Thạc Sĩ Hoàn thiện chính sách tiền lương đối với công chức hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nhân tố con người luôn giữ vai trò quyết định trong mọi công việc. Nhận thức rõ điều đó, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, bên cạnh các nội dung cải cách về thể chế, tổ chức bộ máy, tài chính công, đã đề ra những mục tiêu thúc đẩy, phát huy vai trò nhân tố con người trong quá trình thực hiện các nội dung cải cách hành chính, tạo động lực để thực hiện thắng lợi chương trình cải cách hành chính nhà nước.
    Tiền lương là một chính sách lớn, tác động trực tiếp đến đời sống của người hưởng lương và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: “Đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; khắc phục tình trạng bất hợp lý và tác động tiêu cực của quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập hiện nay” [9].
    Cải cách chính sách tiền lương luôn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế - xã hội của đất nước, đòi hỏi phải được cân nhắc kỹ nhiều mặt, cả về nội dung cải cách và lộ trình triển khai với những bước đi phù hợp, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước, bảo đảm an sinh xã hội.
    Trả lương đúng cho công chức tức là bảo đảm cho họ đủ sống bằng lương, toàn tâm toàn ý nâng cao trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng cao, để họ yên tâm làm việc và thăng tiến bằng năng lực thực sự của họ, không phải lo về đời sống gia đình, không phải tìm kiếm thêm các khoản thu nhập không chính đáng ngoài lương, nảy sinh tệ nạn tham nhũng. Đồng thời, chính sách tiền lương đối với công chức hợp lý còn góp phần thu hút được người tài vào bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ công chức liêm khiết, tận tuỵ xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.
    Việc trả lương cho công chức hành chính phải tính đến giá trị hàng hoá - sức lao động của người công chức hành chính và mối tương quan với tiền lương, tiền công lao động của khu vực ngoài nhà nước (khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư ngước ngoài) và ở các nước trên thế giới khi thị trường lao động quốc tế đã bắt đầu hình thành. Lương của công chức phải được trả tương xứng với vị trí công việc được giao, để họ tập trung vào hoạt động công vụ, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Như vậy, vấn đề tiền lương của công chức không chỉ là việc thu nhập của riêng công chức mà chính là vấn đề uy tín của bộ máy nhà nước, là phục vụ yêu cầu xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, tương thích với công vụ các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Tiền lương công chức hiện nay ở nước ta chưa phản ánh đúng giá trị sức lao động của họ - một loại lao động đặc biệt - lao động quyền lực. Điều đó góp phần làm cho các giá trị xã hội của người công chức bị giảm sút, dễ bị tổn thương và là mảnh đất nảy sinh tình trạng quan liêu, tham nhũng ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ. Từ năm 1985 đến nay, Việt Nam đã thực hiện 2 lần cải cách tiền lương và hệ thống chính sách tiền lương đã từng bước chuyển biến theo hướng tích cực. Từ tháng 01 năm 2003 đến tháng 5 năm 2012, Chính phủ đã 8 lần điều chỉnh tăng lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức từ mức 210.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng, bình quân tăng 20% năm. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa thể sống được bằng lương do Nhà nước chi trả do tiền lương thực tế mới chỉ bảo đảm khoảng 40% nhu cầu của cán bộ, công chức. Rõ ràng, mục tiêu đưa tiền lương trở thành nguồn thu nhập chính đảm bảo cho cán bộ, công chức nuôi được gia đình và có tích luỹ đã không đạt được.
    Vì vậy, Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ, ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định: “Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công” [3]. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương công chức và đánh giá đúng thực trạng chính sách tiền lương hiện hành để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương đối với công chức hành chính ở nước ta hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc
    Do đó, tôi chọn vấn đề “Hoàn thiện chính sách tiền lương đối với công chức hành chính nhà nước” làm đề tài luận văn thạc sĩ hành chính với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    2.1. Các công trình về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách hành chính nhà nước; về đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã đề cập đến vấn đề cải cách chính sách tiền lương.
