Thạc Sĩ Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách xã góp phần thực hiện chương trình phát triển nông thôn Cà Mau

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách xã góp phần thực hiện chương trình phát triển nông thôn Cà Mau
    Mở ĐầU
    Ngân sách xã, theo luật ngân sách Nhà nước (NSNN) được thông qua ngày 20/ 03/ 1996 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá IX, được xác định là một bộ phận của NSNN, là phương tiện vật chất để chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do pháp luật qui định.
    Theo Luật NSNN, phân cấp quản lý là điểm cốt yếu. Trước đây đã có 4 cấp ngân sách, nhưng việc giao nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp chưa rõ ràng, tình trạng ngân sách cấp này làm nhiệm vụ chi của ngân sách cấp khác là phổ biến, đặc biệt là ngân sách cấp xã chưa được kiểm soát vẫn nằm ngoài hệ thống ngân sách. Trong khi đó, xã là đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng rất lớn, vì đây không phải đơn thuần là một đơn vị hành chính về mặt nhà nước mà còn là một cộng đồng dân cư gần gũi với nhau về các mặt kinh tế, xã hội và văn hoá.
    Theo số liệu của Bộ Tài chính, hiện nay cả nước có 10.082 xã, thị trấn và phường với trên 452.800 cán bộ làm công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể. Trong những năn gần đây qui mô ngân sách xã đã có sự phát triển nhanh chóng (bình quân tăng gần 30% năm) nên đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng ngân sách mới. Tuy nhiên, do mức độ phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương cũng như trình độ nhận thức và khả năng chủ động sáng tạo của cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp xã, không đồng đều, nên kết quả hoạt động ngân sách xã rất khác nhau. Nhiều xã đã biết chủ động nuôi dưỡng, phát triển và khai thác nguồn thu theo đúng chế độ, huy động đóng góp của dân để có kinh phí hoạt động và thực hiện các chính sách khác nhau nhằm chăm lo đời sống nhân dân. Ngược lại cũng không ít xã quản lý ngân sách còn lỏng lẻo .
    Trước tình hình đó, không chờ các văn bản dưới luật được ban hành, chỉ bám sát những định hướng căn bản và có tính nguyên tắc của Luật NSNN, dưới sự chỉ đạo của tỉnh Minh Hải, tác giả đề tài, đã khởi thảo Quy định tạm thời về các nguồn thu, chi của ngân sách xã, thị trấn, phường ở Minh Hải, có sự tham gia đóng góp của các ngành chuyên môn và các huyện, thị, xã, phường, thị trấn và kết quả là ngày 04/12/1996, UBND tỉnh minh Hải đã ký ban hành Quy định này (xem phụ lục) để làm cơ sở cho việc thực hiện luật NSNN từ ngày đầu tiên của năm 1997.
    Mục tiêu của đề tài nhằm góp phần làm rõ cở sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng ngân sách xã trở thành một cấp ngân sách cơ sở, chủ động và sáng tạo, gần dân và phục vụ thiết thực quyền lợi của dân. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là việc hoàn thiện cơ chế tổ chức thu và chi ngân sách xã được hình thành trước đây vào điều kiện cụ thể của tỉnh Cà Mau mới vừa được tách ra từ tỉnh Minh Hải.
    Ngoài các phương pháp nghiên cứu phổ biến trong khoa học, phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng. Dựa vào phương pháp này, việc tổ chức và quản lý thu chi ngân sách xã được xem xét như là một hệ thống luôn biến đổi, vận động và do đó cần thường xuyên được hoàn thiện.
    Nội dung của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, được thể hiện chủ yếu ở 3 chương :
    Chương 1: Vai trò của ngân sách xã đối với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
    Chương 2: Tình hình và thực trạng công tác tổ chức và quản lý ngân sách xã trước yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở Minh Hải.
    Chương 3: Hoàn thiện tổ chúc và quản lý thu, chi ngân sách xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cà Mau.
    Đóng góp mới của đề tài thể hiện ở chỗ: việc phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã ở Cà Mau đã được “lương hoá” bằng con số cụ thể, tạo sự thống nhất trong quản lý; chấm dứt tính “tuỳ tiện” và “hà lạm” đã tồn tại từ rất lâu trong quản lý thu, chi ngân sách xã; làm cho quá trình thực hiện và quản lý thu, chi ngân sách xã được dễ dàng, phù hợp với trình độ cán bộ quản lý hiện tại. Đồng thời với việc “lượng hoá” thì mối quan hệ giữa các cơ quan hữu quan trong lĩnh vực quản lý điều hành ngân sách xã đã được định hình rõ nét.
    Toàn bộ đề tài có số lượng 115 đánh máy, 7 bảng biểu, sơ đồ, 7 phụ lục và 13 danh mục tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...