Luận Văn Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    TÓM LƯỢC
    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1.1 .Tính cấp thiết của đề tài. 1
    1.2 .Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài. 2
    1.3. Mục đích nghiên cứu. 4
    1.4. Phạm vi nghiên cứu. 4
    1.5. Phương pháp nghiên cứu. 5
    1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. 5
    1.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. 5
    1.5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu. 6
    1.6. Kết cấu đề tài. 6
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHÂN QUYỀN TRONG DOANH NGHIỆP. LÝ 7
    1.1 Khái niệm về cơ cấu tổ chức và phân quyền trong doanh nghiệp . 7
    1.1.1. Khái niệm về tổ chức. 7
    1.1.2. Khái niệm về cơ cấu tổ chức. 7
    1.1.3. Khái niệm về phân quyền. 7
    1.2. Nội dung của cơ cấu tổ chức và phân quyền trong doanh nghiệp. 8
    1.2.1.Đặc điểm và nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức. 8
    1.2.2. Một số mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. 9
    1.2.3 .Phân quyền trong doanh nghiệp. 14
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và phân quyền trong doanh nghiệp. 15
    1.3.1.Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. 15
    1.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. 17
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHÂN QUYỀN TẠI CÔNG TY TNHH WINMARK VIỆT NAM. 19
    2.1. Khái quát về công ty TNHH WinMark Việt Nam. 19
    2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH WinMark Việt Nam. 19
    2.2. Kết quả phân tích qua dữ liệu thu thập về cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam. 23
    2.2.1 Phân tích dựa trên số liệu sơ cấp. 23
    2.2.2 Phân tích dựa trên số liệu thứ cấp. 27
    2.3. Kết luận chung về thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam. 36
    2.3.1 Những thành công. 36
    2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại. 37
    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHÂN QUYỀN TẠI CÔNG TY TNHH WINMARK VIỆT NAM. 39
    3.1. Phương hướng hoạt động của công ty TNHH WinMark Việt Nam trong thời gian tới. 39
    3.2. Quan điểm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty TNHH WinMark Việt Nam . 40
    3.3. Các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam. 42
    3.3.1. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam. 42
    3.3.2.Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 45
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
    PHỤ LỤC 1
    PHỤ LỤC 2
    PHỤ LỤC 3
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.1 .Tính cấp thiết của đề tài.
    Trong những năm vừa qua Việt Nam đã tích cực hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc đẩy mạnh tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của đất nước đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận các nguồn lực phát triển về vốn, về khoa học công nghệ hiện đại, về kỹ năng quản lý mới Đồng thời cũng đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước những khó khăn, thách thức mới trước sự đòi hỏi cao về chất lượng hàng hóa, kinh nghiệm quản lý theo thông lệ, luật pháp quốc tế
    Với những thuận lợi và khó khăn của hội nhập quốc tế, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam không còn cách nào khác là phải đổi mới về mọi mặt, trong đó quan trọng là không ngừng hoàn thiện về cơ cấu tổ chức quản trị của doanh nghiệp. Thực hiện quản lý đúng đắn và khoa học sẽ giúp cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đat hiệu quả, nâng cao được năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp ổn định và từng bước phát triển bền vững. Do đó, xem xét đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy và phân quyền hữu hiệu và tìm biện pháp cải tiến, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền cho phù hợp với đặc điểm của từng giai đoạn là công việc thường xuyên và rất cần thiết đối với một doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò quyết định của cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có công ty TNHH WinMark đã không ngừng tìm kiếm và thiết lập một cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô và tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình. Mà tiêu chuẩn cho sự phù hợp đó là một cơ cấu gọn nhẹ, khoa học và linh hoạt.
    Trải qua gần 5 năm tồn tại và phát triển trên thị trường hóa chất tẩy rửa, công ty TNHH WinMark Việt Nam đã gặt hái được không ít những thành công. Đằng sau những thành công đó là cả một sự cố gắng không ngừng nghỉ của tập thể ban lãnh đạo cũng như nhân viên trong công ty. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất công ty đã nhiều lần tiến hành cải tiến bộ máy quản trị, tuy nhiên việc cải tiến đó còn nhiều hạn chế và bất cập.
