Tiến Sĩ Hoàn thiện cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Hoàn thiện cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, biểu, hình vẽ, sơ đồ
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA CƠ CHẾ LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GẮN VỚI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 6
    1.1. Một số vấn đề cơ bản về lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường 6
    1.1.1. Khái niệm, yêu cầu lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6
    1.1.2. Phương thức, quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 14
    1.1.3. Vai trò của lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 25
    1.2. Những vấn đề cơ bản về lập dự toán ngân sách nhà nước 26
    1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của lập dự toán ngân sách nhà nước 26
    1.2.2. Các phương thức lập dự toán ngân sách nhà nước 31
    1.2.3. Vai trò của lập dự toán ngân sách nhà nước 39
    1.3. Nội dung cơ chế lập dự toán ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 40
    1.3.1. Mối quan hệ giữa lập dự toán ngân sách nhà nước với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 40
    1.3.2. Nội dung cơ chế gắn kết lập dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 43
    1.3.3. Các công cụ chủ yếu đảm bảo gắn kết lập dự toán ngân sách nhà nước với lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 53
    Tiểu kết chương 1 65
    Chương 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GẮN VỚI LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 67
    2.1. Thực trạng cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm gắn với lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua 67
    2.1.1. Cơ chế lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm 67
    2.1.2. Phân tích cơ chế lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo phương pháp truyền thống xét ở góc độ gắn kết với việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 71
    2.2. Thực trạng thí điểm cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn gắn với lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn 91
    2.2.1. Tổng quan kế hoạch thí điểm 91
    2.2.2. Thực trạng thực hiện thí điểm xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn ở tầm quốc gia 95
    2.2.3. Thực trạng thực hiện thí điểm ở một số Bộ và địa phương 110
    2.3. Đánh giá thực trạng cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo khuôn khổ trung hạn và những vấn đề rút ra 116
    2.3.1. Đánh giá chung về kết quả và những tồn tại, nguyên nhân 116
    2.3.2. Những kết luận rút ra từ công tác thí điểm lập dự toán theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn 118
    2.3.3. Những vấn đề cần nghiên cứu 120
    2.4. Kinh nghiệm một số nước trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 121
    2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước 122
    2.4.2. Những kết luận rút ra cho việc lập dự toán ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 125
    Tiểu kết chương 2 126
    Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GẮN VỚI LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2011-2020 Ở VIỆT NAM 128
    3.1. Chiến lược, kế hoạch và một số định hướng lớn phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 và những vấn đề đặt ra đối với lập dự toán ngân sách nhà nước theo khuôn khổ trung hạn 128
    3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 129
    3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 132
    3.1.3. Những định hướng lớn phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2020 136
    3.1.4. Những vấn đề đặt ra đối với lập dự toán ngân sách nhà nước theo khuôn khổ trung hạn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 138
    3.2. Các giải pháp lập dự toán ngân sách nhà nước gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 140
    3.2.1. Định hướng triển khai nhân rộng thí điểm lập dự toán theo khuôn khổ trung hạn và quan điểm, yêu cầu lập dự toán NSNN gắn kết với kế hoạch phát triển KTXH theo khuôn khổ trung hạn 140
    3.2.2. Đổi mới công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm bằng cách hoàn thiện công cụ lập kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu theo khuôn khổ trung hạn 145
    3.2.3. Đổi mới Luật ngân sách nhà nước ban hành năm 2002 150
    3.2.4. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo phương pháp mới 155
    3.2.5. Cải cách tài chính công nhằm góp phần gắn kết giữa việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và lập dự toán ngân sách nhà nước theo khuôn khổ trung hạn 157
    3.2.6. Hoàn thiện các công cụ quản lý đảm bảo gắn kết lập dự toán ngân sách nhà nước với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo khuôn khổ trung hạn 162
    3.3. Các điều kiện thực hiện giải pháp 173
    3.3.1. Về nhận thức và quan tâm chính trị 173
    3.3.2. Môi trường pháp lý 174
    3.3.3. Về tổ chức bộ máy, sự phối kết hợp trách nhiệm, chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ngành và nâng cao trình độ nhân lực 175
    KẾT LUẬN 178
    DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
    CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Cải cách, đổi mới và công khai minh bạch về kinh tế, tài chính luôn là điều kiện cần, tiên quyết cho phát triển và phát triển bền vững. Trên thế giới trong những năm gần đây, công cuộc cải cách tài chính công đã được chú trọng hướng tới phát huy vai trò tích cực điều chỉnh và kiểm soát nền kinh tế vĩ mô vốn có của nó. Nội dung cải cách tài chính công được chú trọng toàn diện bao gồm cải cách Ngân sách Nhà nước, cải cách quản lý nợ vay của chính phủ, cải cách công tác kế toán, kiểm toán nhà nước, Hầu hết các nước đã và đang phát triển đều có xu hướng chuyển đổi công tác quản lý ngân sách theo khoản mục trong khuôn khổ hàng năm sang khuôn khổ trung hạn, lập dự toán theo khuôn khổ trung hạn gắn chặt kết quả đầu ra và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Xu hướng cải cách này đã có những kết quả và hiệu quả rõ rệt, với nguồn lực tài chính một cách có hạn đã đáp ứng được tốc độ phát triển nền kinh tế thế giới cả bề rộng lẫn chiều sâu.
