Luận Văn Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thu Lan, 26/10/11.

  1. Thu Lan

    Thu Lan New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Trong 10 năm vừa qua nhờ có đường lối đổi mới và chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu chính đạt được trong 5 năm qua: Tổng sản phẩm trong nước GDP liên tục tăng 7,5% năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16% năm; kim ngạch xuất khẩu tăng 17,5% năm. Hội nhập kinh tế và kinh tế đối ngoại có bước tiến mới rất quan trọng, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng lên. Đời sống vật chất tinh thân của nhân dân được cải thiện nền chính trị xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng lên rõ rệt, la thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu cực như ASEAN, APEC và WTO.
    Bên cạnh đó trong bối cảnh hiện nay khi mà xu hướng quốc tế hóa đang ngày càng phát triển, sự khan hiếm các nguồn lực ngày càng gia tăng, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng luôn luôn biến đổi làm cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Với một môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh như vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải xác định đúng các yếu tố môi trường và yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp để từ đó phân tích, nắm bắt xu hướng biến động và xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức phù hợp nhằm triệt để tần dụng nguồn nhân lực của Doanh nghiệp để giảm thiểu những nguy cơ đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của Doanh nghiệp mình. Trong thực tế những Doanh nghiệp nào xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp thì Doanh nghiệp đó sẽ thành công. Ngược lại cơ cấu tổ chức quản lý không phù hợp hoạt động không hiệu quả thì Doanh nghiệp chậm phát triển và thụ động trước những biến đổi của môi trường kinh doanh. Qua đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức quản lý đối với quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
    Công ty cổ phần Viettronics Đống đa là một đơn vị của Tổng Công ty Điện tử Tin học Việt Nam nói riêng và Ngành sản xuất kinh doanh Điện tử nói chung đang phải đương đầu với những khó khăn khốc liệt của thị trường. Kể từ khi thành lập Công ty đẫ trải qua nhiều giai đoạn có cả những thành công và thất bại cho đến ngày nay đã tạo dựng được một vị trí quan trọng trên thương trường.Đây cũng là minh chứng cho vai trò của cơ cấu tổ chức. Vì vậy để có thể đứng vững trên thị trường và thích ứng được với những biến đổi không ngừng của thị trường diễn ra trong tương lai đòi hỏi Công ty Cổ phần Viettronics phải xây dựng cho mình bộ máy quản lý lãnh đạo phù hợp.
    Với thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Viettronics bản thân em đã nỗ lực rất nhiều trong việc tiếp cận với môi trường làm việc của Công ty. Được tiếp cân với nhiều cán bộ, nhân viên, phòng ban tổ chức, qua đó em đã thấy được một cách tổng quan về Viettronics Đống đa. Trong đó một vấn đề nổi lên mà em quan tâm đó là thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty nói chung và các phòng ban hành chính nói riêng còn nhiều hạn chế và bất cập, nếu tiếp tục như vậy sẽ hạn chế rất nhiều đến khả năng phát triển của Công ty trong thời gian tới, đặc biệt là khi chúng ta đã ra nhập WTO. Với những vấn đề mang tính cấp bách như vậy nên em đã chọn đề tài “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa” nhằm góp phần nhỏ để hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty giúp Công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong sản xuất và kinh doanh.
    Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, bài viết dựa vào cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức quản lý, những nội dung chính và các mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản, phương pháp phân tích thực tế .kết hợp với kiến thức học được công với trực giá để làm nổi bật vấn đề. Dữ liệu trong nghiên cúu là các dữ liệu được thu thập từ các báo cáo của công ty, các giáo trình kinh tế, các tập chí và các kênh thông tin khác.
    Kết cấu chuyên đề:
    - Phần mở đầu.
    Giới thiệu tổng quát chung về đề tài nghiên cứu, bao gồm: lý do chon đề tài, vấn đề, đố tượng, phương pháp nghiên cứu .
    - Phần nội dung gồm
    Chương I: Lý luộn chung về cơ cấu tổ chức quản lý
    Chương II: Thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty cổ phầnViettronics Đống đa
    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản ;ý tại Công ty cổ phần Viettronics Đống đa
    - Phần Kết luận