    Sách “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do PGS,TS. Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS. Trần Xuân Sầm đồng chủ biên (2001); Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức” do TS. Thang Văn Phúc, TS. Nguyễn Minh Phương đồng chủ biên (2005); “Về chế độ công vụ Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Trọng Điều chủ biên (2007); “Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới” của TS. Thang Văn Phúc, TS. Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền (2004); “Kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước” của PGS.TS. Lê Minh Thông , TS. Nguyễn Danh Châu (2009) đã khái quát kinh nghiệm trả lương công chức của một số nước trên thế giới; “Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” do PGS.TSKH. Phan Xuân Sơn, ThS. Phạm Thế Lực đồng chủ biên (2008) .
    2.2. Các công trình, đề tài trực tiếp nghiên cứu về tiền lương và cải cách chính sách tiền lương
    - Đề tài cấp nhà nước “Những vấn đề cơ bản đổi mới chính sách tiền lương ở Việt Nam” do PGS.TS. Trần Đình Hoan chủ nhiệm (1993) đã tổng kết tương đối toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản về tiền lương trong thời kỳ xây dựngluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành Xây Dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và bước đầu tiếp cận các khái niệm, đặc trưng, bản chất, vai trò . của tiền lương trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề lương tối thiểu. Trên cơ sở đó, đề tài đã xây dựng hệ thống thang, bảng lương cho khu vực hành chínhluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Hành Chính sự nghiệp, thang, bảng lương cho doanh nghiệp nhà nước [19].
    - Đề tài cấp nhà nước KX.03.11“Luận cứ khoa học của việc đổi mới chính sách và cơ chế quản lý lao động, tiền công, thu nhập trong nền kinh tế hàng hoá ở nước ta’’ do GS.TS. Tống Văn Đường chủ nhiệm (1994) đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tiền lương, về phân phối thu nhập, cơ chế quản lý lao động tiền lương và thu nhập trong nền kinh tế hàng hoá ở nước ta [17].
    - Đề tài cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học cho việc xây dựng đề án tiền lương mới” do TS. Lê Duy Đồng (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chủ nhiệm (2001) đã phân tích, đánh giá khá toàn diện các khía cạnh của chính sách, chế độ tiền lương trước thời điểm năm 2000; trên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học về tiền lương ở Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị về quan điểm, nguyên tắc, phương hướng và giải pháp cải cách chính sách tiền lương [15].
    - Đề tài cấp Nhà nước “Xác định tiền lương tối thiểu trên cơ sở điều tra nhu cầu mức sống dân cư làm căn cứ cải cách tiền lương ở Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010” do GS.TS. Nguyễn Văn Thường - Đại học Kinh tế quốc dân chủ nhiệm (2001) đã khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về cải cách tiền lương và tiền lương tối thiểu; phân tích thực trạng tiền lương tối thiểu hiện nay trên cơ sở điều tra thu nhập và nhu cầu mức sống dân cư ở các vùng và địa phương trong nước. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất quan điểm cải cách tiền lương tối thiểu và phương án xác định tiền lương tối thiểu của cán bộ, công chức giai đoạn 2001- 2010 [31].
    - Đề tài độc lập cấp nhà nước “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống, thang, bảng lương và phụ cấp mới” do PGS. TS. Nguyễn Trọng Điều - Bộ Nội vụ chủ nhiệm (2005) đã bước đầu làm rõ những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận cũng như thực tiễn hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp ở Việt Nam và đề xuất một số khuyến nghị về việc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương mới [10].
    - Bên cạnh các đề tài lớn nói trên, thời gian qua còn có một số đề tài cấp Bộ, các đề án nghiên cứu về những vấn đề cụ thể của chính sách tiền lương như: tiền lương tối thiểu; thang lương, bảng lương, cơ chế tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương. Trong đó, đáng chú ý là Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Bộ Nội vụ “Cơ sở khoa học cho cải cách chính sách tiền lương nhà nước giai đoạn 2001 - 2010” PGS.TS Nguyễn Trọng Điều chủ nhiệm (2005); Đề tài “Cơ sở khoa học cho cải cách chính sách tiền lương Nhà nước giai đoạn 2001-2010” và Đề tài “Hoàn thiện cơ chế hình thành tiền lương tối thiểu và đảm bảo nguồn thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực hành chính sự nghiệp giai đoạn 2008-2010” do ông Nguyễn Trọng Nghĩa chủ nhiệm năm 2007. Những nghiên cứu này đã khái quát, phân tích được khá nhiều thành tố trong hệ thống chính sách tiền lương cũng như thực trạng quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính cho việc trả lương trong khu vực hành chính và sự nghiệp và qua đó đã đưa ra một số giải pháp liên quan.
