Thạc Sĩ Hoàn thiện chính sách tín dụng thương mại tại công ty tnhh một thành viên thu mai

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THU MAI

    MỤC LỤC
    Trang bìa phụ .
    Lời cam đoan .1
    Danh mục các từ viết tắt 2
    Mục lục .3
    Danhmục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ 6
    Phần mở đầu .8
    1. Lý do chọn đề tài. 8
    2. Mục tiêu nghiên cứu 10
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 10
    4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 10
    5. Phương pháp nghiên cứu 11
    6. Ý nghĩa thực tiễn và sự đóng góp của đề tài .11
    7. Kết cấu luận văn 12
    Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng thương mại 13
    1.1. Khái niệm “Tín dụng thương mại” 13
    1.2. Mục đích của chính sách Tín dụng thương mại .14
    1.2.1. Đối với đối tượng cấp tín dụng .14
    1.2.2. Đối với đối tượng được cấp Tín dụng thương mại 14
    1.3. Một số công cụ Tín dụng thương mại 15
    1.3.1. Hợp đồng thương mại 15
    1.3.2. Hóa đơn thương mại 15
    1.3.3. Thư tín dụng (Letter of credit; L/C; Documentary Credit) 16
    1.3.4. Séc .16
    1.3.5. Thương phiếu .17
    1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chính sách Tín dụng thương mại .21
    1.4.1. Chính sách bán hàng và Khoản phải thu 21
    1.4.2. Chính sách chiết khấu và thời hạn tín dụng 22
    4
    1.4.3. Chính sách thu nợ 26
    1.4.4. Các nhân tố tác động từ môi trường bên ngoài 29
    1.5. Xếp hạng tín dụng khách hàng 31
    1.5.1. Quy trình xếp hạng tín dụng .31
    1.5.2. Nghiên cứu của Đinh Thị Huyền Thanh và Fanie Kleimier .31
    1.6. Tín dụng thương mại ở Việt Nam 33
    1.7. Rủi ro Tín dụng thương mại 34
    1.7.1. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro Tín dụng thương mại .34
    1.7.2. Một số dấu hiệu của rủi ro Tín dụng thương mại .35
    1.7.3. Quản trị rủi ro Tín dụng thương mại 35
    1.7.4. Cơ sở pháp lý xét xử tranh chấp về Tín dụng thương mại .36
    Tóm lược nội dung chương I 37
    Chương 2: Thực trạng chính sách Tín dụng thương mại
    tại Công ty TNHH MTV Thu Mai .38
    2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH một thành viên Thu Mai 38
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .38
    2.1.2. Những cơ hội và thách thức hiện nay đối với công ty .40
    2.1.2.1. Những cơ hội 40
    2.1.2.2. Những thách thức .41
    2.1.3. Một số công tác Quản trị doanh nghiệp .42
    2.1.3.1. Quản trị nhân sự 42
    2.1.3.2. Quản trị bán hàng và maketing 43
    2.2. Thực trạng Chính sách tín dụng thương mại
    của Công ty TNHH một thành viên Thu Mai 44
    2.2.1. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá 46
    2.2.2. Cấp hạn mức tín dụng và thời hạn tín dụng 50
    2.2.3. Chính sách chiết khấu của công ty .51
    2.2.4. Chính sách thu nợ của công ty .51
    2.3. Những thành tựu đạt được và một số hạn chế
    trong quá trình thực hiện chính sách Tín dụng thương mại tại công ty .55
    5
    2.3.1. Những thành tựu 55
    2.3.2. Một số hạn chế cần khắc phục .56
    Tóm lược nội dung chương II 57
    Chương 3: Hoàn thiện chính sách Tín dụng thương mại
    tại công ty TNHH MTV Thu Mai .58
    3.1. Mục tiêu của chính sách Tín dụng thương mại 58
    3.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng thương mại cho công ty .58
    3.2.1. Thu thập và bảo quản thông tin khách hàng .58
    3.2.2. Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng cho công ty 66
    3.3.3.Hoàn thiện cấp hạn mức tín dụng và thời hạn tín dụng cho khách hàng 82
    3.3.4.Hoàn thiện chính sách chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán84
    3.3. Một số giải pháp khác và kiến nghị .86
    3.3.1. Các công cụ hỗ trợ chính sách TDTM 86
