Thạc Sĩ Hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình địa bàn tỉnh Hưng Yên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2014





    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ
    của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn
    được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp
    của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực.

    Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2011
    Tác giả





    Đỗ Trung Kiên















    MỤC LỤC
    6T6T MỞ ĐẦU 1


    Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG
    TRÌNH THUỶ LỢI . 5
    1.1. Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý . 5
    1.1.1. Cơ chế quản lý, yếu tố quyết định hiệu quả và bền vững của công trình thủy
    lợi . 5
    1.1.2. Những nguyên tắc và phương pháp xây dựng cơ chế quản lý 6
    1.2. Hiện trạng cơ chế quản lý công trình thủy lợi 7
    1.2.1. Về quản lý Nhà nước 8
    1.2.2. Về mô hình tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi . 15
    1.2.2.1 Số lượng, loại hình các đơn vị quản lý thủy nông thuộc Nhà nước 15
    1.2.2.2 Về loại hình hoạt động của doanh nghiệp: 20
    1.2.2.3. Loại hình các đơn vị quản lý thủy nông cơ sở. 21
    1.3. Một số kinh nghiệm về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trong và ngoài
    nước . 21
    1.3.1. Mô hình Nhà nước quản lý . 22
    1.3.2. Mô hình Nhà nước và cộng đồng cùng quản lý 24
    1.3.3. Mô hình Hội tưới quản lý 25
    Kết luận chương 1 . 27
    Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG
    TRÌNH THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN . 28
    2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên 28
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
    2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội . 34
    2.1.2.1. Tổ chức hành chính 34
    2.1.2.2. Dân số và nguồn nhân lực 35
    2.1.2.3 Nền kinh tế chung . 36
    2.1.2.4 Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn . 37
    2.1.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội 38


    2.1.4. Những thuận lợi khó khăn chủ yếu đối với công tác quản lý khai thác công
    trình thuỷ lợi 40
    2.1.4.1. Thuận lợi 40
    2.1.4.2. Khó khăn 41
    2.2 Thực trạng về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên 42
    2.2.1. Hiện trạng công trình thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên 42
    2.2.2. Công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi . 43
    2.3. Những vấn đề đặt ra về cơ chế quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi tỉnh
    Hưng Yên 45
    Kết luận chương 2 . 47
    Chương 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ
    KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
    HƯNG YÊN . 48
    3.1. Mục tiêu, phương hướng đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý khai thác công
    trình thủy lợi tỉnh Hưng Yên . 48
    3.1.1. Mục tiêu 48
    3.1.2. Phương hướng đổi mới. 49
    3.2. Những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện cơ chế quản lý khai thác công trình
    thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên . 50
    3.2.1. Nghiên cứu giải pháp mới, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về thủy lợi. 50
    3.2.1.1. Phương án thành lập Cục thủy lợi 50
    3.1.1.2. Phương án củng cố hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi và
    nước sạch nông thôn hiện có. 51
    3.2.2. Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý vận hành công trình thủy lợi 52
    3.3. Đề xuất giải pháp thực hiện cơ chế quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh
    Hưng Yên 55
    3.3.1. Phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi 55
    3.3.1.1 Qui trình bàn giao 63
    3.3.1.2. Thành lập tổ chức thuỷ nông cơ sở 65


    3.3.2. Giao nhiệm vụ từng ngành 66
    3.3.3. Tiến hành đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. 71
    Kết luận chương 3 . 76
    KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 78



    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 1.1: Các hình thức tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai
    thác công trình thủy lợi ở cấp tỉnh 11
    Bảng 1.2. Các hình thức tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác
    công trình thủy lợi ở cấp huyện. 12
    Bảng 1.3. Năng lực cán bộ khối quản lý Nhà nước ở cấp tỉnh 13
    Bảng 1.4: Năng lực cán bộ khối quản lý Nhà nước ở cấp huyện 14
    Bảng 1.5. Tổng hợp tổ chức khai thác công trình thủy lợi thuộc Nhà nước. 19
    Bảng 2.1. Dân số tỉnh Hưng Yên phân theo huyện, thị năm 2008 35
    Bảng 2.2. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của tỉnh 37
    Bảng 2.3. Dự báo dân số năm 2015 tỉnh Hưng Yên . 39