    Thời gian gần đây, để phục vụ cho việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 10 năm tới (2011 - 2020), Diễn đàn khoa học “Cải cách tiền lương công chức giai đoạn 2011-2020” do Viện Những vấn đề phát triển và Tổ chức Phát triển Liên Hiệp quốc phối hợp tổ chức năm 2010 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, chuyên gia cải cách hành chính và tiền lương trong cũng như ngoài nước. Các nghiên cứu này bước đầu đã đánh giá tiến trình cải cách tiền lương giai đoạn 2001 - 2010, đề xuất, khuyến nghị cách tiếp cận mới và một số phương pháp, bước đi về cải cách tiền lương công chức trong 10 năm tới.
    Hội thảo khoa học “Đa dạng hóa nguồn lực cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2020” do Viện Chiến lược và Chính sách tài chính tổ chức tháng 2/2012 với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, các nhà quản lý về lĩnh vực tiền lương. Trong đó có những tham luận đáng chú ý như: “Một số giải pháp tạo nguồn kinh phí cải cách tiền lương khu vực hành chính và sự nghiệp giai đoạn 2011-2020” của TS. Trần Thị Thu Hà, đã có những kiến nghị, đề xuất tạo nguồn kinh phí để cải cách tiền lương đối với khu vực hành chính và sự nghiệp, trong đó để tạo nguồn kinh phí cải cách tiền lương trong khu vực hành chính cần thực hiện các giải pháp: giảm biên chế quản lý nhà nước, tiền tệ hóa lương cán bộ, công chức [18]. “Cải cách căn bản tiền lương và cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2020” của TS. Nguyễn Hữu Dũng đã có cái nhìn tổng quát về quá trình cải cách tiền lương ở nước ta bắt đầu từ việc nhận diện vấn đề tiền lương trong khu vực hành chính sự nghiệp với những mặt được và những mâu thuẫn, tồn tại và bất cập tiến đến đề xuất những mục tiêu và định hướng cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và đặt trọng tâm ở những kiến nghị đổi mới cơ bản cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức: quản lý chặt và giảm đến mức tối đa đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thực hiện nghiêm chủ trương đầu tư vào tiền lương là đầu tư cho phát triển; tách dần tổng quỹ lương từ ngân sách nhà nước và Quỹ Bảo hiểm xã hội; thiết kế lộ trình hợp lý cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với khả năng tạo nguồn, theo hướng tăng dần, tránh những đột biến gây sốc về nguồn và tác động tiêu cực mạnh đến các quan hệ kinh tế - xã hội vĩ mô [5]
    Những công trình nghiên cứu này, trực tiếp hay gián tiếp, đã đề cập đến những khía cạnh nhất định của đề tài Hoàn thiện chính sách tiền lương đối với công chức hành chính nhà nước”. Vì vậy những kết quả nghiên cứu rất có giá trị đó cần được tiếp thu, kế thừa trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều những nội dung liên quan đến cải cách chính sách tiền lương đối với công chức hành chính nhà nước cần được nghiên cứu sâu thêm, từ đó kiến nghị, đề xuất nhằm tiếp tục hoàn thiện cải cách chính sách tiền lương đối với công chức hành chính nhà nước với các nội dung và bước đi cụ thể trong điều kiện Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết.
    3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đê tài
    3.1. Mục tiêu
    Làm rõ các luận cứ khoa học và đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương công chức hành chính Việt Nam trong giai đoạn mới.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Phân tích cơ sở khoa học cải cách chính sách tiền lương đối với công chức hành chính.
    - Khái quát kinh nghiệm cải cách chính sách tiền lương đối với công chức của một số nước trên thế giới.