    Ở Việt Nam với mục tiêu sớm thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển vào trước năm 2010 và cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, thì chính sách tài chính của Việt Nam cho giai đoạn này phải được thiết lập, đổi mới và hoàn thiện nhằm xây dựng một nền tài chính quốc gia đủ mạnh để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững cũng như giải quyết các vấn đề xã hội.
    Hơn nữa, khi đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), chính sách tài chính của Việt Nam trong giai đoạn tới cần thiết phải có sự tương thích với thông lệ quốc tế, nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới đạt hiệu quả cao, phát huy tối đa tính tiết kiệm và hiệu quả của các nguồn nội lực và ngoại lực.
    Để đạt được các mục tiêu trên, cần có hệ thống các giải pháp tài chính -Ngân sách đồng bộ, Bộ Tài chính trong nhiều năm qua đã có nhiều chủ trương, biện pháp quan trọng đổi mới hệ thống tài chính quốc gia, nhất là trong lĩnh vực tài chính công. Một trong số cải cách đổi mới đó là thực hiện thí điểm áp dụng cơ chế quản lý NSNN theo đầu ra gắn với kế hoạch tài chính và khuôn khổ chi tiêu trung hạn.
    Cơ chế lập dự toán Ngân sách Nhà nước theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn đã bắt đầu được nghiên cứu và thử nghiệm ở Việt Nam, tuy nhiên làm thế nào để có được cơ chế đồng bộ, hoàn thiện nhằm gắn kết cơ chế lập dự toán với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để đạt được các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vẫn là một thách thức không chỉ cho những nhà nghiên cứu mà còn cho cả các nhà quản lý thực tiễn. Việc tách rời giữa việc lập dự toán NSNN hàng năm với các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thực tế đang là vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý kinh tế, tài chính hiện nay ở nước ta.
    Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” để nghiên cứu.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Đề tài này có phạm vi rộng, có nhiều vấn đề cần giải quyết, mục tiêu nghiên cứu của luận án là:
    Chỉ rõ các cơ sở khoa học và thực tiễn về cơ chế lập dự toán chi NSNN đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ với KH phát triển KTXH theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Đánh giá cơ chế gắn kết giữa lập dự toán chi NSNN với KH phát triển KTXH ở Việt Nam những năm qua. Đánh giá, phân tích thực trạng thí điểm của lập dự toán chi NSNN gắn với KH phát triển KTXH theo khuôn khổ trung hạn, hay nói cách khác đó là quá trình thí điểm lập MTFF & MTEF ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như bài học kinh nghiệm của một số nước đã áp dụng luận án đưa ra một số giải pháp cơ bản để thực thi cơ chế gắn kết này.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu các nội dung khoa học chủ yếu liên quan tới lập kế hoạch phát triển KTXH và lập dự toán chi NSNN cũng như cơ chế gắn kết giữa lập dự toán chi NSNN với kế hoạch phát triển KTXH ở Việt Nam trong những năm qua và thực trạng thí điểm lập MTFF và MTEF, phân tích cơ chế gắn kết giữa lập dự toán chi NSNN hàng năm theo Luật Ngân sách 2002 với kế hoạch phát triển KTXH từ đó so sánh, phân tích, liên hệ tìm ra một số giải pháp liên quan đến cơ chế gắn kết.
    Luận án chủ yếu nghiên cứu trong phạm vi cơ chế gắn kết dự toán chi NSNN với kế hoạch phát triển kinh tế, mà không đi sâu vào gắn kết dự toán chi NSNN với kế hoạch phát triển xã hội. Luận án nghiên cứu cơ chế gắn kết trong phạm vi chung mà không phân tích sâu, cụ thể ở một cấp chính quyền nào, cấp Ngân sách nào.