    3.3.2. Chính sách khoản phải thu .87
    3.3.3. Giải pháp ngăn ngừa rủi ro Tín dụng thương mại 89
    3.3.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên trách TDTM 89
    3.3.5. Kiến nghị hoàn thiện Luật Tín dụng thương mại 92
    Tóm lược nội dung chương 3 .93
    Kết luận 94
    Những hạn chế của đề tài và Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 95
    Tài liệu tham khảo .96
    Phụ lục 1 98
    Phụ lục 2 107
    Phụ lục 3 118
    Phụ lục 4 126

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi theo cơ chế thị trường và
    hướng tới Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ
    kinh tế ngày càng phát triển đa dạng với nhiều hình thức và gia tăng rủi ro trong hoạt
    động kinh doanh của doanh nghiệp. Hình thức Tín dụng thương mại (TDTM) là một
    nội dung quan trọng trong quan hệ kinh doanh ngày nay. Đây chính là quan hệ mua
    bán chịu giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc doanh nghiệp với cá nhân trong quá
    trình mua bán hàng hóa. Để thanh toán hoặc đòi tiền lẫn nhau, các doanh nghiệp
    thường sử dụng các công cụ thương phiếu như lệnh phiếu, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu
    nhận nợ, hay séc . Những loại giấy tờ này, nếu còn giá trị, đều có thể chuyển nhượng
    lại. Trên thực tế, việc mua bán chịu giữa các doanh nghiệp, bán hàng gối đầu giữa nhà
    sản xuất và đại lý, giữa các tiểu thương ở chợ đầu mối là rất phổ biến. Những giao dịch
    đó chỉ được ghi lại một cách đơn giản trên sổ nợ của người bán; ngay cả khi mua bán
    trả chậm, các bên cũng chỉ lập văn bản thỏa thuận với nội dung đơn giản về thời gian
    và số tiền trả chậm. Vì vậy, các khoản nợ đã không được xác nhận về mặt pháp lý và
    khó chứng minh khi nảy sinh tranh chấp dẫn đến nguy cơ nợ nần dây dưa, thậm chí
    mất trắng tiền tỷ của nhiều đơn vị kinh doanh. Luật nào bảo vệ doanh nghiệp bán chịu?
    Pháp lệnh Thương phiếu và Nghị định 32 quy định việc phát hành thương phiếu chỉ
    được thực hiện khi có sự tham gia của các tổ chức tín dụng. Quy định này được ban
    hành nhằm hạn chế việc sử dụng thương phiếu của doanh nghiệp, nhưng đồng thời có
    thể sẽ lại tạo ra rủi ro lớn cho ngân hàng khi họ tham gia vào quan hệ thương phiếu, vì
    toàn bộ rủi ro từ các doanh nghiệp có thể chuyển cho ngân hàng. Pháp lệnh này cũng
    quy định chỉ có doanh nghiệp mới được phát hành thương phiếu[4]. Việc này đã hạn
    chế Quyền phát hành thương phiếu của một số thương nhân không phải là doanh
    nghiệp như cá nhân có kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể. Luật thương mại 2005 cũng
    chỉ qui định các mối quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ và cũng chưa qui định cụ thể
    về các công cụ thương phiếu.
    Chính doanh nghiệp phải tự bảo vệ mình bằng những chính sách bán chịu phù
    hợp nhằm kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu ngay từ lúc giao dịch phát sinh. Nếu
    9
    doanh nghiệp không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi
    nhuận. Còn nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng cao
    dẫn đến nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi. Nhà quản trị có thể thay đổi mức độ
    bán chịu bằng chính sách TDTM phù hợp với tình hình thực tế và cân đối sự đánh đổi
    giữa lợi nhuận và rủi ro. Chính sách nới lỏng TDTM có thể kích thích được nhu cầu
    của khách hàng dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát
    sinh khoản phải thu và các chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên nhà quản trị cần
    xem xét cẩn thận cho sự đánh đổi này.
    Vấn đề TDTM trở thành mối quan tâm của nhiều nhà quản trị doanh nghiệp.