    DANH MỤC SƠ ĐỒ

    Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quản lý khai thác công
    trình Thủy Lợi . 10
    Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý thủy lợi của Hàn Quốc . 23
    Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức của Hội tưới Đài Loan 26
    Sơ đồ 3.1: Mô hình Cục Thủy lợi quản lý Nhà nước về thủy lợi và nước sạch
    nông thôn 51
    Sơ đồ 3.2: Mô hình Chi Cục Thủy lợi quản lý Nhà nước về thủy lợi và nước
    sạch nông thôn . 52
    Sơ đồ 3.3: Mô hình quản lý hệ thống thủy lợi liên huyện 53
    Sơ đồ 3.4: Mô hình tổ chức hợp tác dùng nước (Quản lý công trình trong phạm
    vi một xã hoặc công trình nội đồng) 54



    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    DN Doanh nghiệp
    HTX Hợp tác xã
    MTQG Mục tiêu Quốc gia
    MTV Một thành viên
    NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    BĐKH Biến đổi khí hậu
    TLP Thủy lợi phí
    KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi
    TT 65
    Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn tổ
    chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình
    thủy lợi.
    TNHH Trách nhiệm hữu hạn
    TT 56
    Thông tư số: 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010
    của Bộ Nông nghiệp & PTNT V/v quy định một số nội
    dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác
    công trình thuỷ lợi.
    UBND Ủy ban nhân dân
    XN Xí nghiệp

    1



    MỞ ĐẦU

    1/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), vấn đề nước đang trở nên hết sức
    quan trọng không chỉ đối với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường mà còn đe dọa
    nền hòa bình an ninh thế giới. Nước là một trong những thách thức lớn nhất đối với
    nhân loại trong thế kỷ 21. Việt Nam là nước nông nghiệp, nông nghiệp chiếm tỷ
    trọng lớn quan trọng trong cơ cấu GDP và là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trong
    số những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Hưng Yên là tỉnh thuộc đồng bằng
    sông Hồng là một trong 7 tỉnh trọng điểm kinh tế Bắc Bộ của cả nước, nông nghiệp
    có vai trò quan trọng trong cơ cấu phát triển của tỉnh. Vì vậy thuỷ lợi có vai trò hết
    sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
    Thuỷ lợi giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao năng suất, chất lượng sản
    phẩm nông nghiệp.
    Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là một yêu cầu cấp
    thiết nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, tiết kiệm chi phí quản lý vận hành
    nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần xây dựng thành công mô
    hình nông thôn mới theo nghị quyết 26 của Đảng.
    Công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện còn
    nhiều bất cập, cụ thể là:
    Đối với bộ máy quản lý nhà nước: Trên lý thuyết sở Nông nghiệp & PTNT,
    mà cụ thể là Chi cục thuỷ lợi là đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực thuỷ lợi trên
    địa bàn tỉnh nhưng thực tế công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bị buông
    lỏng, thiếu quản lý, giám sát ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ tưới, tiêu, ảnh
    hưởng đến thời vụ và sản xuất nông nghiệp. Các Công ty quản lý KTCT TL hoạt
    động độc lập, sự quản lý của nhà nước chưa sâu sát nên chi tiêu chưa thật đúng mục
    đích, bố trí bộ máy hoạt động cồng kềnh, sử dụng lãng phí nước, chi phí điện năng,
    nhiên liệu cao . Từ khi thực hiện chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí diện tích tưới,




