Thạc Sĩ Hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài luận văn
    Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam luôn tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
    Bước vào thời kỳ hội nhập thế giới, khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ Việt Nam càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động v.v Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Chỉ cần điểm qua một vài con số, năm 2011 có 25,76% đại biểu nữ trong Quốc hội – xếp thứ hai khu vực châu Á và là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới, số phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp trên 20%. Chính nhờ Đảng có sự lựa chọn đường lối đúng đắn cho sự phát triển của đất nước mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam không ngừng được nâng cao.
    Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là những bước khởi đầu thuận lợi. Hiện thời chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới. Không chỉ có nam giới chưa nhận thức hoặc có thái độ không chấp nhận vai trò, vị trí của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều phụ nữ cũng hiểu biết mơ hồ, từ đó có những thái độ lệch lạc và không thể có cách giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai trò, vị trí về giới của mình. Điều này gây ra sự bất bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ, chẳng hạn như: học vấn, việc làm, cơ hội thăng tiến, trách nhiệm nặng nề của người phụ nữ trong gia đình Những vấn đề tự nhiên cũng như các vấn đề xã hội phần nào đã hạn chế quyền tự do độc lập, tự do lao động, cơ hội thăng tiến mà lao động nữ thường chịu thiệt thòi hơn lao động nam trong quan hệ lao động. Vì thế khi tham gia quan hệ lao động, lao động nữ phải chịu áp lực tâm lý từ nhiều phía, từ công việc ở doanh nghiệp, công sở đến công việc gia đình.
    Xuất phát từ đặc điểm của phụ nữ ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ lao động còn phải đảm nhận thiên chức làm mẹ, làm vợ, làm dâu, chính sách việc làm đối với lao động nữ luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Bộ luật Lao động đã dành một chương riêng (Chương X) đối với lao động nữ nhằm đảm bảo các quyền làm việc của phụ nữ được bình đẳng về mọi mặt với nam giới. Không thể phủ nhận, việc thực hiện những chính sách việc làm đối với lao động nữ đã góp phần phát huy quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động việc làm, góp phần khẳng định vị thế của họ trong xã hội. Tuy nhiên, tại nhiều đơn vị, quyền lợi của người lao động nữ vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc đúng quy định. Thể hiện giữa chính sách và thực tế còn nhiều bất cập. Người sử dụng lao động còn có nhiều vi phạm như không ưu tiên tuyển dụng lao động nữ, không ký hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, chưa thực hiện đúng các quy định về vệ sinh an toàn lao động, điều kiện môi trường lao động, thời giờ việc làm, thời giờ nghỉ ngơi, chậm trả lương, nợ bảo hiểm xã hội, không thực hiện đúng chính sách thai sản cho lao động nữ nên đã xảy ra một số vụ tranh chấp lao động, đình công, ngừng việc tập thể, ngộ độc thức ăn trong thời gian qua. Mặt khác, trong hệ thống chính sách việc làm đối với lao động nữ hiện nay đã có những điểm cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
    Quá trình nghiên cứu các chính sách việc làm dành cho lao động nữ hiện nay cho thấy một số bất cập, chưa hợp lý nên em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay”. Đề tài không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn bởi việc lồng ghép giới vào phản biện chính sách cũng là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
    Khi nói đến lao động nữ, người ta thường nhắc đến cuốn sách “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” của Ester Boserup (1970). Theo nhà khoa học nữ này thì cho đến những năm 1970, những nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù phụ nữ thường là những người có đóng góp chính vào năng suất chủ yếu của cộng đồng, nhưng những đóng góp của họ không được tính đến trong thống kê quốc dân cũng như trong kế hoạch hoá và thực hiện các dự án phát triển. Cuốn sách của E. Boserup đã được coi là lần đầu tiên đặt lại vấn đề trong cách đánh giá về vai trò của phụ nữ, qua cuốn sách của mình, bà đã chứng minh vai trò kinh tế của phụ nữ thông qua nghiên cứu phụ nữ nông dân vùng Tây Sahara, châu Phi. Điều này trước những năm đầu của thập kỷ 70, các nhà hoạch định chính sách và trong giới nghiên cứu kể cả những nhà khoa học nữ đã không thấy hết, và do vậy không công nhận một cách đúng đắn vai trò kinh tế rất quan trọng của phụ nữ.
