Luận Văn Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việ

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế. Xu thế này có tác dụng hỗ trợ và bổ xung cho nhau, trong đó các quốc gia trên thế giới đều được tích cực đan xen và phối hợp các chính sách kinh tế theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo thuận lợi và tiến tới tự do hoá thương mại, hàng hoá, dịch vụ, đầu tư; tự do hoá tài chính tiền tệ, vốn và lao động. Trên thực tế, phần lớn các quốc gia trên thế giới đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững là do có sự hoà nhập về thương mại với thế giới. Thương mại không bao giờ chỉ đem lại lợi ích cho quốc gia này mà quốc gia kia lại chịu thiệt thòi.


    Nhận thức được vấn đề này, Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo xu thế tự do hoá thương mại. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, đã kí kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ và đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đồng nghĩa với việc Việt Nam phải tuân thủ các cam kết bắt buộc. Nội dung các cam kết liên quan đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đó có quy định về hạ thấp, thậm chí loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan.


    Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, thuế xuất nhập khẩu là một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước; điều chỉnh, kiểm soát hoạt động ngoại thương và là một nguồn thu không nhỏ của Ngân sách Nhà nước. . . Việc tuân thủ các cam kết về giảm và loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ có ảnh hưởng nhất định đến các vấn đề trên. Do đó, việc xem xét, nghiên cứu chính sách thuế xuất – nhập khẩu, đánh giá những mặt ưu điểm và mặt nhược điểm của nó, từ đó rút ra những bài học để xây dựng một chính sách phù hợp nhất, vừa thực hiện được các mục tiêu của quốc gia vừa đảm bảo hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai là rất cần thiết.


    Nhận thức được điều này, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” để nghiên cứu cho chuyên đề của mình.


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách thuế xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.


    Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm vào việc phân tích, đánh giá ưu -nhược điểm của chính sách thuế xuất - nhập khẩu trong thời gian qua từ đó tìm ra những biện pháp để giải quyết những hạn chế của chính sách cũ và góp phần xây dựng những giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm đáp ừng những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


    Để nghiên cứu và tiếp cận đề tài, phương pháp luận được sử dụng gồm:


    Phương pháp duy vật lịch sử.

    Phương pháp duy vật biện chứng.

    Các phương pháp như:

    + Phương pháp thống kê.

    + Phương pháp so sánh.

    + Phương pháp logic.

    và một số phương pháp khác.



    Kết cấu của chuyên đề này gồm:

    Lời mở đầu



    Chương I: Tổng quan về thuế xuất nhập khẩu và chinh sách thuế xuất nhập khẩu.

    Chương II: Thực trạng chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam.

    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

    Kết luận.



    Lời mở đầu 1

    Chương I: Tổng quan về thuế xuất - nhập khẩu và Chính sách thuế xuât - nhập khẩu. 4

    I. Lý luận chung về thuế xuất - nhập khẩu 4

    A. Khái niệm về thuế 4

    1. Khái niệm. 4

    2. Đặc điểm. 4

    3. Phân loại thuế. 5

    3.1. Phân loại dựa vào cơ sở đánh thuế. 6

    3.2. Phân loại dựa vào phương thức đánh thuế. 6

    B. Thuế xuất - nhập khẩu là gì? 7

    1. Khái niệm: 7

    2. Phân loại thuế quan 9

    2.1 Thuế quan theo mục đích. 9

    2.2. Thuế quan theo xu hướng vận động của hàng hoá 10

    2.3. Thuế quan theo phạm vi tác dụng 11

    2.4. Thuế quan theo cách thức quy định. 11

    3. Vai trò của thuế xuất - nhập khẩu. 12

    3.1. Thuế xuất - nhập khẩu là một công cụ của chính sách thương mại. 12

    3.2. Thuế xuất nhập - khẩu và việc làm. 12

    3.3. Thuế xuất - nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. 13

    3.4. Thuế xuất - nhập khẩu và chủ quyền quốc gia. 13

    3.5. Thuế xuất nhập khẩu là một bộ phận của chính sách tài chính quốc gia. 13

    4. Tác động của thuế xuất nhập khẩu. 15

    II. Chính sách thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập. 21

    1. Thuật ngữ hội nhập kinh tế quốc tế và bản chất của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 21

    1.1. Thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế”. 21

    1.2. Bản chất của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 21

    2. Chính sách thuế xuất - nhập khẩu và vấn đề xây dựng chính sách thuế xuất - nhập khẩu. 23

    2.1. Khái niệm. 23

    2.2. Vấn đề xây dựng chính sách thuế xuất - nhập khẩu. 23

    2.2.1. Xác định mục tiêu của chính sách thuế xuất - nhập khẩu. 23

    2.2.2. Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng chính sách thuế xuất - nhập khẩu. 24