    2



    tiêu không ngừng tăng lên không lý giải được, số liệu thống kê báo cáo không sát
    thực tế, coi thường cơ quan quản lý nhà nước. Ở nhiều địa phương còn xảy ra tình
    trạng thất thoát nguồn thu thủy lợi phí, sử dụng nguồn thủy lợi phí sai mục đích, dẫn
    đến nợ đọng kéo dài, không có khả năng chi trả.
    Bộ máy tổ chức quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi cũng được
    phân chia theo nhiều hình thức. Ở những hệ thống thủy lợi lớn thì công ty KTCTTL
    của nhà nước đảm nhận khâu tưới, tiêu nước từ công trình đầu mối đến đầu các
    kênh cấp 3. Từ kênh cấp 3 trở vào đến mặt ruộng do đội thủy nông ở các HTX đảm
    nhận điều tiết theo yêu cầu tưới, tiêu. Đối với những công trình thủy lợi nhỏ trạm
    bơm điện có diện tích phục vụ nằm trong một xã hoặc một HTX thì được giao cho
    chính quyền cấp xã hoặc Ban chủ nhiệm HTX đảm nhận, tự quản lý, vận hành và
    thu thủy lợi phí theo sự thỏa thuận với các hộ nông dân. Từ đặc thù này, hầu hết các
    cán bộ, công nhân thủy nông ở các HTX đều chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp
    vụ, cho nên vận hành công trình thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, lãng
    phí điện do thất thoát nước; chưa phối hợp nhịp nhàng với các công ty KTCTTL
    trong việc tưới, tiêu nên hiệu quả phục vụ chưa cao.
    Từ khi nhà nước miễn giảm thuỷ lợi phí cho nông nghiệp, nguồn tiền cấp bù
    TLP về cho các HTX khá lớn nhưng thiếu các văn bản hướng dẫn, quy định làm cơ
    sở cho việc kiểm soát, thanh quyết toán nên lúng túng trong thực hiện. Vì vậy, sau
    khi ngân sách cấp bù miễn TLP được chuyển về HTX thì việc chi tiêu này gần như
    bị thả nổi, và thiếu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước. Với cấp huyện thủ tục miễn
    TLP rất rườm rà, phức tạp. Mặt khác, do thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thể nên
    sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý cấp huyện còn thiếu sự nhịp nhàng, gây khó
    khăn trong quá trình cấp bù miễn TLP. Nguyên nhân chính được cho là cơ chế quản
    lý chưa phù hợp. Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu
    quả quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là hết sức cần
    thiết hiện nay. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao
    hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ” làm
    luận văn thạc sỹ.

    3



    2/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
    Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng
    cao hiệu quả khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
    3/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng cơ chế quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, có kết hợp phân tích
    ở các vùng miền khác để làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn.
    4/ CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Trước hết phải coi nước là hàng hóa và công tác quản lý khai thác và bảo vệ
    hệ thống công trình là một loại hoạt động cung cấp dịch vụ công do nhà nước quản
    lý. Nhà nước (với vai trò chủ sở hữu, chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa dịch vụ
    công thông qua cơ quan quản lý nhà nước về nước) là đại diện cho các hộ sử dụng
    dịch vụ cấp nước với các công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ cấp nước.
    Phương pháp nghiên cứu:
    + Điều tra, thu thập số liệu: Từ nghiên cứu thực tiễn (thông qua khảo sát, đánh giá,
    tổng kết hiện trạng quản lý), dùng cơ sở lý luận về khoa học để luận giải rõ các ưu
    nhược điểm của cơ chế quản lý hiện nay và trên cơ sở đó đề xuất đổi mới, hoàn
    thiện cơ chế quản lý thuỷ lợi (về tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành, quản lý và các
    mối quan hệ giữa các cấp, , v.v .) trên cả hai khía cạnh quản lý vĩ mô và vi mô
    + Các phương pháp và kỹ thuật tính toán, Luận văn sử dụng các phương pháp và
    kỹ thuật như sau:
     Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong thu thập, phân tích xử lý các
    số liệu.
     Phương pháp phân tích so sánh được sử dụng trong đánh giá để đưa ra các kết
    luận và nhận định về các vấn đề nghiên cứu.
     Phương pháp điều tra, khảo sát áp dụng khi thu thập thông tin về mô hình mẫu.
     Phương pháp tư duy logic, tư duy trừu tượng và duy vật biện chứng được sử

    4



    dụng trong các phân tích và đánh giá để đưa ra những nhận định và đề xuất.
    5/ CÁC KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
    - Cơ sở dữ liệu về thực trạng quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi;
    - Đề xuất đổi mới cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công
    trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
    6/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Từ các vấn đề đã được trình bày ở trên sẽ hình thành nội dung nghiên cứu.
    Những nội dung này được thể hiện trong bố cục của luận văn như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...