    Bởi lẽ nền kinh tế thị trường càng phát triển thì các quan hệ tín dụng ngày càng trở
    nên đa dạng và phức tạp. Nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với mức độ rủi ro
    tín dụng thương mại rất cao, trong đó việc rủi ro về tổn thất nợ khó đòi là một trong
    những vấn đề cần được kiểm soát chặt chẽ. Nhiều doanh nghiệp có doanh thu rất cao,
    lợi nhuận trước thuế lớn nhưng nợ tồn đọng liên tục gia tăng, phát sinh nhiều khoản nợ
    khó đòi, làm suy giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thậm chí dẫn tới nguy
    cơ phá sản.
    Công ty TNHH một thành viên Thu Maihoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
    vật liệu xây dựng, một lĩnh vực gần như phải bán chịu hoàn toàn. Vì vậy công ty rất
    quan tâm đến vấn đề TDTM và cần phải xây dựng một chính sách bán chịu linh hoạt
    nhằm chọn lọc đối tượng khách hàng, kiểm soát chặt chẽ công nợ ngay từ lúc mới phát
    sinh giao dịch. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách TDTM còn phải phụ thuộc vào
    các ngân hàng do Luật TDTM chưa có, mà chỉ được thực hiện thông qua một số văn
    bản pháp qui. Sự phát triển kinh doanh trong thời kỳ hội nhập rất cần thiết luật bảo vệ
    cho cả người kinh doanh và người tiêu dùng, cụ thể là luật về TDTM. Vì vậy công ty
    TNHH một thành viên Thu Mai đang từng bước áp dụng TDTM cho một số đối tượng
    khách hàng và nghiên cứu xây dựng chính sách TDTM hiệu quả làm cơ sở quản trị ra
    quyết định trong kinh doanh. Chúng tôi nhận thấy công tác hoàn thiện chính sách
    TDTM cho công ty có tầm quan trọng to lớn và cấp thiết, có ảnh hưởng trực tiếp đến
    doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy tôi quyết định
    chọn đề tài luận văn là: “Hoàn thiện chính sách Tín dụng thương mại tại Công ty
    trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thu Mai”
    10
    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    Mục tiêu thực hiện đề tài này của chúng tôi thể hiện ở 4 bước sau:
    - Tìm hiểu một số lý luận về Tín dụng thương mại.
    - Phân tích chính sách TDTM của công ty TNHH MTV Thu Mai.
    - Hoàn thiện chính sách TDTM tại công ty TNHH MTV Thu Mai.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    - Chính sách tín dụng thương mại trong lĩnh vực vật liệu xây dựng của Công ty
    TNHH MTV Thu Mai.
    - Số liệu được sử dụng là các chỉ tiêu tài chính, các dữ liệu thống kê của doanh
    nghiệp và khách hàng trong năm 2010.
    4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
    Các nghiên cứu trước đây về tín dụng thương mại, nhà nghiên cứu thường đưa ra
    những chính sách thương mại hoặc các công cụ hỗ trợ thương mại như trong nhiều
    sách giáo trình giảng dạy: Lý thuyết tài chính tiền tệ, tài chính doanh nghiệp, thanh
    toán quốc tế, thẩm định tín dụng ngân hàng, UCP, . Những sách này không chỉ ra
    cách xếp hạng tín dụng khách hàng. Đây là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị quyết
    định cấp tín dụng cho khách hàng. Các nghiên cứu về xếp hạng tín dụng, nhà nghiên
    cứu thường sử dụng biến số là các chỉ tiêu tài chính, đặc điểm của doanh nghiệp, danh
    tiếng, và các tiêu chí liên quan khác để đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Từ
    kết quả đánh giá này, nhà quản trị sẽ ra quyết định cấp hay không cấp các khoản tín
    dụng. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về rủi tín dụng và xác suất vỡ nợ
    như các “Mô hình đo lường rủi ro tín dụng” đăng trên tạp chí Journal of Banking
    Finance(1984; 1988) [12]. Platt (1991)đã sử dụng mô hình Logit và lựa chọn các biến
    tài chính để dự báo phá sản của doanh nghiệp. Lawrence (1992) cũng dùng mô hình
    Logit dự báo xác suất vỡ nợ của những người vay mua nhà có thế chấp. Moody’s và
    Standard and Poor’s sử dụng mô hình điểm số tín dụng của Edward I. Altman để dự
    đoán nguy cơ phá sản và xếp hạng rủi ro tín dụng có hiệu quả cao tại nhiều nước trên
    thế giới. Ở Việt Nam, TS.Nguyễn Trọng Hòa đã sử dụng biến số là các chỉ tiêu tài
    11
    chính của 268 doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời
    điểm năm 2010 để xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp bằng phương
    pháp tiếp cận mô hình phân biệt và mô hình Logit [12]. Đinh Thị Huyền Thanh và
    Stefanie kleimeier đã tiến hành nghiên cứu nguồn dữ liệu được tổng hợp từ các Ngân
    hàng thương mại Việt Nam theo 22 biến số phi tài chính (độ tuổi, thu nhập, trình độ
    học vấn, .) để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến này đến rủi ro tín dụng và xây
    dựng mô hình điểm số tín dụng cá nhân cho các ngân hàng bán lẻ Việt Nam bằng
    phương pháp ước lượng [20].