    2.2.3 Xây dựng công cụ của chính sách thuế xuất - nhập khẩu 26

    2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thuế xuất - nhập khẩu. 28

    Chương II: Thực trạng chính sách thuế xuất - nhập khẩu của Việt Nam hiện nay. 31

    I. Nội dung của chính sách thuế - xuất nhập khẩu. 31

    1. Luật thuế xuất - nhập khẩu và các văn bản liên quan. 31

    1.1. Giai đoạn trước 1999. 31

    1.2. Giai đoạn từ 1999 đến nay. 40

    1.2.1. Giá tính thuế hàng hoá xuất nhập khẩu. 40

    1.2.2. Thuế suất và biểu thuế. 45

    1.2.3. Nộp thuế. 49

    1.2.4. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn lại thuế và truy thu thuế. 51

    1.2.5. Chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá. 53

    2. Tổ chức thực hiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu. 57

    2.1. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thuế xuất - nhập khẩu. 57

    2.2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế xuất - nhập khẩu. 59

    II. Những quy định về chính sách thuế xuất nhập khẩu của một số tổ chức kinh tế khu vực và thế giới và tiến trình hội nhập của Việt Nam. 61

    1. ASEAN. 61

    2. APEC và ASEM. 68

    2.1. APEC. 68

    2.2. ASEM. 68

    3. Tổ chức thương mại thế giới (WTO). 68

    3.1. Những cam kết ràng buộc về thuế quan. 69

    3.2. Cam kết giảm thuế. 70

    3.3. Các cam kết khác có liên quan đến chính sách thuế. 70

    4. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. 73

    III. Đánh giá thực trạng chính sách thuế xuất nhập - khẩu của Việt Nam. 74

    1. Những thành tựu. 74

    1.1. Huy động nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. 74

    1.2. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. 75

    1.3. Bảo hộ sản xuất trong nước. 76

    1.4. Thực hiện các cam kết quốc tế và đàm phán về hội nhập kinh tế quốc tế để từng bước vươn lên cạnh tranh có hiệu quả trong khu vực và thế giới. 78

    2. Những hạn chế. 81

    2.1. Quy định những trường hợp miễn giảm thuế chưa hợp lý. 81

    2.2. Việc kiểm tra sau thông qua còn gặp khó khăn. 82

    2.3. Những tồn tại của Biểu thuế nhập khẩu. 83

    2.4. Những tồn tại trong việc bảo hộ chính sách thuế xuất nhập - khẩu. 84

    2.4.1. Vẫn còn tình trạng bảo hộ tràn lan, vô thời hạn. 85

    2.4.2. Bảo hộ còn chưa dựa vào định hướng phát triển ngành. 85

    2.4.3. Chậm chuyển đổi các biện pháp bảo hộ phi thuế quan sang biện pháp bảo hộ bằng thuế quan (thuế hoá các biện pháp phi thuế quan). 87

    2.5. Những vướng mắc trong việc thực hiện chính sách thuế xuất -nhập khẩu. 88

    Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu của Việt Nam để phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 90

    I. Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu. 90

    II. Định hướng về chính sách thuế xuất - nhập khẩu trong thời gian tới. 91

    1. Mục tiêu của chính sách thuế xuất - nhập khẩu. 91

    2. Những nguyên tắc khi xây dựng chính sách thuế xuất nhập - khẩu trong thời gian tới. 92

    III. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu của Việt Nam để phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 93

    1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế xuất nhập khẩu. 93

    1.1. Về miễn và xét miễn giảm thuế. 93

    1.2. Về kiểm tra sau thông quan. 95

    1.3. Về việc thu thuế bổ sung. 96

    2. Vấn đề công tác tổ chức thực hiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu. 97

    2.1. Đơn giản hoá thủ tục hải quan. 97

    2.1.1. Tờ khai hải quan. 97

    2.1.2. Xây dựng quy trình làm thủ tục hải quan đơn giản, khoa học và công khai hoá thủ tục hải quan. 98

    2.1.3. áp dụng công nghệ tin học vào thực hiện thủ tục hải quan. 99

    2.2. Đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu. 99

    2.3. Sắp xếp bộ máy thực hiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu hợp lý. 100

    2.4. Hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thuế xuất - nhập khẩu. 100

    2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và chỉ đạo chính sách thuế xuất nhập khẩu cho các doanh ngiệp. 101

    2.6. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu. 104

    Kết Luận. 105
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...