Luận Văn Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển khu công nghiệp Vi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xu thế toàn cầu hóa kinh tế buộc các quốc gia muốn phát triển không
    thể đứng riêng lẻ mà phải liên kết với nhau, cạnh tranh để phát triển. Phát
    triển khu công nghiệp (KCN) được nhiều nước coi là cách thức tốt nhất nhằm
    chủ động tham gia vào quá trình phân công và hợp tác lao động quốc tế theo
    hướng chuyên môn hóa và tập trung hóa. Phương thức này cho phép khai
    thác tốt nhất lợi thế của mỗi quốc gia, đồng thời tận dụng được lợi thế của
    nước đi sau nhằm tranh thủ nguồn vốn, khoa học công nghệ, trình độ tổ chức
    quản lý tiên tiến của các nước đi trước để rút ngắn dần khoảng cách về phát
    triển với các nước trên thế giới.
    ở Việt Nam, phát triển KCN được coi là biện pháp "đi tắt", "đón đầu"
    nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
    HĐH) đất nước. Tính đến hết năm 2006, cả nước có 139 KCN được thành lập
    với diện tích đất tự nhiên là 29.392ha. Các KCN thời gian qua có những đóng
    góp quan trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều
    việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất,
    hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần phân bố và sử dụng có hiệu quả hơn
    các nguồn lực của đất nước .
    Sự ra đời của KCN và những đóng to lớn của nó đối với nền kinh tế đất nước
    thời gian qua đã khẳng định chủ trương phát triển KCN của Đảng ta là hoàn toàn
    đúng đắn, đồng thời nó cũng khẳng định chính sách và mô hình tổ chức quản lý
    của Nhà nước đối với khu công nghiệp là tương đối phù hợp và đúng hướng.
    Để thực hiện được mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp
    theo hướng hiện đại, có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững vào năm 2020,
    cần phải phát triển nhanh hơn nữa các KCN cả về số lượng và chất lượng
    (nhất là chất lượng). Tuy nhiên, hiện có nhiều nguyên nhân đang làm chậm
    sự phát triển của các KCN, trong đó có nguyên nhân do chính sách và mô
    hình tổ chức quản lý nhà nước (QLNN) đối với KCN còn nhiều bất cập, thể
    hiện: nhiều chính sách của Nhà nước chưa sát thực, chưa đồng bộ, chưa theo kịp
    với sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội đất nước và của các KCN, làm cho
    hiệu lực và hiệu quả quản lý chưa cao; mô hình tổ chức QLNN đối với các KCN,
    cơ chế phân công, phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa cụ thể và thiếu đồng
    bộ; thủ tục hành chính còn rườm rà gây nhiều phiền hà cho các nhà đầu tư;
    công tác quy hoạch phát triển KCN còn nhiều bất hợp lý. Điều này, đòi hỏi
    phải tiếp tục hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức QLNN đối với KCN
    nhằm phát triển nhanh và bền vững các KCN, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
    CNH), HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
    Mặc dù, đã có nhiều công trình, bài báo nghiên cứu nhiều khía cạnh khác
    nhau về KCN, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu và trực diện về
    chính sách và mô hình tổ chức QLNN đối với KCN. Với mong muốn thông qua
    việc đánh giá kết quả hoạt động của các KCN và thực trạng chính sách, mô hình
    tổ chức QLNN đối với KCN được thể hiện thông qua thực tiễn phát triển KCN
    miền Bắc, để chỉ rõ nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong
    chính sách và mô hình tổ chức QLNN đối với KCN thời gian qua, nhằm đề
    xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức QLNN đối với
    việc phát triển các KCN trong thời gian tới, tác giả đã chọn đề tài "Hoàn thiện
    chính sách và mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển khu
    công nghiệp Việt Nam (thông qua thực tiễn các khu công nghiệp miền
    Bắc) " làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...