    - Đánh giá thực trạng tiến hành cải cách tiền lương công chức hành chính giai đoạn 2001-2010.
    - Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương đối với công chức hành chính.
    4. Đối tượng, phạm vi
    4.1. Đối tượng: Nghiên cứu các quy định và việc tổ chức thực hiện chính sách tiền lương đối với công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cấp huyện.
    4.2. Phạm vi: Khảo sát, đánh giá thực trạng chính sách tiền lương đối với công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010; đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương công chức hành chính giai đoạn 2012-2020.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở nền tảng nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và đối với công chức hành chính nói riêng. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
    - Phương pháp lô gích, lịch sử.
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
    - Phương pháp khảo sát, thống kê.
    - Phương pháp so sánh.
    6. Những điểm mới của luận văn
    - Khái quát một số lý thuyết về tiền công, tiền lương làm cơ sở lý luận hoàn thiện chính sách tiền lương đối với công chức hành chính ở nước ta.
    - Nghiên cứu kinh nghiệm cải cách tiền lương của một số nước trên thế giới, rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
    - Đánh giá thực trạng tiền lương và cải cách chính sách tiền lương công chức hành chính ở nước ta trên các mặt: mức lương tối thiểu, quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa, hệ thống thang, bảng lương, hệ thống phụ cấp lương .
    - Đề xuất các quan điểm, giải pháp tổng thể để tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương đối với công chức hành chính ở nước ta.
    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Đề tài góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cải cách chính sách tiền lương đối với đội ngũ công chức hành chính ở nước ta, đồng thời đề xuất các quan điểm, giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương đối với công chức hành chính ở nước ta.
    8. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách tiền lương đối với công chức hành chính nhà nước.
    Chương 2: Thực trạng tiền lương và cải cách chính sách tiền lương công chức hành chính ở nước ta.
    Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương đối với công chức hành chính ở nước ta.

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
    3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đê tài 7
    4. Đối tượng, phạm vi 7
    5. Phương pháp nghiên cứu. 8
    6. Những điểm mới của luận văn. 8
    CHƯƠNG 1. 10
    CƠ SỞ KHOA HỌC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG 10
    CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH 10
    1.1. Một số vấn đề lý luận về chính sách tiền lương công chức hành chính. 10
    1.1.1. Các khái niệm cơ bản. 10
    1.1.1.1. Khái niệm tiền công, tiền lương. 10
    1.1.1.2. Khái niệm chính sách, chính sách tiền lương. 12
    1.1.1.3. Công chức và công chức hành chính nhà nước. 14
    1.1.2. Nội dung của chính sách tiền lương công chức hành chính nhà nước. 15
    1.1.2.1. Đặc thù của tiền lương công chức hành chính nhà nước. 15
    1.1.2.2. Các thành tố của chính sách tiền lương công chức hành chính nhà nước. 19
    1.1.2.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách tiền lương công chức hành chính. 23
    1.1.2.4. Vai trò của chính sách tiền lương công chức hành chính trong việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính chuyên nghiệp, hiện đại 24
    1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền lương công chức hành chính trong thời kỳ Đổi mới 27
    1.3. Kinh nghiệm cải cách chính sách tiền lương của một số nước trên thế giới 32
    1.3.1. Cải cách chính sách tiền lương công chức của một số nước. 32
    1.3.1.1. Cải cách chính sách tiền lương công chức của Singapore. 32
    1.3.1.2. Kinh nghiệm cải cách chính sách tiền lương công chức của Trung Quốc. 36