    Theo kết quả điều tra phỏng vấn các nhân viên trong công ty nhiều ý kiến cho rằng các phòng ban hoạt động còn độc lập với nhau khiến cho việc trao đổi thông tin và phối hợp giữa các phòng ban bị hạn chế, sự phân quyền trong công ty là chưa rõ ràng, quyền hành vẫn tập trung phần lớn vào cấp trên, mức độ phân quyền cho cấp dưới còn hạn chế. Trước tình hình đó, nên đòi hỏi công ty phải có một cơ cấu tổ chức và phân quyền ổn định, phù hợp. Do đó việc cải tiến cơ cấu bộ máy tổ chức và phân quyền ở công ty đang là nhu cầu cần giải quyết, phù hợp với xu hướng chung.
    Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của bộ máy quản trị, công ty TNHH WinMark Việt Nam đã nhiều lần tiến hành cải tiến bộ máy quản trị. Tuy nhiên việc cải tiến đó tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa đem lại sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trải qua một thời gian thực tập và làm việc tại công ty, xuất phát từ vấn đề cấp thiết và nhu cầu thực tế hiện nay của công ty em đã lựa chọn đề tài ‘‘ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam ’’ làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
    1.2 .Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
    Có một cơ cấu tổ chức tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có một nền tảng vững vàng để phát triển, thực hiện được các mục tiêu chiến lược. Do vậy xây dựng và hoàn thiện để có một cơ cấu tổ chức tốt là vấn đề được các doanh nghiệp rất quan tâm. Nhận thấy được tính cấp thiết của đề tài, trường đại học Thương Mại đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan có thể kể đến như sau:
    - Sinh viên Bùi Quốc Tú, K42A6, khoa Quản trị doanh nghiệp, Trường Đại Học Thương Mại, năm 2010, luận văn ‘‘Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự ở Điện Lực Hoàn Kiếm’’.
    Luận văn đã đưa ra được một số lý luận về cơ cấu tổ chức; các mô hình tổ chức, cũng như việc đưa ra các biện pháp tăng cường phối hợp hoạt động trong toàn doanh nghiệp như bao gồm việc sử dụng công cụ chính thức: hệ thống kế hoạch, sử dụng cơ cấu tổ chức và các công cụ phi chính thức như là hệ thống các giá trị chung. Ngoài ra, còn đưa ra các biện pháp đào tạo lao động có trình độ như là đào tạo tại chỗ, đào tạo ngoài công ty; và một số biện pháp khác đi kèm như hoàn thiện môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp
    - Sinh viên Lê Thị Lan Chi, K42A4, khoa Quản trị doanh nghiệp, Trường Đại Học Thương Mại, năm 2010, luận văn ‘‘Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Tư Thành ’’.
    Luận văn đã đưa ra được một số biện pháp cho việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đó là bổ sung thêm phòng nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước, bổ sung thêm nhân sự, phòng kế toán – tài chính, xuất nhập khẩu. Ngoài ra còn là việc cơ cấu lại lao động ở trong các phòng ban, tăng cường sự phối hợp và truyền thông giữa các phòng ban trong công ty; cuối cùng là bồi dưỡng và nâng cao trình độ CBCNV trong công ty, tạo một môi trường làm việc văn hóa và thiết lập chế độ đãi ngộ nhân sự phù hợp.
    - Sinh viên Lê Thị Minh Nguyệt , K4HQB, Trường Đại Học Thương Mại, năm 2010, luận văn ‘‘Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị của công ty TNHH thi công cơ giới Thăng Long ’’.
    Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị công ty TNHH thi công cơ giới Thăng Long, như là đưa ra một số ý kiến về việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ ở một số phòng ban trong công ty, từ đó là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng phân quyền và sự phối hợp giữa các phòng ban. Ngoài ra còn một số biện pháp khác như là trang bị thêm máy móc thiết bị ở các phòng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các nhà quản trị
    - Sinh viên Hà Thị Tình, K41A7 , khoa Quản trị doanh nghiệp , Trường Đại Học Thương Mại, năm 2010, luận văn ‘‘Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại công ty TNHH Nam Thanh ’’.
    Đề tài này dựa trên những cơ sở lý thuyết thu được để áp dụng vào nghiên cứu tình hình thực tế tại công ty TNHH Nam Thanh. Thông qua các kết quả xử lý thông tin thu thập được để đánh giá và đưa ra các giải pháp cho việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty.
    - Sinh viên Lê Anh Quang, K42A1, khoa Quản trị doanh nghiệp,Trường Đại Học Thương Mại,2010,luận văn ‘‘ Hoàn Thiện cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Đức Việt ’’.
