Luận Văn Hoàn thiện chính sách thương mại xuất khẩu dười góc độ tiếp cận các chi tiêu tài chính trong lộ trìn

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc. Các quốc gia trên thế giới phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ kinh tế, không có quốc gia nào phát triển mà không mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là ngoại thương. Xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá càng thể hiện một cách tõ nét chẳng hạn như sự lớn mạnh của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới WTO, EU, ASEAN, APEC . Với những thành tựu và khả năng ứng dụng của công nghệ thông tin trên thế giới diễn ra hết sức sôi động và phát triển như vũ bão. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. Chính vì vậy, ngày nay hợp tác quốc tế đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển đi lên của mỗi quốc gia.
    Toàn cầu hoá và hội nhập là xu hướng được khởi xướng từ các nước phát triển, nhưng cho đến nay nó đã và đang cuốn tất cả các nước, kể cả những nước chậm phát triển nhất, vào quỹ đạo của mình như một tất yếu. Nó đang thiết định những nguyên tắc mới cho “cuộc chơi” trên thế giới, chung cho tất cả các nước mà không phân biệt lớn hay nhỏ, phát triển hay kém phát triển.
    Đối với Việt Nam với bước chuyển sang hệ thống kinh tế thị trường có điều tiết vĩ mô theo định hướng xuất khẩu, xu hướng này cũng đang tác động rất mạnh, có ảnh hưởng to lớn và toàn diện đến tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế – chính trị – xã hội. Hiện nay, càng tiến sâu vào quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta càng cảm nhận rõ hơn những mặt tích cực lẫn tiêu cực của tác động này. Chính điều này là cơ sở đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một chính sách thương mại phù hợp với xu hướng này tạo điều kiện cho sự phát triển KT-XH trong tình hình mới.
    Thực tiễn cho thấy trong những năm vừa qua việc Việt Nam gia nhập ASEAN (07/1995) đánh dấu một bước khởi đầu trong tiến trình hội nhập với các tổ chức kinh tế thế giới. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã cam kết thực hiện CEPT/AFTA. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đặt ra cho Việt Nam những cơ hội như tăng khả năng thâm nhập vào thị trường mới từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước và những thách thức mới do việc hội nhập đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc và luật chơi điều tiết thương mại quốc tế mà điều cơ bản là phải mở cửa thị trường hơn nữa cho sự cạnh tranh công bằng và bình đẳng của hàng hoá và dịch vụ nước ngoài với nguyên tắc có đi có lại, trong khi hệ thống chính sách kinh tế – thương mại chưa hoàn chính, sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam còn kém và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Cạnh đó yêu cầu của hội nhập buộc Việt Nam phải cắt giảm thuế quan sẽ là một nhân tố làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, đảm bảo cân đối giữa thu và chi NSNN trong tình hình mới. Do vậy việc có một chính sách thương mại hợp lí đáp ứng đầy đủ được những yêu cầucủa hội nhập kinh tế là rất cần thiết.
    Xuất phát từ những nhận thức nói trên với nhiệm vụ và thực tế của đợt thực tập trong năm cuối bậc Đại học em chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách thương mại xuất khẩu dười góc độ tiếp cận các chi tiêu tài chính trong lộ trình Việt Nam gia nhập AFTA”




    MỤC LỤC
    Chương 1 4
    Một số vấn đề lí luận cơ bản hoàn thiện chính sách thương mại XUẤT NHẬP KHẨU từ góc độ tiếp cận các chỉ tiêu tài chính trong lộ trình hội nhập AFTA 4
    1.1. Chính sách thương mại xuṍt nhọ̃p khõ̉u trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay. 4
    1.1.1. Khái niệm về chính sách thương mại, thương mại XNK và vai trò quản lý kinh tế nhà nước. 4
    1.1.2. Một số công cụ chủ yếu điều tiết hoạt động của chính sách thương mại XNK. 5
    1.1.2.1. Chính sách thị trường và chính sách mặt hàng 5
    1.1.2.2. Chính sách thuế xuất nhập khẩu 5
    1.1.2.3. Chính sách phi thuế quan 6
    1.1.2.4. Chính sách quản lí ngoại tệ và tỷ giá hối đoái 7
    1.1.2.5. Chính sách cán cân thương mại và cán cân thanh toán 8
    1.2. Lộ trình hội nhập AFTA và những yêu cầu hoàn thiện chính sách thương mại XNK của nước ta 9
    1.2.1. Khái niệm về ASEAN và khu vực mậu dịch tự do AFTA 9
    1.2.1.1. Khái quát về ASEAN 9
    1.2.1.2. Quá trình thành lập và các quy định chung về AFTA 11
    1.2.2. Lộ trình tham gia của Việt Nam vào ASEAN – AFTA 14
    1.2.3. Những yêu cầu và nguyên tắc quản lí nhà nước đối với CSTM xuất nhập khẩu của nước ta trong lộ trình thực hiện AFTA 14
    1.2.3.1. Những yêu cầu đối với CSTM xuất nhập khẩu của nước ta. 14
    1.2.3.2. Nguyên tắc quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu. 15
    1.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả triển khai chính sách thương mại XNK dưới tác động của hội nhập. 16