    1.3.1.3. Cải cách tiền lương công chức của Malaysia. 41
    1.3.2. Một số kinh nghiệm cho cải cách chính sách tiền lương công chức hành chính cho Việt Nam 44
    Tiểu kết chương 1. 47
    CHƯƠNG 2. 48
    THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG VÀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH 48
    TIỀN LƯƠNG CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA 48
    2.1. Khái quát quá trình cải cách chính sách tiền lương công chức hành chính ở nước ta từ tháng 8/1945 đến nay 48
    2.1.1. Giai đoạn từ 1945 đến tháng 9/1985. 48
    2.1.2. Thời kỳ từ 9/1985 đến nay. 49
    2.2. Nội dung cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2003 đến nay 54
    2.2.1. Về mức lương tối thiểu. 54
    2.2.1.1. Kết quả đạt được. 54
    2.2.1.2. Hạn chế. 56
    2.2.2. Về quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa. 57
    2.2.2.1. Kết quả đạt được. 57
    2.2.2.2. Hạn chế. 58
    2.2.3. Hệ thống thang lương, bảng lương. 59
    2.2.3.1. Kết quả đạt được. 59
    2.2.3.2. Hạn chế. 60
    2.2.4. Về các chế độ phụ cấp lương. 61
    2.2.4.1. Kết quả đạt được. 61
    2.2.4.2. Hạn chế. 62
    2.2.5. Về chế độ nâng bậc lương, nâng ngạch. 64
    2.2.5.1. Kết quả đạt được. 64
    2.2.6. Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập. 65
    2.2.6.1. Kết quả đạt được. 65
    2.2.6.2. Hạn chế. 67
    2.2.7. Các giải pháp tạo nguồn. 68
    2.2.7.1. Kết quả đạt được. 68
    2.2.7.2. Hạn chế. 69
    2.3. Đánh giá hiện trạng chính sách tiền lương đối với công chức hành chính. 70
    3.1. Những ưu điểm 70
    2.3.2. Các hạn chế. 71
    2.3.2.1. Về mức lương tối thiểu. 72
    2.3.2.2. Về quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa. 74
    2.3.2.3. Về hệ thống thang lương, bảng lương. 74
    2.3.2.4. Các chế độ phụ cấp lương và chế độ nâng ngạch, bậc. 75
    2.3.2.5. Bất cập trong cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương của khu vực chi từ ngân sách 75
    2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế, bất cập. 76
    Tiểu kết chương 2. 78
    CHƯƠNG 3. 80
    QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA 80
    3.1. Bối cảnh, yêu cầu mới của đất nước và những vấn đề đặt ra trong việc hoàn thiện chính sách tiền lương đối với công chức hành chính. 80
    3.1.1. Bối cảnh, yêu cầu mới của đất nước. 80
    3.1.2. Những vấn đề đặt ra trong việc cải cách chính sách tiền lương đối với công chức hành chính 81
    3.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách tiền lương đối với công chức hành chính. 82
    3.3. Các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương đối với công chức hành chính. 84
    3.3.1. Tiến hành tinh giảm biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức hành chính nhà nước. 85
    3.3.2. Hoàn thiện việc đổi mới các thành tố của hệ thống chính sách tiền lương. 87
    3.3.2.1. Về tiền lương tối thiểu. 87
    3.3.2.2. Về quan hệ tiền lương và hệ thống thang lương, bảng lương và phương thức trả lương 88
    3.3.2.3. Về chế độ phụ cấp lương. 90
    3.3.3. Hoàn thiện việc dổi mới phương thức quản lý và đảm bảo nguồn cho cải cách tiền lương. 93
    3.3.3.2. Hoàn thiện việc đổi mới phương thức quản lý. 95
    3.3.3.3. Thực hiện cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho cải cách tiền lương. 97
    3.3.3.4. Đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công. 97
    3.3.3.5. Đổi mới căn bản phương thức quản lý tài chính trong khu vực hành chính. 98
    3.3.3.6. Đổi mới công cụ giám sát, điều tiết, quản lý thu nhập ngoài lương. 99
    3.3.4. Lộ trình, bước đi của quá trình hoàn thiện chính sách tiền lương đối với công chức hành chính nhà nước đến 2020. 100
    3.3.4.1. Giai đoạn 2012 - 2014: cần thực hiện các công việc sau: 100
    3.3.4.2. Giai đoạn 2015 - 2017, thực hiện các công việc sau: 100
    3.3.4.3. Giai đoạn 2018 - 2020: thực hiện các công việc sau: 101
    Tiểu kết chương 3. 103
    KẾT LUẬN 104
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...