    Tóm lại, có nhiều công trình nghiên cứu về tín dụng khách hàng và được ứng dụng
    trong thực tiễn. Tuy nhiên, hầu hết các mô hình nghiên cứu được lấy mẫu trong lĩnh
    vực ngân hàng hoặc các doanh nghiệp có niêm yết trên thị trường chứng khoán nên rất
    khó áp dụng cho từng loại doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, luận văn này vận dụng
    một cách có chọn lọc từ những nghiên cứu trên để hoàn thiện chính sách tín dụng
    thương mại tại Công ty TNHH MTV Thu Mai.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch
    sử của chủ nghĩa Mac – Lenin làm phương pháp chủ đạo. Luận văn cũng sử dụng các
    phương pháp phân tích thống kê, phương pháp điều tra, phương pháp mô hình hóa,
    tổng hợp từ thực tiễn, phương pháp phân tích hồi qui.
    6. Ý nghĩa thực tiễn và sự đóng góp của đề tài
    Kết quả quá trình thực hiện đề tài này có thể sẽ mang lại một số ý nghĩa thiết
    thực như sau:
    - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về TDTM.
    - Phân tích được những ưu điểm, những hạn chế về thực trạng chính sách TDTM
    tại Công ty TNHH một thành viên Thu Mai một cách cụ thể rõ ràng.
    - Đưa ra được một số kết quả trong việc ứng dụng mô hình xếp hạng khách hàng
    và lựa chọn đối tượng cấp tín dụng hiệu quả.
    12
    - Có đề xuất cơ sở khoa học phương pháp luận, xây dựng mô hình xếp hạng tín
    dụng khách hàng phù hợp với tình hình hoạt động công ty nhằm thực hiện chính
    sách TDTM hiệu quả tại Công ty TNHH MTV Thu Mai.
    7. Kết cấu luận văn.
    Luận văn gồm có Phần mở đầu, phần chính gồm ba chương:
    Chương I : Cơ sở lý luận về Tín dụng thương mại.
    Chương II : Thực trạng chính sách tín dụng thương mại tại Công ty TNHH một
    thành viên Thu Mai.
    Chương III: Hoàn thiện chính sách tín dụng thương mại tại Công ty TNHH một
    thành viên Thu Mai.
    Phần Kết luận, những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo, Tài
    liệu tham khảo, Phụ lục.
    13
    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
    1.1. Khái niệm “Tín dụng thương mại”.
    - Tín dụng là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Latin, đó là “Creditium” có nghĩa
    là “tin tưởng, tín nhiệm”.