    1.3.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế của hoạt động XNK 16
    1.3.2. Phân loại hiệu quả kinh tế của hoạt động XNK 18
    1.3.2.1. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả KT-XH 18
    1.3.2.2. Hiệu quả của chi phí bộ phận và tập hợp. 18
    1.3.2.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh 19
    1.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của chính sách thương mại xuất nhập khẩu. 19
    1.3.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của hiệu quả 19
    1.3.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá 19
    1.3.4. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất nhập khẩu. 21
    1.3.4.1. Xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong hoạt động XNK: 21
    1.3.4.2. Xác định hiệu quả tài chính của hoạt động XNK trong điều kiện có tín dụng. 24
    1.3.4.3. Xác định hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động XNK 24
    CHƯƠNG II 26
    THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI XUẤT KHẨU 26
    VÀ HOẠT Đệ̃NG XUẤT KHẨU CỦA VIậ́T NAM 26
    TRONG QUÁ TRÌNH Hệ̃I NHẬP AFTA 26
    2.1. Thực trạng chính sách thương mại xuất khẩu của Việt Nam dưới góc độ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả CSTM xuất khẩu trong lộ trình tham gia AFTA. 26
    2.1.1 Công cụ chính sách phí thuế quan của Việt Nam từ 1990 đến nay 26
    2.1.1.1. Giấy phép XNK 26
    2.1.1.2. Thủ tục hải quan – XNK hàng hoá 26
    2.1.1.3. Hạn ngạch xuất nhập khẩu 27
    2.1.1.4. Quản lý ngoại tệ 27
    2.2. Thực trạng tác động của chính sách thương mại xuất khẩu của Việt Nam tới hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu sang các nước trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 28
    2.2.1. Về mặt ưu điểm của chính sách thương mại XK 28
    2.2.2. Những nhược điểm của chính sách và vấn đề thực tiễn đang đặt ra. 29
    2.3. Những thách thức và cơ hội của Việt Nam khi tham gia AFTA 31
    2.4. Về thị trường xuất khẩu 32
    CHƯƠNG III 36
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIậ́N PHÁP HOÀN THIậ́N CHÍNH SÁCH 36
    XUẤT NHẬP KHẨU TRONG QUÁ TRÌNH Hệ̃I NHẬP AFTA 36
    TỪ 2010 - 2020 của VIậ́T NAM 36
    3.1.Quan điểm về hoàn thiện chính sách thương mại XK của Việt Nam trong quá trình tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 36
    3.2.Phương hướng hoàn thiện chính sách thương mại xuất khẩu của Việt Nam trong lộ trình hội nhập AFTA – ASEAN dưới góc độ các chỉ tiêu tài chính. 36
    3.2.1.Phương hướng hoàn thiện công cụ chính sách thuế XNK 37
    3.2.2.Phương hướng hoàn thiợ̀n cụng cụ chính sách mặt hàng và chính sách mặt hàng 40
    3.2.2.1.Đụ́i với chính sách mặt hàng 40
    3.2.2.2.Đối với chính sách thị trường 42
    3.2.3.Phương hướng hoàn thiện công cụ cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại 45
    3.2.3.1 Cán cân thanh toán quốc tế 45
    3.2.3.2.Cán cõn thương mại 45
    3.2.4.Phương hướng hoàn thiện công cụ chính sách tài trợ và bảo hiểm xuất khẩu. 46
    3.2.5.Phương hướng hoàn thiện công cụ chính sách hợp tác đầu tư xuất khẩu 47
    3.2.5.1.Hoàn thiện chính sách đầu tư. 47
    3.2.5.2.Hoàn thiện chính sách về thủ tục hành chính 48
    3.2.6.Hoàn thiợ̀n cụng cụ chính sách vụ́n,tài chính tiờ̀n tợ̀ và tỷ giá hụ́i đoái 49
    3.3.Biện pháp thực hiện việc hoàn thiện chính sách xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN 50
    3.3.1.Các giải pháp tổng thể thực hiện cam kết trong quá trình hội nhập của Việt Nam 50
    3.3.2.Tăng cường xõy dựng và thực thi chính sách thương mại quụ́c tờ́ của nhà nước 51
    3.3.2.1.Chính sách hội nhập ASEAN phải nằm trong chính sách kinh tế chung 51
    3.3.2.2.Các điờ̀u kiợ̀n đờ̉ thực hiợ̀n chính sách 51
    3.3.3.Tăng cường quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước trong quá trình thực hiện chính sách thương mại quốc tế 52
    3.3.3.1.Tăng cường chức năng quản lý kinh tờ́ của các Bụ̣,ngành 52
    3.3.3.2.Chủ đụ̣ng điờ̀u tiờ́t sự phát triờ̉n của các ngành các lĩnh vực 52
    3.3.4.Động viên và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội nhập ASEAN bằng các biện pháp tài chính tín dụng 53
    3.3.5.Đõ̉y mạnh hoạt động Marketing ở nước ngoài 54
    3.3.6.Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ để đáp ứng yêu cầu hội nhập 54
    3.4.Một số kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả của việc triển khai thực hiện chính sách thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập AFTA – ASEAN 55
    3.4.1.Những kiờ́n nghị đụ́i với viợ̀c chỉ đạo điờ̀u hành thực hiợ̀n các cam kờ́t CEPT-AFTA trong chính sách thương mại của Viợ̀t Nam trong thời gian tới 55
    3.4.2.Những kiến nghị đối với việc giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam từ đó giúp nâng cao hiệu quả thực hiện của chính sách thương mại XK. 56
    Kết luận 57
    Tài liệu tham khảo 59
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...