Thạc Sĩ Hoàn thiện chính sách và hạn chế rủi ro cấp tín dụng thương mại cho Công ty FPT

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện chính sách và hạn chế rủi ro cấp tín dụng thương mại cho Công ty FPT


    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1 :CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CHO DOANH NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI .

    - 1.1 Các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp ;

    1.2 Tín dụng Thương mại ;

    1.3 quản trị tín dụng thương mại ;

    1.4 Rủi ro tín dụng thương mại và kinh nghiệm kiểm soát rủi ro tín dụng thương mại của các nước trên thế giới .

    -CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI TAI CÔNG TY FPT .

    - 2.1 Giới thiệu về FPT ;

    2.2 Vai trò của tín dụng thương mại trong sự phát triển của công ty FPT ;

    2.3 Sự đánh đổi rủi ro tín dụng thương mại với kế hoạch phát triển của fFPT trong thời gian qua .

    - CHƯƠNG 3 : CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ HẠN CHẾ RỦI RO CẤP TÍN DỤNG CHO CÔNGTY THƯƠNG MẠI FPT .

    - 3.1 Nhìn từ góc độ vĩ mô nên hoàn thiện công tác quản lý của các cơ quan chức năng ;

    3.2 Hoàn thiện và nghiên cứu triển khai một số chính sách mới từ công ty FPT



    Chương I:Các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp và tổng quan về
    tín dụng thương mại
    1.1. Các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp
    Trong một vài trường hợp, doanh nghiệp không thể hoặc không sẵn sàng để thực
    hiện các cơ hội đầu tư đến với mình bởi vì doanh nghiệp không có khả năng hoặc
    không muốn gia tăng tài trợ đến mức yêu cầu. Khi một doanh nghiệp không thể gia
    tăng nguồn tài trợ do nguồn cung cấp bị hạn chế gọi là “giới hạn nguồn vốn cứng”.
    Khi những hạn chế do tự bản thân doanh nghiệp, như doanh nghiệp cảm thấy
    không đủ khả năng quản lý khi mở rộng đến một mức nào đó. Trường hợp này gọi
    là “giới hạn nguồn vốn mềm”. Những nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy rằng
    trong thực tế hạn chế nguồn vốn cứng ít xảy ra, vì nguồn tài trợ dường như luôn có
    sẵn cho các dự án. Hầu hết những trường hợp giới hạn nguồn vốn thường là giới
    hạn nguồn vốn mềm. Cho dù nguồn vốn bị giới hạn cứng hay mềm, đều có nghĩa là
    doanh nghiệp có nhiều nhu cầu vốn hơn là nguồn vốn có sẵn.
    Khi xem xét các quyết định đầu tư vốn, doanh nghiệp phải đối phó với các đối
    thủ cạnh tranh của mình, họ không chỉ là những doanh nghiệp cùng ngành kinh
    doanh ở một khu vực địa lý mà còn cả những đối thủ cũng đang tìm nguồn tài trợ từ
    thị trường tài chính. Các doanh nghiệp đều có cơ may như nhau trong việc kêu gọi
    các nhà đầu tư thực hiện các quyết định tài trợ vì họ đang đứng trong một thị trường
    vốn hiệu quả. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cấp độ thông tin của doanh nghiệp được
    cung cấp trên thị trường nó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư đến mức nào. Vậy một thị
    trường hiệu quả thường có những cấp độ thông tin nào?
    Một công trình nghiên cứu của Maurice Kendall, một nhà thống kê người Anh
    đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy rằng giá cả chứng khoán không hiện hữu một chù
    kỳ giá cả thường xuyên nào, ông cho rằng “một chuổi ‘lang thang’, cứ như mỗi tuần
    ông Thần may rủi rút ra một con số ngẫu nhiên nào đó và cộng nó vào giá cả hiện
    hữu để xác định giá cả tuần tới ”. Nói cách khác, giá cả của cổ phần và hàng hóa
    có vẻ đi theo môt bước ngẫu nhiên, không thể đoán trước được.




    2
    Theo các nhà kinh tế học, thị trường hiệu quả được phân biệt bởi mức độ thông tin
    đã phán ánh trong giá chứng khoán, thường có ba mức độ sau:
    ™ Hình thức hiệu quả yếu: giá cả chứng khoán phản ánh thông tin đã chứa
    đựng trong hồ sơ giá cả quá khứ, với cấp độ này thì không thể tạo ra các tỷ
    suất sinh lợi liên tục bằng cách nghiên cứu tỷ suất sinh lợi quá khứ
    ™ Hình thức hiệu quả vừa phải: ở cấp độ này giá cả phản ánh không chỉ giá cả
    quá khứ mà còn phản ánh tất cả thông tin đã công bố khác, như là thông tin
    bạn có thể có do đọc các tạp chí về tài chính. Nếu các thị trường hiệu quả ở
    mức vừa phải, giá cả sẽ điều chỉnh ngay lập tức trước các thông tin công
    cộng như là việc công bố tỷ suất sinh lợi quý vừa qua, việc phát hành cổ
    phần mới
    ™ Hình thức hiệu quả mạnh: trong đó giá cả phản ánh tất cả thông tin có thể có
    được bằng cách phân tích tỉ mỉ về công ty và về nền kinh tế. Trong một thị
    trường như vậy, chúng ta sẽ quan sát thấy các nhà đầu tư may mắn và không
    may mắn, nhưng chúng ta sẽ không tìm thấy bất kỳ siêu giám đốc đầu tư nào
    liên tục đánh bại thị trường.
    Trong một thị trường hiệu quả, có nhiều kênh để doanh nghiệp huy động các nguồn
    vốn bị thiếu hụt, doanh nghiệp phải cân nhắc và lựa chọn phương án huy động hiệu
    quả nhất để đạt được cấu trúc vốn mong muốn.
    1.1.1. Phát hành cổ phiếu
    Cổ phiếu là một chứng khoán vốn, là một giấy chứng nhận cấp cho cổ đông để
    chứng nhận số cổ phần mà cổ đông đó đã mua ở một công ty cổ phần, chứng thực
    việc đóng góp vào công ty cổ phần.
    Các doanh nghiệp huy động tiền mặt bằng cách phát hành cổ phiếu trên thị
    trường chứng khoán. Vốn cổ phần bao gồm phần lớn cổ phần thường, nhưng doanh
    nghiệp có thể phát hành cổ phần ưu đãi. Doanh nghiệp có thể tự phát hành cổ phiếu
    của mình thông qua các hoạt động bán đấu giá trên thị trường chứng khoán hoặc
    nhờ một đối tác bên ngoài đứng ra bao tiêu phát hành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...