    Ngày nay, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, luôn quan tâm đến lao động nữ , đặc biệt là các chính sách việc làm đối với họ. Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (World Bank), tổ chức Alive & Thrive và UNICEFT . luôn theo dõi, khuyến khích và tài trợ cho các chính sách bình đẳng giới nói chung và chính sách việc làm đối với lao động nữ nói riêng.
    Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về phụ nữ cũng như lao động nữ. Công trình nghiên cứu về phụ nữ đầu tiên xuất bản được phát hành rộng rãi và dịch ra nhiều thứ tiếng là cuốn “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” của Lê Thị Nhâm Tuyết (1973, 1975). Nhìn từ góc độ nhân học xã hội, tác giả đã phân tích trong cuốn sách những nét cơ bản về các truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Một phần tư thế kỷ sau, Lê Thị Nhâm Tuyết lại cho xuất bản cuốn “Hình ảnh Phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI”. Cuốn sách này đã thu thập những ý kiến khác nhau xung quanh những vấn đề lớn của người phụ nữ Việt Nam và đặc biệt là giới thiệu các kết quả thu được qua các cuộc điều tra khoa học. Cuốn sách tập trung vào những đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử, trong lao động nghề nghiệp, trong gia đình, trong quản lý xã hội.
    Trong những năm gần đây, có rất nhiều bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí đề cập đến vấn đề nguồn lực phụ nữ như: “Quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của PGS. Bùi Thị Kim Quỳ (Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 2, 1996); “Phụ nữ - Giới và Phát triển” của TS. Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng (2000); “Cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định nghề đào tạo dự phòng cho phụ nữ“ của TS. Nguyễn Tín Nhiệm và TS. Phan Thị Thanh (Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4, 2002)
    Tập trung nghiên cứu về vấn đề việc làm của lao động nữ, đáng chú ý có các công trình nghiên cứu sau đây:“Tác động của quá trình đổi mới tới lao động nữ Việt Nam” của Trần Thị Tuyết Mai (1997); “Việc làm, đời sống phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam” của Lê Thi (1999); “Việc làm của nữ thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước” của Hà Thị Phương Tiến (2002); “Giới và vấn đề việc làm của phụ nữ” của Nguyễn Phương Thảo (2004); “Bình đẳng giới trong lao động và việc làm với tiến trình hội nhập ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức” của TS. Nguyễn Nam Phương (2006); “Thực trạng tuyển dụng và việc làm của lao động nữ di cư đến các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam” của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2007); “Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ: Bình đẳng giới trong chính sách bảo hiểm xã hội” của TS. Nguyễn Lan Hương (2009)
    Có thể nói, lao động nữ luôn luôn là đối tượng được nhiều người quan tâm. Những công trình trên đây đã đề cập đến nhiều khía cạnh liên quan đến lao động nữ nhưng chưa có công trình nào thực sự tập trung nghiên cứu về hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu đề tài này, tác giả hi vọng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động – việc làm và bình đẳng giới.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    - Mục đích: Mục đích nghiên cứu của luận văn là đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam.
    - Nhiệm vụ: Để đạt mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
    + Nghiên cứu lý luận chung về lao động nữ để làm rõ những đặc điểm về giới, những khó khăn mang tính chất đặc thù tác động đến chính sách việc làm dành cho lao động nữ.
    + Nghiên cứu lý luận về chính sách và thực trạng chính sách việc làm dành cho lao động nữ ở Việt Nam hiện nay.
    + Làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ.
    + Phân tích và đánh giá thực trạng thực thi chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, tổng kết những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và làm rõ nguyên nhân.
    + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là người lao động nữ và người sử dụng lao động nữ thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động. Bên cạnh đó là hệ thống chính sách việc làm hiện hành áp dụng đối với lao động nữ ở Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình thực thi chính sách việc làm đối với lao động nữ có quan hệ lao động (có thực hiện giao kết hợp đồng lao động) được quy định tại Bộ luật Lao động Việt Nam.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    - Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phụ nữ và bình đẳng giới trong lao động và việc làm.
    - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
    + Nghiên cứu tài liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại, khái quát, hệ thống các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài luận văn;
    + Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu;
    + Tham khảo ý kiến chuyên gia;
    + Truy cập các nguồn tư liệu mở qua Internet.
    6. Những đóng góp mới của luận văn
    Luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay nhằm tạo điều kiện tốt nhất, môi trường tốt nhất cho việc mở rộng cơ hội phấn đấu của lao động nữ, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động – việc làm và bình đẳng giới.

