Tiến Sĩ Hoàn thiện cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã h

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013



    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, biểu, hình vẽ, sơ đồ

    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA CƠ CHẾ LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GẮN VỚI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 6
    1.1. Một số vấn đề cơ bản về lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường 6
    1.1.1. Khái niệm, yêu cầu lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6
    1.1.2. Phương thức, quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 14
    1.1.3. Vai trò của lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 25
    1.2. Những vấn đề cơ bản về lập dự toán ngân sách nhà nước 26
    1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của lập dự toán ngân sách nhà nước 26
    1.2.2. Các phương thức lập dự toán ngân sách nhà nước 31
    1.2.3. Vai trò của lập dự toán ngân sách nhà nước 39
    1.3. Nội dung cơ chế lập dự toán ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 40
    1.3.1. Mối quan hệ giữa lập dự toán ngân sách nhà nước với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 40
    1.3.2. Nội dung cơ chế gắn kết lập dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 43
    1.3.3. Các công cụ chủ yếu đảm bảo gắn kết lập dự toán ngân sách nhà nước với lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 53
    Tiểu kết chương 1 65

    Chương 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GẮN VỚI LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
    67
    2.1. Thực trạng cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm gắn với lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua 67
    2.1.1. Cơ chế lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm 67
    2.1.2. Phân tích cơ chế lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo phương pháp truyền thống xét ở góc độ gắn kết với việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 71
    2.2. Thực trạng thí điểm cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn gắn với lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn 91
    2.2.1. Tổng quan kế hoạch thí điểm 91
    2.2.2. Thực trạng thực hiện thí điểm xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn ở tầm quốc gia 95
    2.2.3. Thực trạng thực hiện thí điểm ở một số Bộ và địa phương 110
    2.3. Đánh giá thực trạng cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo khuôn khổ trung hạn và những vấn đề rút ra 116
    2.3.1. Đánh giá chung về kết quả và những tồn tại, nguyên nhân 116
    2.3.2. Những kết luận rút ra từ công tác thí điểm lập dự toán theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn 118
    2.3.3. Những vấn đề cần nghiên cứu 120
    2.4. Kinh nghiệm một số nước trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 121
    2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước 122
    2.4.2. Những kết luận rút ra cho việc lập dự toán ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 125
    Tiểu kết chương 2 126

    Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GẮN VỚI LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2011-2020 Ở VIỆT NAM 128
    3.1. Chiến lược, kế hoạch và một số định hướng lớn phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 và những vấn đề đặt ra đối với lập dự toán ngân sách nhà nước theo khuôn khổ trung hạn 128
    3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 129
    3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 132
    3.1.3. Những định hướng lớn phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2020 136
    3.1.4. Những vấn đề đặt ra đối với lập dự toán ngân sách nhà nước theo khuôn khổ trung hạn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 138
    3.2. Các giải pháp lập dự toán ngân sách nhà nước gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 140
    3.2.1. Định hướng triển khai nhân rộng thí điểm lập dự toán theo khuôn khổ trung hạn và quan điểm, yêu cầu lập dự toán NSNN gắn kết với kế hoạch phát triển KTXH theo khuôn khổ trung hạn 140
    3.2.2. Đổi mới công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm bằng cách hoàn thiện công cụ lập kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu theo khuôn khổ trung hạn 145
    3.2.3. Đổi mới Luật ngân sách nhà nước ban hành năm 2002 150
    3.2.4. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo phương pháp mới 155
    3.2.5. Cải cách tài chính công nhằm góp phần gắn kết giữa việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và lập dự toán ngân sách nhà nước theo khuôn khổ trung hạn 157
    3.2.6. Hoàn thiện các công cụ quản lý đảm bảo gắn kết lập dự toán ngân sách nhà nước với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo khuôn khổ trung hạn 162
    3.3. Các điều kiện thực hiện giải pháp 173
    3.3.1. Về nhận thức và quan tâm chính trị 173
    3.3.2. Môi trường pháp lý 174
    3.3.3. Về tổ chức bộ máy, sự phối kết hợp trách nhiệm, chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ngành và nâng cao trình độ nhân lực 175
    KẾT LUẬN 178
    DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
    CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    Cải cách, đổi mới và công khai minh bạch về kinh tế, tài chính luôn là điều kiện cần, tiên quyết cho phát triển và phát triển bền vững. Trên thế giới trong những năm gần đây, công cuộc cải cách tài chính công đã được chú trọng hướng tới phát huy vai trò tích cực điều chỉnh và kiểm soát nền kinh tế vĩ mô vốn có của nó. Nội dung cải cách tài chính công được chú trọng toàn diện bao gồm cải cách Ngân sách Nhà nước, cải cách quản lý nợ vay của chính phủ, cải cách công tác kế toán, kiểm toán nhà nước, Hầu hết các nước đã và đang phát triển đều có xu hướng chuyển đổi công tác quản lý ngân sách theo khoản mục trong khuôn khổ hàng năm sang khuôn khổ trung hạn, lập dự toán theo khuôn khổ trung hạn gắn chặt kết quả đầu ra và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Xu hướng cải cách này đã có những kết quả và hiệu quả rõ rệt, với nguồn lực tài chính một cách có hạn đã đáp ứng được tốc độ phát triển nền kinh tế thế giới cả bề rộng lẫn chiều sâu.
    Ở Việt Nam với mục tiêu sớm thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển vào trước năm 2010 và cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, thì chính sách tài chính của Việt Nam cho giai đoạn này phải được thiết lập, đổi mới và hoàn thiện nhằm xây dựng một nền tài chính quốc gia đủ mạnh để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững cũng như giải quyết các vấn đề xã hội.
    Hơn nữa, khi đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), chính sách tài chính của Việt Nam trong giai đoạn tới cần thiết phải có sự tương thích với thông lệ quốc tế, nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới đạt hiệu quả cao, phát huy tối đa tính tiết kiệm và hiệu quả của các nguồn nội lực và ngoại lực.
    Để đạt được các mục tiêu trên, cần có hệ thống các giải pháp tài chính -Ngân sách đồng bộ, Bộ Tài chính trong nhiều năm qua đã có nhiều chủ trương, biện pháp quan trọng đổi mới hệ thống tài chính quốc gia, nhất là trong lĩnh vực tài chính công. Một trong số cải cách đổi mới đó là thực hiện thí điểm áp dụng cơ chế quản lý NSNN theo đầu ra gắn với kế hoạch tài chính và khuôn khổ chi tiêu trung hạn.
    Cơ chế lập dự toán Ngân sách Nhà nước theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn đã bắt đầu được nghiên cứu và thử nghiệm ở Việt Nam, tuy nhiên làm thế nào để có được cơ chế đồng bộ, hoàn thiện nhằm gắn kết cơ chế lập dự toán với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để đạt được các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vẫn là một thách thức không chỉ cho những nhà nghiên cứu mà còn cho cả các nhà quản lý thực tiễn. Việc tách rời giữa việc lập dự toán NSNN hàng năm với các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thực tế đang là vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý kinh tế, tài chính hiện nay ở nước ta.
    Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” để nghiên cứu.

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Đề tài này có phạm vi rộng, có nhiều vấn đề cần giải quyết, mục tiêu nghiên cứu của luận án là:
    Chỉ rõ các cơ sở khoa học và thực tiễn về cơ chế lập dự toán chi NSNN đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ với KH phát triển KTXH theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Đánh giá cơ chế gắn kết giữa lập dự toán chi NSNN với KH phát triển KTXH ở Việt Nam những năm qua. Đánh giá, phân tích thực trạng thí điểm của lập dự toán chi NSNN gắn với KH phát triển KTXH theo khuôn khổ trung hạn, hay nói cách khác đó là quá trình thí điểm lập MTFF & MTEF ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như bài học kinh nghiệm của một số nước đã áp dụng luận án đưa ra một số giải pháp cơ bản để thực thi cơ chế gắn kết này.
     
Đang tải...