    4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Trên thế giới ở những năm 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học và các Chính phủ ở một số nước đã nghiên cứu và cải cách quản lý Tài chính công theo hướng chuyển đổi từ lập dự toán hàng năm sang lập dự toán trung hạn theo khuôn khổ 3 đến 5 năm, mà thường là theo phương pháp cuốn chiếu 3 năm. Với công cuộc cải cách này đòi hỏi tính toán, dự báo tốt về các nguồn lực nói chung và nguồn lực tài chính của quốc gia, vùng, ngành trong tương lai một cách chính xác cao, từ đó mà lập dự toán gắn chặt với xu hướng phát triển KTXH của quốc gia đó theo đuổi.
    Chính phủ Việt Nam đã và đang theo đuổi công cuộc cải cách Tài chính công, được cụ thể hóa bởi quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó, Bộ Tài chính đã thực thi quyết định này bằng việc hình thành các dự án nhằm Cải cách Tài chính công trên các nội dung chính của Tài chính công bao gồm: Lập dự toán Ngân sách Nhà nước theo khuôn khổ trung hạn; Quản lý nợ công; Tích hợp thông tin quản lý Tài chính công (TABMIS).
    TS Phạm Văn Khoan và TS Hoàng Thị Thúy Nguyệt trong “Giáo trình lý thuyết quản lý Tài chính công” NXB Tài chính 2010 đã đưa ra một số lý thuyết hiện đại về quản lý tài chính công theo kết quả đầu ra, nhưng chưa đề cập cụ thể tới phương thức lập dự toán trung hạn và lập KH Tài chính trung hạn. Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Minh, với đề tài: “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” bảo vệ năm 2008, đã nghiên cứu việc đổi mới quản lý chi NSNN, trong luận án này cũng đã đề cập một phần tới ngân sách trung hạn. Luận án của Vũ Cương với đề tài: “Đổi mới lập KH phát triển KTXH địa phương gắn với nguồn lực”, bảo vệ năm 2010 đã đi nghiên cứu vấn đề đổi mới lập KH phát triển KTXH địa phương gắn với các nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực, luận án này chủ yếu đi sâu nghiên cứu các mô hình kế hoạch trong điều kiện khai thác hiệu quả nhất các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ NSNN.
    Cho tới nay ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nghiên cứu sâu về cơ chế gắn kết giữa lập dự toán chi NSNN với KH phát triển KTXH, do đó Luận án này với mục tiêu tiếp theo là hệ thống hóa, đi sâu phân tích tìm ra nội dung mới nhằm bổ sung cho cơ chế gắn kết giữa lập dự toán NSNN với KH phát triển KTXH cả trên hai mặt lý luận và thực tiễn.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, thống kê, so sánh, tóm tắt mô hình hóa, phân tích chọn mẫu và dự báo,
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    Đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn cho kinh tế Việt Nam nói chung và quản lý NSNN Việt Nam trong giai đoạn tới nói riêng.
    Để thể hiện được ý nghĩa đó luận án sử dụng hệ thống lý luận hiện có cũng như bày tỏ các quan điểm mới, sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, đánh giá, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế và kết quả áp dụng thử nghiệm lập dự toán theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn ở Việt Nam từ đó chỉ rõ nội dung và giải pháp đảm bảo chặt chẽ cơ chế gắn kết giữa lập dự toán chi NSNN với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Đưa ra một số giải pháp chính yếu cho cơ chế lập dự toán chi NSNN gắn kết với kế hoạch phát triển KTXH cả về lý thuyết và thực tế ở Việt Nam và đặc biệt theo xu hướng cải cách Tài chính công ở Việt Nam đó là mở rộng quy mô thí điểm lập dự toán theo khuôn khổ trung hạn và chính thức luật hóa công cụ lập dự toán theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án kết cấu thành ba chương (172 trang)
    Chương 1: Lý luận cơ bản của cơ chế lập dự toán chi Ngân sách Nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (61 trang)
    Chương 2: Thực trạng cơ chế lập dự toán chi Ngân sách Nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời gian qua (61 trang)
    Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện cơ chế lập dự toán Ngân sách Nhà nước gắn với lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 ở Việt Nam (50 trang)


    Chương 1
    LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA CƠ CHẾ LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GẮN VỚI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

    Để có thể nghiên cứu thiết lập cơ chế gắn kết giữa lập dự toán chi NSNN với KH phát triển KTXH, điều quan trọng là phải hiểu rõ những vấn đề mang tính lý thuyết về KH phát triển KTXH và xây dựng dự toán NSNN trong nền kinh tế thị trường.