    Luận văn đã đề xuất giải pháp cho bộ máy tổ chức của công ty là thành lập phòng xuất nhập khẩu, được tách từ phòng kế hoạch – kinh doanh và nêu được các chức năng, nhiệm vụ cũng như yêu cầu khi có thêm phòng ban mới. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện đội ngũ quản trị và các biện pháp để cải thiện điều kiện của lao động.
    Ngoài ra còn có những đề tài nghiên cứu khác, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam. Do đó đề tài ‘‘ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam ’’ là không trùng lặp với các công trình năm trước.
    1.3. Mục đích nghiên cứu.
     Hệ thống một số lý luận về cơ cấu tổ chức và phân quyền trong doanh nghiệp.
     Đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam.
     Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam.
    1.4. Phạm vi nghiên cứu.
     Về không gian: Đề tài nghiên cứu cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam.
     Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam trong những năm gần đây, tập trung vào 3 năm 2009, 2010 , 2011; đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền ở công ty đến năm 2015.
     Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền ở công ty TNHH WinMark Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền ở công ty.

    1.5. Phương pháp nghiên cứu.
    1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
     Phương pháp phiếu điều tra trắc nghiệm: Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở xây dựng phiếu điều tra trắc nghiệm gồm 3 phần: đánh giá chung về bộ máy quản trị Công ty, về cơ cấu tổ chức và phân quyền đối với nhà quản trị và nhân viên trong Công ty. Các câu hỏi trong phiếu điều tra đã nêu được vấn đề cần làm rõ, câu hỏi ngắn gọn, cụ thể để người điều tra có thể trả lời nhanh nhất. Ở đây số lượng điều tra là 5 phiếu cho đối tượng nhà quản trị và 5 phiếu cho đối tượng là nhân viên. Sau khi đã tiến hành phát phiếu điều tra xong, cần tiến hành tổng hợp nhanh chóng, chính xác nhằm đảm bảo thông tin cho vấn đề cần nghiên cứu.
     Phương pháp phỏng vấn : Phương pháp phỏng vấn là phương pháp hữu hiệu được áp dụng cùng phương pháp điều tra trắc nghiệm khi phương pháp điều tra trắc nghiệm không thể thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết. Đối tượng phỏng vấn là nhà quản trị Công ty nhằm làm rõ hơn về vấn đề cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Công ty mà phiếu điều tra chưa thể làm rõ được. Trong quá trình phỏng vấn cũng phải thật sự tế nhị, tránh gây khó chịu cho đối tượng được phỏng vấn. Sau khi ghi chép phỏng vấn xong, công tác phân tích, tổng hợp những câu hỏi được phỏng vấn là rất quan trọng, là cơ sở để phân tích kết quả điều tra và đưa ra nhận xét đúng đắn về thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Công ty.
    1.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
    Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.
    Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong bài được lấy từ các nguồn sau:
    - Nguồn thông tin bên trong: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011 ( doanh thu, lợi nhuận, chi phí, thu nhập bình quân của nhân viên ). Báo cáo tài chính trong 3 năm, cơ cấu sử dụng lao động
    - Nguồn thông tin bên ngoài: Chủ yếu là các tài liệu liên quan đến lý luận về cơ cấu tổ chức và phân quyền ( tham khảo các giáo trình, sách nghiên cứu khoa học, các luận văn khóa trước) thông tin về đối thủ cạnh tranh của công ty thông qua các trang mạng điện tử.
    1.5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu.
    Đối với dữ liệu sơ cấp : Trên cơ sở thu thập thông tin qua phiếu điều tra, sau đó tổng hợp, đánh giá các tiêu chí để thấy được tổng quan về thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty TNHH WinMark Việt Nam. Qua phỏng vấn các nhà quản trị Công ty có ý kiến bổ sung để phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Công ty.
    Đối với dữ liệu thứ cấp : Trên cơ sở thu thập được các dữ liệu thứ cấp sử dụng phần mềm phần mềm Word 2007 và Excel 2007 để thống kê, phân tích và so sánh các dữ liệu thu được, biểu diễn dữ liệu này dưới dạng bảng và biểu đồ để phân tích. Phương pháp xử lý này sẽ thể hiện được mối quan hệ giữa các biến số rõ ràng và chính xác.
    1.6. Kết cấu đề tài.
    Ngoài phần mở đầu, tóm lược, lời cám ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu tổ chức và phân quyềntrong doanh nghiệp.
    Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam.
    Chương 3 : Đề xuất và kiến nghị hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH WinMark Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...