    - Ông Nguyễn Đăng Dờn định nghĩa “Tín dụng thương mại” là quan hệ tín dụng
    giữa các công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau, được thực hiện dưới hình
    thức mua bán chịu hàng hóa cho nhau.[8]
    - UCP600: “Tín dụng thương mại” (Commercial Letter of Credit) là cam kết
    thanh toán, hoặc chấp nhận để thanh toán cho người thụ hưởng khi chứng từ quy định
    xuất trình hợp lệ. Đây là những khoản vay phát sinh giữa các công ty thương mại bằng
    hàng hóa chứ không phải bằng tiền mặt.[19]
    - Từ điển bách khoa Việt Nam 2005: “Tín dụng thương mại” là loại tín dụng
    dưới hình thức các nhà kinh doanh ứng vốn cho nhau hoặc vay lẫn nhau, bằng cách bán
    chịu hàng hoá hay thông qua lưu thông kì phiếu, nhờ đó làm thông suốt và thúc đẩy lưu
    thông tư bản. Đặc điểm: Phạm vilà tư bản hàng hoá, đối tượnglà nhà tư bản hoạt động;
    sự vận động xảy ra trong các giai đoạn của quá trình tái sản xuất bên cạnh sự vận động
    của tư bản công nghiệp, tổng số hàng hoá sản xuất tăng hay giảm dẫn đến tổng số hàng
    hoá bán qua TDTM cũng tăng hay giảm. TDTM đan kết với tín dụng ngân hàng thông
    qua chiết khấu kì phiếu. TDTM là cơ sở của hệ thống tín dụng Tư bản chủ nghĩa, vì nó
    phục vụ trực tiếp cho lưu thông tư bản công nghiệp và thông qua nó, hệ thống này có khả
    năng chuyển hoá từ hàng hoá sang hình thức tiền tệ.[13]
    - Tín dụng thương mại là một hình thức nợ ngắn hạn, phát sinh từ doanh thu tín
    dụng và được coi là một khoản phải thu của người bán và khoản phải trả của người
    mua. Thực chất của TDTM là một nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn, là
    nguồn ngân quỹ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây
    là phương tiện đơn giản hóa việc thanh toán nhiều hơn là công cụ cho vay. Khách hàng
    thường thấy các thuận lợi khi được trì hoãn việc thanh toán cho đến khi các khoản mua
    bán hay giao hàng đã được thực hiện.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh, Quản trị chiếc lược, 2010, Đại học Nha trang.
    2. Bộ tài chính, Thông tư 228/2009/TT-BTC ban hành ngày 27/12/2009.
    3. PGS.TS. Nguyễn Thị Cành, Phương pháp và phương pháp luận Nghiên cứu khoa
    học kinh tế, 2004, NXB Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
    4. Chính phủ, Nghị định số 32/NĐ-CP ban hành ngày 05/07/2001
    5. Chính phủ, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ban hành ngày 14/05/2010
    6. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Chương trình hợp tác giữa Đại học
    Kinh tế TP. HCM và Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học
    Harvard.
    7. TS.Trương Quốc Cường, TS.Đào Minh Phú, TS.Nguyễn Đức Thắng, Rủi ro
    TDTM ngân hàng, 2010, NXB Chính trị quốc gia.
    8. TS.Nguyễn Đăng Dờn, Lý thuyết tài chính tiền tệ, 2009, NXB Thống kê.
    9. TS. Thái Trí Dũng, Kỹ năng bán hàng và thu hồi công nợ, 2009, Đại học kinh tế
    TP.Hồ Chí Minh.
    10. GS.TS.Lê Thế Giới, TS.Nguyễn Xuân Lãn, Thiết lập mô hình chiết khấu theo khối
    lượng trong chính sách điều chỉnh giá của doanh nghiệp,
    www.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/23/28chietkhau.pdf -11. TS. Nguyễn Thị Hiển, Quản trị tài chính, 2010, Đại học Nha Trang.
    12. TS. Nguyễn Trọng Hòa, Xây dựng mô hình XHTD đối với các doanh nghiệp
    Việt nam trong nền kinh tế chuyển đổi, 2010, Đại học kinh tế quốc dân.
    13. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam; Từ điển bách
    khoa Việt Nam; 2005; NXB Từ điển bách khoa.
    14. TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp, 2010, NXB Thống kê
    15. Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Thông kê ứng dụng trong kinh tế - Xã hội, NXB Thống
    kê.
    16. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật dân sự, ngày
    14/06/2005.
    17. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật số 49/2005/QH11,
    ngày 29/11/2005.
    97
    18. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật thương mại,
    14/06/2005.
    19. ThS. Nguyễn Trọng Thùy, Toàn tập UCP 600, 2009, NXB. Thống kê
    20. Đinh Thị Huyền Thanh và Stefanie Kleimeier, Credit scoring for Vietnam’s Retail
    banking market, 2006, Maastricht University, Netherland.
    21. http://www.bsc.com.vn/Terms/TRADECREDIT.aspx
    22. http://vneconomy.vn/20110423082819954P0C19/tang-332-cpi-thang-42011-cao-nhat-3-nam-gan-day.htm
    23. http://kinhte.dncot.edu.vn/LinkClick.aspx?fileticket .tabid=58 .vi-VN (Michael
    Eugene Porter, Competitive strategy, 1980, New York: Free Press)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...