Đồ Án Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà kinh tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU



    Tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp kinh tế nói riêng là điềukhó tránh khỏi trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi đất nước.Khi có tranh chấp kinh tế xảy ra, có nghĩa là lợi ích kinh tế của một bên nào đó bị vi phạm. Khi lợi ích bị vi phạm thì các bên đều muốn nhanh chóng giải quyết , vừa để bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình vừa để nhanh chóng duy trì ổn định, tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Phương thức thông dụng nhất đểgiải quyết các tranh chấp này là các bên tự thoả thuận thương lượng với nhau. Tuy nhiên có những tranh chấp kinh tế mà các bên không tự hoà giải được, khi đó họ phải nhờ đến sự can thiệp của Nhà nước hay một cơ quan tổ chức nào đó. Ở Việt Nam hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế là các Trung tâm Trọng tài vàToà án các cấp ( cụ thể là các Toà án nhân dân cấp huyện và các Toà kinh tế ở các Toà án nhân dân tỉnh , Toà án nhân dân tối cao ).

    Việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án là một vấn đề khá mới mẻ nước ta bởi Toà kinh tế mới được thành lập theo Luật sửađổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 28.12.1993. Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động của Toà kinh tế đâng gặp phải những khó khăn và tồn tại đáng kể.Thực tiễn hoạt động của Toà kinh tế trong những năm qua đã và đang đặt ra câu hỏi : liệu những chế định về Toà kinh tế đã thực sự phù hợp với yêu cầu đặt ra của các nhà doanh nghiệp, của nền kinh tế thị trường, của công cuộc cải cách tư pháp hay chưa ? Đây không chỉ là vấn đề mà các nhà làm luật và các cơ quan có thẩm quyền đang chú ý nghiên cứu, mà cũng là vấn đề mà em rất quan tâm. Đó cũng chínhlà lý do khiến em lựa chọn đề tài này.Mục đích của bài viết không phải là tổng kết hoạt động của Toà án cũng không phải là đưa ra các giải phương pháp để hoàn thiện chế định về Toà kinh tế bởi đây là việc làm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bài viết chỉ mong muốn đưa ra một cách nhìn tổng quát về Toà kinh tế từ cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, hoạt động xét xử đến những tồn tại và khó khăn đang vướng mắc, đồng thời nêu lên một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà kinh tế.

    Nội dung của đề án gồm 3 chương :

    Chương I : Lịch sử hình thành và phát triển của Toà kinh tế.

    Chương II : Qui chế pháp lý về Toà kinh tế .

    Chương III : Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà kinh tế.

    Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy chỉ bảo, giúp đỡ để đề tài của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...