    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - Đóng góp về lý luận: + Hệ thống hoá chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam.
    + Phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân hạn chế về việc thực hiện chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay.
    + Đề xuất sửa đổi và bổ sung một số điều trong hệ thống chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam.
    - Đóng góp về thực tiễn: + Bổ sung thêm những cơ sở khoa học có thể tham khảo trong hoạch định chiến lược tổng thể và chính sách cụ thể liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam.
    + Làm căn cứ để hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay.
    + Làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về nguồn nhân lực trong các trường, các cơ quan chức năng.Đề tài không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn bởi việc lồng ghép giới vào phản biện chính sách cũng là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương:
    Chương 1: Lý luận chung về lao động nữ và chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam.
    Chương 2: Thực trạng chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay.
    Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay.

    MỤC LỤC
    trang
    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài luận văn. 1
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 3
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. 5
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 6
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 6
    6. Những đóng góp mới của luận văn. 6
    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 7
    8. Kết cấu của luận văn. 7
    Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NỮ VÀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở VIỆT NAM . 8
    1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 8
    1.1.1. Khái niệm về lao động và việc làm 8
    1.1.2. Khái niệm về chính sách và chính sách việc làm 11
    1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG NỮ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ . 15
    1.2.1. Giới tính và Giới 15
    1.2.2. Sức khỏe. 19
    1.2.3. Trình độ được đào tạo. 20
    1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 22
    1.3.1. Điều kiện tự nhiên và tư liệu sản xuất 22
    1.3.2. Tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 24
    1.3.3. Tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 25
    1.3.4. Tác động của hội nhập quốc tế. 26
    1.3.5. Định kiến giới 27
    1.3.6. Nhân tố thuộc về sức lao động nữ. 29
    1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ 30
    1.4.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với lao động nữ. 30
    1.4.2. Vai trò của lao động nữ đối với đời sống sản xuất xã hội 35
    1.4.3. Tính tất yếu của quy luật vận động trong một xã hội văn minh. 36
    1.4.5. Hệ thống chính sách việc làm hiện còn tồn tại những bất cập, không hợp lý. 38
    1.5. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ 39
    Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 48
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ LAO ĐỘNG NỮ ĐANG LÀM VIỆC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC 48
    2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 52
    2.2.1. Hệ thống các chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay. 52
    2.2.1.1. Chính sách tuyển dụng lao động nữ. 52
    2.2.1.2. Chính sách sử dụng lao động nữ. 53
    2.2.1.3. Chính sách hỗ trợ việc làm 58
    2.2.1.4. Chính sách bảo hiểm xã hội 61
    2.2.1.5. Các chính sách khác. 63
    2.2.2. Thực trạng thực thi chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay 65
    2.2.2.1. Kết quả đạt được. 65
    2.2.2.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân. 71
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 89
    3.1. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 89
    3.1.1. Công ước về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) .89
    3.1.2. Luật bình đẳng giới 91
    3.1.3. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. 93
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 95
    3.2.1. Sửa đổi một số điều trong hệ thống chính sách việc làm đối với lao động nữ. 95
    3.2.2. Nâng cao năng lực thực thi chính sách việc làm đối với lao động nữ. 98
    3.2.3. Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong việc hoạch định và hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ. 102
    KẾT LUẬN 104
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
    PHỤ LỤC 109





    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1: Phân biệt giữa Giới và Giới tính
    Bảng 1.2: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính, thành thị và nông thôn (giai đoạn 2000-2010)
    Bảng 1.3: Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và giới tính 6 tháng đầu năm 2011
    Bảng 1.4: Tuổi nghỉ hưu tại các quốc gia OECD thời kỳ 1949-2035
    Bảng 2.1: Tỷ lệ lao động nữ tham gia lực lượng lao động của Việt Nam (giai đoạn 2005-2010)
    Bảng 2.2: Số trung tâm giới thiệu việc làm, số phiên giao dịch việc làm, số lao động nữ được giới thiệu việc làm phân theo tỉnh/thành phố năm 2009
    Bảng 2.3: Tỷ lệ lao động có việc làm từ đủ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính (giai đoạn 2000-2010)
    Bảng 2.4: Tỷ lệ thất nghiệp phân theo giới tính (giai đoạn 2000-2010)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...