    1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    1.1.1. Khái niệm, yêu cầu lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
    Hệ thống kế hoạch là sản phẩm chủ quan của Nhà nước, Nhà nước dựa vào sự vận động khách quan của tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước đặt ra các mục tiêu, đưa ra các định hướng, thiết lập các chỉ tiêu phấn đấu, nghiên cứu đề ra các giải pháp thực hiện nhằm điều chỉnh sự vận động của tình hình kinh tế - xã hội để đạt được mục đích mong muốn. Đó là quá trình hoạt động xây dựng hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
    Hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là kết quả chủ quan của Nhà nước trước sự vận động khách quan của các quy luật của kinh tế thị trường, hệ thống này hướng tới sự vận động của các quy luật của kinh tế thị trường, tạo ra sự phân bổ nguồn lực hiệu quả, có lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    Ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN có không ít quan niệm cho rằng đã phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường thì công cụ kế hoạch sẽ không có đất dung thân, đó là một quan niệm sai lầm. Lý luận cũng như thực tiễn đã minh chứng rằng càng phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường càng phải coi trọng công


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Nguyễn Bá Ân, Tập bài giảng về định hướng chiến lược phát triển KTXH Việt Nam giai đoạn đến 2020, Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT.
    2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch.
    3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Tài liệu hướng dẫn lập KHPTKTXH hàng năm cấp xã, Chương trình Chia sẻ.
    4. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn nghị định 60/2003/NĐ-CP.
    5. Bộ Tài chính (2005), Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo, NXB Tài chính, Hà Nội.
    6. Bộ Tài chính (2005), Đánh giá tổng hợp chi tiêu công: đấu thầu, mua sắm và trách nhiệm tài chính năm 2004, NXB Tài chính, Hà Nội.
    7. Bộ Tài chính (2007), Giáo trình Lý thuyết Tài chính, Dự án Việt - Pháp FSP về tăng cường năng lực đào tạo quản lý tài chính công và Thống kê kinh tế, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
    8. Bộ Tài chính (2008), Đề án và kế hoạch triển khai rộng phương pháp MTFF&MTEF, dự án PFMRP.
    9. Bộ Tài chính (2008), Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện MTFF &MTEF trình Thủ tướng Chính phủ, số 45/BC-BTC ngày 19/06/2008, Vụ NSNN.
    10. Bộ Tài chính (2008), Bộ tài liệu sổ tay hướng dẫn lập MTFF&MTEF ban hành kèm theo thông tư hướng dẫn lập MTFF&MTEF số 87/2007/TT-BTC ngày 19/07/2007 và thông tư số 55/2008/TT-BTC ngày 20/06/2008 hướng dẫn và tổ chức để các Bộ quản lý ngành và các tỉnh, thành phố tham gia thí điểm thực hiện, Dự án PFMRP.
    11. Bộ Tài chính (2007, 2008, 2009), Báo cáo kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn giai đoạn (2007-2009), (2008-2010) và (2009-2011), dự án cải cách quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.
    12. Bộ Tài chính (2011), Báo cáo tổng kết công tác thí điểm xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn.
    13. Bộ Tài chính (2011), Hội thảo quốc tế về hệ thống chuẩn mực kế toán công, Dự án MTDF2, Vụ Chế độ kế toán & Kiểm toán, Hà Nội.
    14. Chính phủ (2003), Nghị định 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước 2002.
    15. Chính phủ (2012), Nghị quyết 10/NQ-CP, chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện chiến lược phát triển KTXH 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015.
    16. Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.
    17. Vũ Cương, Các nguyên lý lập kế hoạch, Đại học Kinh tế Quốc dân, vukehoach.mard.gov.vn /DataStore/Nguyen-ly-lap-KH.doc, Hà Nội.
    18. Vũ Cương (2010), Đổi mới lập KHPTKTXH địa phương gắn với nguồn lực, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
    19. Dự án FSP Học viện Tài chính - Thượng viện Pháp (2003), Các bài tham luận về cải cách Ngân sách Cộng Hòa Pháp, Hà Nội.
    20. Dự án VIE/96/028 “Đánh giá chi tiêu công” (2003), Đánh giá và quản lý chi tiêu công cộng ở Việt Nam: Những kết quả về lý luận và thực tiễn, Hà Nội.
    21. Dự án VIE 02/008, Quản lý nợ công ở Việt Nam - Tọa đàm dành cho Quốc hội, Hà Nội.
    22. Đại học Tài chính kế toán (2000), Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...