam. Đây là cơ sở để chương trình đào tạo CLC được thực hiện ở hầu hết các trường đại học công lập trong cả nước theo các Đề án chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề án riêng của các trường đại học hoặc các chương trình hợp tác với các trường đại học tiên tiến của nước ngoài. Cho đến nay, các chương trình đào tạo CLC đã đào tạo được hàng nghìn kỹ sư, cử nhân khoa học tài năng, cử nhân chất lượng cao, góp phần giải quyết những bức xúc về nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ nền kinh tế xã hội. Từ thực tế trên đã khẳng định việc hình thành và phát triển các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập ở Việt Nam là phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho GDĐH, cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC cũng đã được liên tục điều chỉnh tạo điều kiện để các trường đại học triển khai chương trình đào tạo CLC một cách có hiệu quả.
    Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC với những bất cập, hạn chế trong quá trình quản lý ngân sách, trong huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính từ xã hội hay phân cấp quản lý giữa các chủ thể tham gia cơ chế quản lý tài chính, . đã ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu cũng như hiệu quả chương trình đào tạo CLC. Những điểm này trở thành thách thức không nhỏ cho các trường đại học công lập Việt Nam nếu muốn đào tạo chất lượng cao trong xu thế hội nhập và phát triển GDĐH. Vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập Việt Nam có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn .
    Có thể nói, các chương trình đào tạo CLC đã có những bước phát triển thuận lợi, đã đạt được một số kết quả, nhưng vẫn không đủ để tạo ra những tác động mạnh làm chuyển động toàn hệ thống giáo dục đại học theo hướng đổi mới cơ bản và toàn diện. Việc triển khai các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập cho đến nay không tạo ra cơ chế quản lý, cơ chế tài chính mới nhằm giải quyết được mối quan hệ giữa Nhà nước, trường đại học cung cấp dịch vụ đào tạo CLC và các đối tượng có liên quan trong việc chia sẻ chi phí đóng góp cho đào tạo CLC; chưa tạo ra yêu cầu phải nâng cao quyền tự chủ gắn với trách nhiệm xã hội của trường đại học. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam” mong muốn giải quyết các bất cập nêu trên. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, giải phóng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội dành cho đào tạo CLC sẽ góp phần tạo ra động lực cho các chương trình đào tạo CLC phát triển và đạt được các mục tiêu đề ra.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Với lý do trên, đề tài luận án nghiên cứu nhằm giải quyết các câu hỏi quản lý sau đây:
    Câu hỏi quản lý
    1) Thực trạng và những vấn đề hiện nay của các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập?
    2) Cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC hiện nay đã phù hợp chưa, có điều gì bất cập.
    3) Các giải pháp nào được thực hiện để hoàn thiện cơ chế nói trên.
    Đồng thời, nghiên cứu sẽ trả lời cho các câu hỏi sau:
    Câu hỏi nghiên cứu
    1) Thế nào là chương trình đào tạo CLC?
    2) Cơ chế quản lý tài chính đối với chương trình đào tạo CLC là gì?
    3) Nội dung, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC?

    Trả lời các câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi quản lý nói trên sẽ giải quyết dược mục tiêu của đề tài:
    - Làm rõ cơ sở lý luận về chương trình đào tạo CLC và cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC.
    - Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập: điểm mạnh, điểm tồn tại và tác động của cơ chế quản lý tài chính đối với mục tiêu và chất lượng các chương trình đào tạo CLC.
    - Đề xuất một số giải pháp khả thi hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập Việt Nam góp phần đạt được mục tiêu và nâng cao chất lượng của các chương trình đào tạo CLC

    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC được triển khai tại một số trường đại học công lập Việt Nam.
    4. Phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm về quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC.
    Luận án tiến hành các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC trên giác độ Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý đã sử dụng các phương pháp, công cụ tài chính như thế nào để tác động đến đối tượng quản lý là các chương trình đào tạo CLC. Đồng thời xem xét vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ với các chủ thể khác tham gia vận hành cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC.
    Các chương trình đào tạo CLC được thực hiện chủ yếu ở các trường đại học công lập Việt Nam. Vì thế phạm vi luận án chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập và tác động của nó đối với việc triển khai các chương trình đào tạo đào tạo CLC nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế này. Từ đó, tạo ra động lực để các chương trình đào tạo CLC phát triển và đạt được mục tiêu đề ra; đồng thời phát triển các chương trình đào tạo này trong các trường đại học Việt Nam nói chung. Còn các vấn đề khác nếu được đề cập trong luận án chỉ nhằm làm rõ thêm những mối quan hệ trong tổng thể có liên quan đến hoạt động tài chính thuộc lĩnh vực này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...