    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ
    1.1 Khái niệm cơ cấu tổ chức quản lý
    1.2 Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý
    1.2.1 Tính tối ưu
    1.2.2 Tính tin cậy
    1.2.3 Tính linh hoạt
    1.2.4 Tính thống nhất trong mục tiêu
    1.2.5 Tính hiệu quả
    1.3 Những nguyên tắc đối với việc thiết kế cơ cấu tổ chức
    1.3.1 Nguyên tắc xác định theo chức năng
    1.3.2 Nguyên tắc giao quyền theo kết quả mong muốn
    1.3.3 Nguyên tắc bậc thang
    1.3.4 Nguyên tắc thống nhất mệnh lệnh
    1.3.5 Nguyên tắc quyền hạn theo cấp bậc
    1.3.6 Nguyên tắc tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm
    1.3.7 Nguyên tắc về tính tuyệt đối trong trách nhiệm
    1.3.8 Nguyên tắc quản lý sự thay đổi
    1.3.9 Nguyên tắc cân bằng
    1.4 Những nội dung chủ yếu của cơ cấu tổ chức
    1.4.1 Chuyên môn hóa
    1.4.1.1 Chuyên môn hóa chiều dọc
    1.4.1.2 Chuyên môn hóa chiều ngang
    1.4.2 Phạm vi quản lý (tầm quản lý)
    1.4.3 Hệ thống điều hành
    1.4.4 Chính thức hoá
    1.5 Các dạng mô hình cơ cấu tổ chức quản lý cơ bản
    1.5.1 Mô hình cơ cấu đơn giản
    1.5.2 Mô hình tổ chức theo chức năng
    1.5.3 Mô hình cơ cấu trực tuyến tham mưu
    1.5.4 Mô hình tổ chức theo sản phẩm
    1.5.5 Mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư
    1.5.6 Mô hình tổ chức theo bộ phận khách hàng
    1.5.7 Mô hình cơ cấu ma trận

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIETRONICS ĐỐNG ĐA
    2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển
    2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
    2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
    2.1.3 Hình thức và tư cách hoạt động
    2.1.4 Mục tiêu, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
    2.1.5 Nguyên tắc tổ chức hoạt động
    2.2 Tình hình phát triển chung của Công ty cổ phần Viettronics
    2.2.1 Các sản phẩm dịch vụ của Công ty trong những năm qua
    2.2.2 Đặc điểm về doanh thu, chi phí của Công ty
    2.2.3 Đặc điểm về lao động và tiền lương của Công ty
    2.2.3.1 Cơ cấu lao động của Doanh nghiệp
    2.2.3.2 Tổng quỹ lương của Công ty
    2.3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
    2.3.1 - Số cấp quản lý của doanh nghiệp
    2.3.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
    2.4 Một số đánh giá về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Viettronics Đống đa
    2.4.1 Nhận xét chung
    2.4.1.1 Những thành tựu đạt được
    2.4.1.2 Những khó khăn tồn tại
    2.4.2 Những nguyên nhân của sự yếu kém về cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần Viettronics
    2.4.2.1 Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệp quản lý
    2.4.2.2 Các phòng ban chức năng còn thiếu năng động, thiếu sự phối hợp
    2.4.2.3 Công tác lập kế hoạch còn nhiều hạn chế

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIETTRONICS ĐỐNG ĐA
    3.1 Mục tiêu và yêu cầu của việc hoàn thiện
    3.1.1 Mục tiêu
    3.1.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện
    3.1.2.1 Hoàn thiện bộ máy phải đảm bảo tính tối ưu linh hoạt và kinh tế
    3.1.2.2 Đối với các cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty
    3.1.2.3 Hoàn thiện bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý
    3.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần Viettronics Đống đa
    3.2.1 Một số giải pháp để hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý
    3.2.1.1 Hoàn thiện Kỹ năng quản lý cho người lãnh đạo
    3.2.1.2 Hoàn thiện công tác đào tạo lao động
    3.2.1.3 Hoàn thiện quy chế làm việc tại Công ty
    3.2.1.4 xây dựng văn hóa Công ty
    3.2.2 Những kiến nghị dể hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý
    3.2.2.1 Thành lập thêm phòng kinh doanh
    3.2.2.2 Thành lập ban y tế Công ty
    3.2.2.3 Hoàn thiện cơ cấu quản lý đang hoạt động
    3.2.2.4 Về việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý mới
    3.2.2.5 Đối với công tác tuyển dụng nguồn nhân lực
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...